Kiến nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật THADS năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 78)

Có thể thấy Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 là một bước hoàn thiện pháp luật vượt bậc, đánh dấu bước phát triển trong công tác thi hành án, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thi hành án.

Tuy nhiên, song song với những thành quả đạt được thì pháp luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 cũng còn tồn tại một số vướng mắc nhất định, chưa được cụ thể trong luật hoặc đã quy định nhưng chưa rõ ràng thống nhất dẫn đến việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết tình hình này, trong Luật THADS tới đây, tác giả xin đưa ra một số giải pháp:

- Trong vấn đề xác minh điều kiện thi hành án: Khi xác minh điều kiện

thi hành án nói chung và điều kiện cưỡng chế THADS nói riêng, nhiều trường hợp CHV chưa chú trọng thực hiện đúng pháp luật về xác minh. Việc chưa thực hiện đúng này tương đối đa dạng, từ không yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án đến không xác minh địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác ni dưỡng. Điển hình, có trường hợp người phải thi hành án khơng kê khai nhưng chấp hành viên không nêu rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án về việc đương sự khơng kê khai tài sản, thu nhập; có trường hợp xác minh khơng làm rõ tình trạng tài sản cưỡng chế. + Không chỉ không thực hiện đúng các quy định về xác minh, trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án cịn có tình trạng chấp hành viên lúng túng

trong thực hiện trình tự, thủ tục, xây dựng kế hoạch cưỡng chế THADS. Điển hình, chấp hành viên khơng xác định được việc ra quyết định cưỡng chế THADS đối với một tài sản sau đó tiếp tục xác minh tài sản khác để cưỡng chế THADS hay phải xác minh tất cả các tài sản của người phải thi hành án rồi mới được ra quyết định kê biên tài sản theo thứ tự kê biên tài sản pháp luật quy định. Vấn đề này cần được xem xét để quy định một cách thấu đáo cụ thể, để khi CHV được giao thực hiện cơng việc có cơ sở hồn thành cơng việc được giao một cách tốt nhất và đúng pháp luật.

+ Cũng trong vấn đề xác minh điều kiện thi hành án: đề nghị thay đổi việc xác minh theo hướng thời hạn cung cấp thông tin xác minh bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cán bộ, cơng chức cấp xã và cá nhân có liên quan thực hiện yêu cầu của chấp hành viên.

-Trong công tác quản lý thi hành án: Quy định cụ thể và xác định rõ trách nhiệm của tịa án trong cơng tác thi hành án. Như đã phân tích tại

chương 1 và chương 2 tầm quan trọng của tịa án trong cơng tác thi hành án. Đồng thời quy định cụ thể quyền được ra quyết định yêu cầu cung cấp thơng tin của Tịa án đối với người phải thi hành án.

-Vấn đề cưỡng chế thi hành án đối với tài sản chưa được cấp GCNQSDĐ: Đối với loại tài sản đặc biệt là quyền sử dụng đất, khi thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản thi hành án cần quy định thủ tục, trình tự kê biên cụ thể trong trường hợp này để tránh việc tồn đọng án chưa kê biên và chờ xin ý kiến từ các cơ quan có thẩm quyền.

-Vấn đề xác định kỷ phần trong khối tải sản chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất: Cần quy định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc thụ lý, giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung. Thực tiễn áp dụng cho thấy, khi chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết, Tòa án từ chối giải quyết với lý do yêu cầu của chấp hành viên không đủ cơ sở để giải quyết theo quy định.

Chấp hành viên không thể tiếp tục giải quyết việc thi hành án vì: Chấp hành viên chỉ được xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.

-Cần sửa đổi, bổ sung quy định về thông báo quyền thỏa thuận giá, thỏa

thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất đối với đương sự là người đang phải chấp hành hình phạt tù. Thực tế cho thấy, người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thì họ khó có thể tham gia những nội dung thỏa thuận trên mặc dù đã được thông báo hợp lệ.

- Những quy định ở phần cưỡng chế thi hành án phải được quy định rõ ràng và thực tế để có thể áp dụng vào những vụ việc cụ thể, tránh các vụ án

chỉ tồn tại trên giấy, không thể thực thi được; hoặc khi tổ chức thực hiện thì vướng mắc. Các quy định hiện hành về cưỡng chế THADS còn chưa cập nhật được những quy định mới của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự; nhiều quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự còn thiếu cụ thể, rõ ràng, thậm chí cịn mâu thuẫn, chưa đáp ứng được u cầu thực tiễn, dẫn tới khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cưỡng chế cũng như việc thực hiện pháp luật của các chấp hành viên. Có thể viện dẫn Điều 115, Luật THADS quy định, nếu người phải thi hành án không tự chuyển tài sản ra khỏi nhà đất thì chấp hành viên yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa tài sản ra khỏi nhà đất.

Nhưng nếu trong trường hợp người phải thi hành án chống đối thì việc đưa tài sản ra hết sức khó khăn bởi khơng thể xác định được đầy đủ tài sản của người phải thi hành án gồm những gì; đơi khi nhiều tài sản mà cơ quan THADS, cơ quan chuyên môn cũng không thể nhận biết và mô tả như thế nào, nhiều tài sản nằm ở những vị trí mà người tiến hành cưỡng chế khơng thể biết được (như nằm dưới đất, âm tường, trên mái nhà...). Thực tế này dẫn đến sau khi tổ chức cưỡng chế xong thì người phải thi hành án cho rằng vẫn cịn tài sản của họ trong nhà, xưởng, quyền sử dụng đất đã được giao cho người được thi hành án.

