Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản kê biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 50)

Sau khi tiến hành kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án, vấn đề xử lý tài sản sau kê biên cũng là vấn đề đáng lưu ý. Pháp luật quy định về việc xử lý tài sản kê biên như sau:

2.1.5.1.Giao tài sản cho người được thi hành án

Tài sản sau khi đã được CHV kê biên, định giá, trường hợp đầu tiên sẽ giao lại cho người được thi hành án. Tại buổi kê biên hoặc sau khi đã thực hiện việc kê biên tài sản của người phải thi hành án hoặc sau khi định giá tài sản kê biên người được thi hành án và người phải thi hành án có quyền tự thỏa thuận với nhau liên quan đến tài sản và nghĩa vụ của các bên để trừ vào tiền được thi hành án. Khi đó, CHV phải lập biên bản sự việc về việc các bên thỏa thuận được; trong thời hạn 05 ngày các bên buộc phải thực hiện xong theo những gì đã thống nhất và có sự chứng kiến của CHV.

2.1.5.2 Bán đấu giá tài sản

Việc bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định tại Luật này, BLDS 2015 và nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Đối với những tài sản là động sản và tài sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Việc tham gia của tổ chức bán đấu giá được thơng qua hình thức ký hợp đồng giữa chấp hành viên có thẩm quyền kê biên tài sản và tổ chức bán đấu giá.

Pháp luật cũng quy định cho CHV được quyền bán đấu giá tài sản đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có tổ chức bán đấu giá nhưng tổ chức đó từ chối việc ký hợp đồng bán đấu giá tài sản.

Đối với việc bán đấu giá, CHV phải hết sức lưu ý trong việc đứng ra ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản. Bởi khi đứng ra ký hợp đồng, đồng nghĩa với CHV là một bên trong chủ thể hợp đồng và phải chịu mọi trách nhiệm đối với quyền và nghĩa vụ của một chủ thể trong giao dịch. Nếu xảy ra tranh chấp hoặc sai sót trong việc bán đấu giá, CHV có thể bị khởi kiện và gánh vác trách nhiệm rất lớn trong vấn đề này.

2.1.5.3 Bán tài sản không qua thủ tục bán đấu giá

Trường hợp tài sản kê biên được bán không qua thủ tục bán đấu giá được quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật THADS sửa đổi năm 2014. Điều luật quy định như sau:

- Các tài sản đem bán: Những tài sản có giá trị dưới 2.000.000đồng. -Thời hạn bán tài sản: trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản theo khoản 4 ĐIều 101 Luật THADS;

- Thủ tục bán tài sản: Khi bán cơ quan THADS mời đại diện VKSND cùng cấp để cùng giám sát kết quả bán tài sản.

2.1.5.4. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thi hành án Việc chuyển quyền sở hữu thực hiện theo các bước sau:

- Giao tài sản đấu giá cho người mua theo đúng thời gian, thủ tục và các vấn đề liên quan theo đúng như thỏa thuận trong hợp đồng bán đấu giá tài sản. Người phải thi hành án hoặc người đang trực tiếp quản lý tài sản đối

với trường hợp quản lý và sở hữu tài sản không cùng một người phải giao tài sản bán đấu giá cho người mua hoặc người nhận tài sản để trừ vào tiền phải thi hành án. Nếu khơng tự nguyện thì CHV có quyền cưỡng chế thi hành.

-Giao tài sản cho người nhận tài sản thi hành án. Trường hợp không

tiến hành bán đấu giá tài sản mà giao trực tiếp cho người được thi hành án thì CHV phải chứng kiến việc giao nhận đó, lập biên bản có chữ ký của các bên để xác định việc giao nhận là đúng luật và đã thực hiện đầy đủ tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo luật thi hành án dân sự năm 2014 từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)