Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đơng bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Tỉnh Quảng Ninh cách thủ đô Hà Nội 153 km về phía Đơng Bắc. Phía đơng nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 195 km. Phía đơng bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phịng, đồng thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương. Là tỉnh duy nhất có 04 thành phố: Hạ Long, Móng Cái, ng Bí, Cẩm Phả, tiến tới năm 2022 sẽ có năm thành phố.
Là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới cả trên bộ và trên biển với Trung Quốc, với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km. Mặc khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển,
với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước.
Với tất cả những đặc điểm, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý kể trên, dường như Quảng Ninh đang có vố số lợi thể để phát triển kinh tế của mình. Đồng nghĩa với những phát triển đó thì khơng tránh khỏi những mâu thuẫn xảy ra trong q trình kinh doanh bn bán, có rất nhiều vụ án tranh chấp xảy ra được đưa tới Tòa án giải quyết và bước cuối cùng là thi hành án.
Nằm trong tình hình chung với cả nước, việc thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đặc biệt là trong việc áp dụng biện pháp “kê biên tài sản” cũng là biện pháp được sử dụng nhiều nhất. Tình trạng bản áo treo khơng thi hành được cũng không tồn đọng quá nhiều. Chấp hành viên ngày càng nâng cao được khả năng nghiệp vụ của mình, khơng chỉ dừng lại ở việc hiểu biết pháp luật trong vấn đề THADS mà theo đó cịn nâng cao hiểu biết trong các ngành liên quan đến vấn đề thi hành án.
Dưới đây là bảng số liệu cụ thể về tình hình thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh:
(Số liệu ở Phụ lục 01đi kèm)
Dựa trên bảng số liệu thực tế được Cục thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh phối hợp cung cấp, có thể thấy được tình hình kê biên tài sản trong thi hành án ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đạt được những kết quả khả quan. Số vụ án mà người phải thi hành án tự nguyện thi hành đang ở mức tăng lên, đồng nghĩa với việc những vụ án phải ra quyết định cưỡng chế, kê biên giảm đi nhiều. Có những vụ án khi ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, nhưng sau đó khi được sự giải thích của chấp hành viên thì người phải thi hành án cũng đã có động thái tự nguyện ở giai đoạn này.
Tất cả những thay đổi đó chứng minh nhận thức của người dân đối với công tác thi hành án đang ngày một tăng lên, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân nâng cao hơn. Điển hình có thể nhận thấy năm 2014 số việc cưỡng chế không cần huy động lực lượng là 39 vụ. Đến năm 2018 đã tăng lên 66 vụ
không cần huy động lực lượng tham gia cưỡng chế. Vụ việc cưỡng chế cần huy động lực lượng trên 50 người đã khơng cịn. Điều đó chứng tỏ việc chấp hành pháp luật của người dân đã được nâng cao đáng kể.
Năm 2014 số việc mà đương sự tự nguyện thi hành trước khi cưỡng chế là 10 vụ trên tổng số 52 vụ chiếm khoảng 19,2%. Tuy nhiên đến năm 2018 đã tăng lên 40 vụ trên tổng số 79 vụ, chiếm 51% . Như vậy chỉ trong 3 năm, con số này đã tăng thêm 30%. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong cơng tác thi hành án nói chung và của địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Tuy nhiên với thuận lợi đó, có những vụ án liên quan đến đối tượng phải thi hành án là đất và tài sản trên đất, khiến cho CHV loay hoay trong quá trình ra quyết định thi hành án, và trên thực tế là rất khó để thi hành án.
Ví dụ: “Năm 2015 xảy ra vụ án trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng
Ninh. Anh A là người được cấp GCNQSDĐ đối với diện tích 300m2. Sau khi anh A được cấp đất thì có dựng tạm một ngôi nhà để mẹ đẻ sống, anh A không sống cùng mẹ. Anh B là em trai ruột của anh A, có ngỏ ý được ở chung với mẹ trên thửa đất của anh A, anh A đồng ý cho ở nhờ.
Hai năm sau khi bà mẹ mất, anh B cũng khơng có ý định trả lại nhà đất cho anh A, mà cịn có thái độ khơng tơn trọng anh A, khi anh A yêu cầu trả lại nhà và đất thì B khơng đồng ý và đuổi A ra khỏi nhà, cho rằng đất của mình. Anh A làm đơn khởi kiện ra TAND huyện Hải Hà, sau đó TAND huyện Hải Hà xác định anh B phải trả lại toàn bộ nhà và đất cho anh A. Tuy nhiên khi hồ sơ chuyển quan cơ quan thi hành án, trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án thì phát sinh vấn đề, trong thời gian sống cùng mẹ trên thửa đất đó, anh B đã xây dựng một ngơi nhà khoảng 40m2, ngơi nhà có diện tích chồng lên diện tích đất cơng ích, lấn sang diện tích của nhà bên cạnh, và hơn nữa diện tích đất này cịn nằm trong dự án đã được lập quy hoạch.