- Pháp luật THADS cần quy định theo hướng xác định THADS là khâu thực hiện kết quả hoạt động của quyền tư pháp, do đó khơng nên có sự tách rời giữa hoạt động xét xử với hoạt động THADS. Phải gắn trách nhiệm, quyền hạn của tòa án, trọng tài thương mại, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đối với việc thi hành các bản án, quyết định của mình, trong đó có trách nhiệm, quyền hạn của tòa án trong cưỡng chế THADS phải được đưa lên hàng đầu.

Tiểu kết chương 3

Pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản thi hành án dân sự phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể hồn thiện pháp luật nói chung, hồn thiện pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng. Bảo đảm sự phù hợp với các quy định của Hiến pháp; tiếp tục thể chế hoá Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải đáp ứng được các tiêu chí đánh giá yêu cầu hồn thiện pháp luật như tính thống nhất; đồng bộ và tồn diện; tính khả thi và phù hợp với thực tiễn; tính cơng khai, minh bạch; phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam; tính hiệu quả và khả năng dự báo .v.v..

Hoàn thiện pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản thi hành án dân sự phải đảm bảo sự gắn kết giữa hoạt động xét xử và thi hành án dân sự, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Toà án, Viện kiểm sát và Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động thi hành án dân sự để bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật được thi hành có hiệu quả, thực chất, bền vững.

Cưỡng chế thi hành án là biện pháp nghiêm khắc nhất mà chấp hành viên và cơ quan thi hành án áp dụng khi thực thi các bản án, quyết định của Tịa án

đã có hiệu lực pháp luật. Đó cũng chính là việc Chấp hành viên và Cơ quan thi hành án sử dụng quyền lực nhà nước bắt buộc đương sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án được thi hành kịp thời nghiêm chỉnh, đúng pháp luật bảo về quyền lợi của nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân

Cần hoàn thiện quy định pháp luật về xã hội hóa một số hoạt động thi hành án dân sự; Theo đó, Cơ chế xã hội hóa cơng tác thi hành án dân sự chính là huy động tồn xã hội cùng tham gia vào công tác thi hành án trong một số hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật;

Nâng cao chất lượng nguồn công chức thi hành án, đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng chấp hành viên cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị, nhận thức về tình hình kinh tế - xã hội; Có như vậy việc cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự mới thể hiện đúng vai trị của nó, của một giai đoạn khơng tách rời của q trình tố tụng.

KẾT LUẬN

Cưỡng chế kê biên tài sản thi hành án dân sự có vai trị và ý nghĩa rất lớn đối với công tác thi hành án dân sự hiện nay. Bởi lẽ, bản án, quyết định của Tòa án chỉ thật sự có ý nghĩa khi được thi hành trên thực tế. Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động thực thi phán quyết của Tòa án liên quan đến các vấn đề về tài sản và nhân thân, trong các bản án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hơn nhân và gia đình...có thể nói hoạt động thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng. Để bản án, quyết định của Tòa án được thực thi trên thực tế, cơng tác thi hành án dân sự đóng vai trị rất quan trọng, đăc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, chính vì thế các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, thương mại ngày càng gia tăng, tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều khó khăn cho hoạt động thi hành án dân sự. Cùng là hoạt động thi hành án, song hoạt động thi hành án hình sự liên quan trực tiếp đến đối tượng là những con người hiện hữu, cụ thể; hệ thống trại giam, trại tạm giam được đầu tư, trang bị từ trung ương đến địa phương rất kiên cố; bộ máy, trang thiết bị quản lý các đối tượng phạm tội cũng được đầu tư chính quy, hiện đại do vậy hoạt động thi hành án hình sự có những thuận lợi nhất định. Khác với hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động thi hành án dân sự đối tượng liên quan đến thi hành án lại là tài sản, trong đó tài sản có tài sản vơ hình, tài sản hữu hình, tài sản cố định và tài sản có thể dịch chuyển được; tài sản có thể ở nhiều địa bàn, nhiều địa phương khác nhau; tài sản có tài sản thuộc sở hữu chung, tài sản thuộc sở hữu riêng; có loại tài sản phân chia được, có loại tài sản khơng thể phân chia, tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau.

Nhà nước khuyến khích sự tự nguyện thi hành án, song trên thực tế, khi Chấp hành viên đã thực hiện các kỹ năng động viên, giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án nhưng vẫn khơng có hiệu quả, lúc này chấp hành viên cần phải cương quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân

sự. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế sẽ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo thi hành dứt điểm việc thi hành án; Đồng thời, nó cịn có tác dụng răn đe, giáo dục đối tượng phải thi hành án khác có điều kiện nhưng khơng tự nguyện thi hành án, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản thi hành án dân sự không hề đơn giản. Khi thực hiện cưỡng chế của người phải thi hành án một cách thuận lợi cũng có nghĩa là chúng ta đã phần nào thực hiện việc bảo vệ pháp luật, quyền và lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải sớm khắc mục những hạn chế cịn tồn tại, đồng thời hồn thiện hơn nữa pháp luật về cưỡng chế thi hành án nói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án nói riêng./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)