Về chủ thể quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù và chủ thể th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 68 - 69)

tổng thể các biện pháp tha miễn khác (miễn chấp hành hình phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, án treo...) để đảm bảo tính đồng bộ trong hoạt động lập pháp.

Phải xây dựng dựa trên chính sách nhân đạo từ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về việc thi hành án; đồng thời đảm bảo quyền con người như quyền được sống, quyền được chăm sóc, quyền của trẻ em và phụ nữ... theo các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 (ICCPR) (gia nhập ngày 24/9/1982); Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966 (gia nhập ngày 24/9/1982); Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979, ký kết ngày 29/7/1980 (phê chuẩn ngày 17/2/1982); Công ước về Quyền Trẻ em 1989 (ký kết ngày 26/1/1990, phê chuẩn ngày 28/2/1990); Công ước về Quyền của Người khuyết tật 2006 (ký ngày 22/11/2007 và phê chuẩn ngày 5/2/2015) ... đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Việc hoàn thiện chế định hoãn CHHP tù còn là điều kiện để Việt Nam luật hóa các quy định trong các công ước về quyền con người.

Phải từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động thi hành án hình sự trên thực tế theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

3.1.3. Về chủ thể quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù và chủ thể thi hành hành

Hiện nay, các chủ thể có thẩm quyền quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù đều có trình độ cử nhân trở lên, đa phần đều là thạc sĩ ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. Tuy nhiên số trường hợp NBKA đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù và được hoãn CHHP tù mỗi năm không nhiều; đồng thời các Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ít được đào tạo, bồi dưỡng, tập

huấn về công tác THAHS dẫn đến các Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án được ủy quyền và cán bộ làm công tác THAHS chưa có nhiều kinh nghiệm xét hoãn chấp hành hình phạt tù để xử lý các tình huống mới phát sinh mà pháp luật chưa dự liệu hết.

Hiện nay, Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án TAND tỉnh có nhiệm vụ giúp Chánh án TAND tỉnh thực hiện công tác thi hành án hình sự [38]. TAND huyện chưa có phòng chuyên môn về công tác THAHS. Tại các Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh đều chưa có biên chế chuyên trách làm công tác THAHS mà chỉ có một, hai Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án kiêm nhiệm giúp Chánh án ra các QĐTHA, theo dõi việc THAHS, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù…dễ dẫn đến việc cán bộ không chuyên tâm với công tác THAHS, dễ xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Cán bộ tổ chức THAHS đã từng bước được chính quy hóa, đưa cán bộ chính quy về cấp xã. Do vậy, công tác quản lý đối tượng được hoãn chấp hành hình phạt tù có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều cán bộ công an chưa được đào tạo bài bản đang công tác tại Công an cấp xã, là cản trở không nhỏ đến tiến trình cải cách THAHS, quản lý người bị kết án trong thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 68 - 69)