Cơ quan thi hành án đang loay hoay không biết xử lý vấn đề thi hành án như thế nào, không thể buộc anh B đập ngôi nhà kia để trả đất cho anh A được. Do vậy CHV đã áp dụng phương thức vận động thi hành án, cho các
bên gặp gỡ để thuyết phục anh A nhận lại giá trị đất bằng cách nhận bằng khoản tiền giải phóng mặt bằng đã được lập. Các bên đã đi đến thống nhất, vụ việc đã được giải quyết dứt điểm khi anh A hoàn tất hồ sơ nhận tiền bồi thường dự án.”
Khi người phải thi hành án tự nguyện thi hành khơng cần cưỡng chế thì người được thi hành án sẽ nhanh chóng lấy lại được tài sản. Đồng thời cũng giảm bớt được chi phí thi hành án khi khơng phải cưỡng chế, không phải tổ chức thực hiện những công tác liên quan tới cưỡng chế tài sản thi hành nhất là ở khâu đưa tài sản ra định giá, bán đấu giá…Số vụ việc cưỡng chế không thành công là không xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 100% các vụ việc khi đã phải ra quyết định cưỡng chế thì đều thành cơng, khơng để lại án tồn khơng thi hành được.
Ví dụ: “Năm 2016, cơng ty TNHH đo đạc bản đồ Hạ Long khởi kiện công ty TNHH MTV Việt Mỹ - Hạ Long vì chậm thanh tốn tiền theo hợp đồng đã ký từ năm 2012. Sau khi hồ sơ được thụ lý, TAND Tp. Hạ Long đã xem xét tồn bộ chứng từ mà cơng ty đo đạc bản đồ Hạ Long cung cấp cho Tòa án và tuyên buộc cơng ty Việt Mỹ- Hạ Long có trách nhiệm trả lại số tiền 80.000.000đồng cộng với khoản tiền lãi phát sinh từ năm 2012 tới năm 2016.
Đến giai đoạn thi hành án, qua quá trình xác minh điều kiện thì hành án thì tồn bộ tài khoản của cơng ty Việt Mỹ đều khơng có số dư, nghĩa là chỉ có tài khoản mà khơng có tiền để thi hành án. Chi cục THADS thành phố Hạ Long đã tiến hành xác minh tài sản là máy móc, thiết bị của cơng ty để đánh giá giá trị phù hợp với nghĩa vụ phải thi hành án. Trong quá trình xác minh kê biên, đại diện Cơng ty Việt Mỹ là ơng Huỳnh Văn Trach, phó giám đốc đã chủ động hẹn làm việc với Giám đốc công ty đo đạc bản đồ Hạ Long, hai bên thỏa thuận trả ngay tiền gốc và miễn một phần lãi suất phát sinh. Sau đó sự việc cũng được giải quyết kịp thời mà chưa phải tiến hành kê biên tài sản trên thực tế”
Trong các biện pháp cưỡng chế thì biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản đảm bảo thi hành án là biện pháp được chấp hành viên áp dụng rộng rãi nhất, phổ biến nhất so với các biện pháp còn lại. Kê biên tài sản đảm bảo thi hành án địi hỏi trình tự thực hiện chặt chẽ, do vậy nên hiệu quả của biện pháp này là rất cao vì trong quá trình trước khi ra quyết định kê biên tài sản, CHV cịn có có thời gian xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Điều này giúp cho việc thi hành án đạt kết quả cao hơn.
Trong số những loại tài sản phải kê biên đảm bảo thi hành án tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, có thể thấy đặc thù của tỉnh Quảng Ninh là khơng có trường hợp nào xảy ra đối với việc cưỡng chế kê biên tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, đây là loại tài sản đặc biệt mà đến Luật thi hành án sửa đổi bổ sung năm 2014 mới được đưa vào thể chế hóa thành luật.
Loại tài sản được kê biên nhiều nhất tập trung đối với quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất. Đây là loại tài sản gắn liền với cuộc sống của con người và cũng là loại tài sản dễ cưỡng chế kê biên hơn các loại tài sản còn lại.
Mặc dù liên quan tới quyền sử dụng đất khi kê biên sẽ phát sinh nhiều trường hợp như tài sản là sở hữu chung, hoặc tài sản đó đang cầm cố thế chấp…nhưng nhìn chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoặc hầu hết trên cả nước thì loại tài sản này vẫn được cưỡng chế kê biên phổ biến nhất.
Đối với việc kê biên tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất, khó khăn cịn tồn tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là một số vụ án khi CHV quyết định kê biên tài sản là QSDĐ, nhưng trên đất đó lại có tài sản của người khác khơng phải là ngưởi phải thi hành án thì chưa có hướng xử lý dứt điểm. Ví dụ: “Năm 2017, CHV tiến hành kê biên quyền sử dụng đất của người
phải THA là ơng Trần Văn Sơn, người có tài sản trên đất thi hành án là bà Nguyễn Thị Nhường. Người phải thi hành án là ông Sơn đã thỏa thuận với bà Nhường giá trị tài sản trên đất cao gấp khoảng 10 lần giá trị thực của tài sản. Trường hợp này nếu chấp nhận thỏa thuận giữa hai bên sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thi hành án là ông Đào Bá Minh, nhưng nếu khơng
chấp nhận thì khó cho cơng tác thi hành án. Do vậy hiện nay vụ án vẫn chưa được thi hành xong và cơ quan thi hành án đang tiến hành xin ý kiến để giải quyết dứt điểm”.
