Công cuộc cải cách tư pháp trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị với mục tiêu là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quốc hội đã ban hành được các luật như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thi hành án hình sự... đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về cải cách tư pháp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chưa thực hiện được việc
“xây dựng Bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án”
theo nhiệm vụ mà Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra.
Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại
hội trong đó có nhiệm vụ thứ 5 là “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật,
cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật... của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên...” [64].
Quan hệ xã hội luôn không ngừng thay đổi và đặt ra yêu cầu mới cho các quy phạm pháp luật điều chỉnh nó. Do vậy, hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự nói chung và chế định hoãn chấp hành hình phạt tù nói riêng là đòi hỏi từ nhu cầu khách quan của biến đổi xã hội, nhằm thực hiện cải cách tư pháp, đảm bảo tính hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan THAHS.
Mặc dù đến nay pháp luật thi hành án hình sự nói chung và pháp luật hoãn chấp hành hình phạt tù nói riêng tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn một số vấn đề, tình huống phát sinh trong thực tế chưa được dự liệu để điều chỉnh như đã phân tích ở chương 2, phần nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Do vậy, cần thiết phải có sửa đổi, bổ sung pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù.
Việc hoàn thiện quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể sau đây:
Phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án hình sự, trong đó có chế định hoãn chấp hành hình phạt tù để cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, NBKA, công dân khác đều phải tuân thủ