nhân có liên quan
Quan hệ phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có ý nghĩa lớn quyết định hiệu quả áp dụng pháp luật hoãn chấp hành hình phạt tù nhưng chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong THAHS. Hiện còn có tình trạng Viện kiểm sát, Cơ quan THAHS không đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù đối với NBKA đủ điều kiện hoãn chấp hành hình phạt
tù; chậm cung cấp tài liệu làm căn cứ xét hoãn chấp hành hình phạt tù như UBND cấp xã chậm xác nhận NBKA đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc NBKA là lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành án thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt; Bệnh viện hoặc cơ quan giám định chậm cung cấp bản sao bệnh án hoặc kết luận giám định…gây khó khăn cho công tác hoãn chấp hành hình phạt tù.
Việc phối hợp với các tổ chức xã hội không tốt cũng gây khó khăn cho công tác đưa NBKA hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù đi chấp hành án khó khăn. Ví dụ: Ngày 14/8/2013, TAND huyện T1 ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù số 07/2013/QĐ-CA đối với Nguyễn Thị C. Ngày 14/2/2014 là hết thời hạn hoãn CHHP tù. Từ tháng 4 đến tháng 11/2014, TAND huyện T1 đã có văn bản gửi Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương, Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện để đưa con NBKA vào Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương nhưng không được chấp nhận. Do vậy, Cơ quan THAHS Công an huyện T1 không thể đưa NBKA đi chấp hành án. Đến ngày 19/4/2017, NBKA đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù với lý do có thai và được TAND huyện T1 ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù thì vướng mắc mới được tháo gỡ [49].
Thực tế vẫn còn tình trạng bệnh viện làm giả bệnh án (loại bệnh, mức độ bệnh…) hoặc chính quyền địa phương xác nhận chưa đúng điều kiện, hoàn cảnh của NBKA nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm để loại bỏ sai phạm trên, gây khó khăn cho việc xét hoãn CHHP tù.