Trong vụ án thực tế nói trên, đối tượng để thi hành án thuộc trường hợp điển hình trong những vụ việc liên quan tới tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Nếu CHV có thể thuyết phục được các bên thỏa thuận với nhau về cách thức để thi hành án thì vụ việc sẽ sớm được giải quyết, nhưng nếu ông Sơn và người liên quan là bà Nhường không thống nhất được với nhau về giá trị của tài sản trên đất, và vì khơng thống nhất được giá nên kéo dài thời gian thi hành án của vụ án ảnh hưởng tới quyền lợi của người được thi hành án là ông Minh. Trường hợp này, CHV lại phải linh hoạt để áp dụng phương pháp vận động thi hành án thì mới mang lại kết quả cao được.
Trong công tác thi hành án dân sự, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận nhưng cũng khơng thể khơng kể đến những khó khăn cịn tồn tại. Là tỉnh thành phát triển kinh tế mạnh mẽ tuy nhiên Quảng Ninh cũng là tỉnh mà đa phần là đồi núi, địa hình trắc trở, việc thi hành án đối với những tài sản tập trung ở khu vực vùng sâu vùng xa rất tốn kém chi phí, đi lại khó khăn mà khả năng thi hành án thành cơng cũng khơng cao. Bên cạnh đó là tình trạng dân trí cịn thấp, khơng đồng đều ở các vùng miền, chưa hiểu biết pháp luật rõ ràng nên dẫn tới cịn gây khó khăn cho cán bộ thi hành án trong việc cưỡng chế kê biên để thi hành án.
Ví dụ: “Năm 2014, vụ việc xảy ra trên địa bàn huyện Ba Chẽ, cũng là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Ninh. Ông Trần Văn Mạ ký “giấy mua bán nhà đất” với anh Dương Văn Quang, hai bên không làm hợp đồng chuyển nhượng theo đúng hình thức hợp pháp mà chỉ viết tay có ký nhận. anh Quang đã thực hiện việc thanh tốn đủ số tiền đã thỏa thuận và có cho ơng Mạ một khoảng thời gian là 02 tháng để ơng Mạ chủ động tìm người trả được giá tài sản cao hơn. Khi hết thời hạn nói trên, anh Quang tới u cầu ơng Mạ thực hiệtn việc ký hợp đồng công chứng, chứng thực để anh Quang sang tên
theo đúng quy định, nhưng ông Mạ không đồng ý bán nữa, và cũng không chấp nhận trả lại tiền.
Anh Quang làm đơn khởi kiện yêu cầu hủy giao dịch mua bán và muốn nhận lại số tiền 1 tỷ đồng đã trả cho ông Mạ. Tòa án nhân dân huyện Ba Chẽ đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện và buộc ơng Mạ trả lại cho anh Quang tồn bộ số tiền đã nhận của anh Quang.
Sau khi cơ quan thi hành án tiến hành xác minh điều kiện thi hành án thì thấy rằng ngồi nhà và đất nói trên, ơng Mạ khơng có bất cứ tài sản nào nữa để thi hành án, do vậy cơ quna THA đã tiến hành kê biên tài sản để thực hiên việc bán đấu giá tài sản của ông Mạ.
Do không hiểu biết pháp luật nên trong quá trình cơ quan THA thực hiện công việc kê biên, ông Mạ đã gây khó khăn bằng cách khóa cửa khơng cho ai vào, ỷ mình là người già nên khơng ai dám động tới, ông Mạ vẫn cố tình khơng thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình.”
Hiện vụ án vẫn đang trong quá trình cưỡng chế kê biên tài sản, đối với đương sự như vậy CHV vẫn vừa thực hiện biện pháp cưỡng chế, vừa vận động và giải thích pháp luật để người phải thi hành án hiểu được nghĩa vụ của mình trong quá trình thi hành án. Trường hợp này, nếu người phải thi hành án có đủ trình độ hiểu biết pháp luật thì sẽ khơng để xảy ra việc gây khó khăn trong quá trình thi hành án của CHV.
Vấn đề về trình độ pháp luật khơng chỉ là tồn tại của tỉnh Quảng Ninh mà còn là vấn đề nhức nhối đối với tất cả các cơ quan thi hành án trên cả nước, bởi khi dân trí thấp thì việc phối hợp để cưỡng chế thi hành án là vơ cùng khó khăn.
Ngồi ra cịn khó khăn ngay trong chính nội bộ của các cơ quan liên quan tới việc phối hợp thi hành án. Công tác phối hợp trong thi hành án dân sự giữa cơ quan Thi hành án dân sự với chính quyền địa phương cấp xã và các cơ quan hữu quan có lúc có nơi cịn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ phối hợp trong thi hành án dân sự. Để áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành án đòi hỏi chấp hành viên phải thực hiện thật tốt trong công tác xác minh thi hành án dân sự. Đây là cơ sở quan trọng trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án; Địi hỏi trong q trình xác minh phải