Hoàn thiện quy định pháp luật về hoãn chấp hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 71 - 92)

Xã hội ngày càng phát triển, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, tham gia vào các tổ chức quốc tế lớn dẫn đến xu hướng pháp luật ngày càng mở rộng đảm bảo công bằng, nhân đạo và đảm bảo quyền con người. Do vậy, pháp luật về hoãn CHHP tù cũng cần hoàn thiện hơn đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, chính sách nhân đạo, công bằng và đảm bảo quyền con người của người bị kết án phạt tù; cần xây dựng Bộ luật thi hành án hình

sự để điểu chỉnh. Tác giả kiến nghị, đề xuất cần sửa đổi, bổ sung pháp luật liên quan đến hoãn chấp hành hình phạt tù cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần luật hóa khái niệm hoãn chấp hành hình phạt tù như

khái niệm tội phạm, hình phạt trong Bộ luật hình sự; hay khái niệm thi hành án phạt tù, thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện...trong Luật Thi hành án hình sự để phân biệt với các chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện, miễn chấp hành hình phạt tù hay tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, để đảm bảo có cách hiểu thống nhất về chế định này [12, tr.70].

Thứ hai, hoàn thiện về điều kiện hoãn chấp hành hình phạt tù

Về điều kiện chung: Việc quy định điều kiện chung, NBKA có thể được

hoãn CHHP tù nếu “sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật

nghiêm trọng” để xem xét hoãn CHHP tù cần bằng Nghị quyết mới thi hành

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Bởi theo quy định của

Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm

pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó

đang có hiệu lực. Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số

điều của BLHS 1999 mà hiện nay đã được thay thế bằng BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nên cần phải có nghị quyết mới hướng dẫn về điều kiện và trình tự, thủ tục hoãn CHHP tù để làm căn cứ pháp luật khi các Tòa án áp dụng và đảm bảo tính thống nhất.

Đặt hoãn chấp hành hình phạt tù trong mối quan hệ với các quy định của chế định án treo hoặc tha tù trước thời hạn có điều kiện cho thấy: Theo khoản 5 Điều 65 BLHS, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật THAHS 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo; hoặc theo quy định tại khoản 4 Điều 66 BLHS, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm

hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành hình phạt tù còn lại chưa chấp hành. Do vậy, HĐTP TAND tối cao cần hướng dẫn rõ thế nào là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của người bị kết án đến mức không được hoãn chấp hành hình phạt tù theo

hướng: Sau khi xử phạt tù, người bị kết án phạt tù không cố ý vi phạm nghĩa

vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên hoặc không bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên cho đến thời điểm xét hoãn chấp hành

hình phạt tù.

Với lý do bệnh nặng: Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP quy định về điều

kiện “nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của

họ” là không phù hợp, cần bãi bỏ. Thực tế, bệnh viện không kết luận tại bệnh

án, biên bản hội chẩn hoặc cơ quan giám định không kết luận nội dung trên, làm khó cho NBKA cũng như Tòa án khi xem xét, quyết định hoãn CHHP tù. HĐTP TAND tối cao cần có hướng dẫn cụ thể về thế nào là bệnh nặng, nếu

phải chấp hành án sẽ nguy hiểm đến tính mạng theo hướng: Người bị bệnh

nặng là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... theo kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên.

Cần quy định rõ kết luận của bệnh viện cấp tỉnh là bệnh án hoặc kết luận giám định pháp y hoặc kết luận giám định y khoa. Bởi vì, khi tiến hành hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện đã phân công các thành viên là bác sĩ có chuyên môn xác định loại bệnh và mức độ bệnh

của người bị kết án đồng thời có xác nhận của lãnh đạo bệnh viện tại bệnh án. Do vậy, trường hợp nào đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù cũng yêu cầu phải có kết luận giám định y khoa hoặc kết luận giám định pháp y sẽ không cần thiết, gây tốn kém chi phí cho người bị kết án (nếu NBKA hoặc thân nhân của họ đề nghị hoãn) cũng như cơ quan trưng cầu giám định (nếu Tòa án tự mình xem xét hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc Cơ quan THAHS hoặc VKSND đề nghị hoãn).

Với lý do lao động duy nhất hoặc vì lý do công vụ: Theo khoản 2 Điều

54 BLHS 2015, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Hoặc chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thì mức hình phạt tù cao nhất được áp dụng đối với họ không quá ½ (đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) hoặc không quá ¾ (đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) mức phạt tù mà điều luật quy định. Khi xét xử, Tòa án đã cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt. Do vậy, BLHS hiện hành quy định về loại tội phạm để xem xét điều kiện hoãn CHHP tù với lý do NBKA là lao động duy nhất hoặc vì lý

do công vụ của NBKA là không hợp logic. Do vậy, tác giả kiến nghị sửa đổi

Điều 67 Bộ luật hình sự theo hướng:

“Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác mà bị xử phạt tù trên 7 năm;

Hiện nay có nhiều cách hiểu về gia đình. Theo Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2014 quy định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau

do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh

các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” thì gia

đình được hiểu rất rộng bao gồm cả ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác, các anh, chị, em ruột, con, cháu... Nếu hiểu như trên thì không đảm bảo được quyền chăm sóc của đứa trẻ là con của người bị kết án vì thực tế cô, dì, chú, bác ... thường không tự nguyện chăm sóc cháu nếu bố, mẹ cháu phải đi chấp hành án. Do vậy, tác giả kiến nghị HĐTP TAND tối cao cần hướng dẫn thế nào là

lao động duy nhất trong gia đình theo hướng “gia đình là những người chung

sống cùng và có quan hệ nuôi dưỡng, huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân. Người bị kết án là người duy nhất trong gia đình đang lao động, những người còn lại trong gia đình dưới 18 tuổi hoặc không có khả năng lao động do mắc

bệnh không thể lao động được”.

Với lý do mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi: Trên thực

tế có trường hợp nam giới nhận nuôi con (trong trường hợp vợ chồng ly hôn) hoặc nuôi con nuôi mà phạm tội khi đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nhưng theo quy định hiện hành thì nam giới không được hoãn chấp hành hình phạt tù đến khi con đủ 36 tháng tuổi mà chỉ được hoãn chấp hành hình phạt tù với lý do là lao dộng duy nhất trong gia đình sẽ không đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của con NBKA. Tiếp thu pháp luật hình sự Nga, cần bổ sung điều kiện đối với trường hợp này là NBKA được hoãn chấp hành hình phạt tù phải là

người “trực tiếp” đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp họ có con

dưới 36 tháng tuổi nhưng không trực tiếp nuôi con hoặc trốn tránh việc nuôi con thì họ không được hoãn chấp hành hình phạt tù để NBKA không lợi dụng việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi để trốn tránh nghĩa vụ chấp hành án phạt tù [12, tr.72]. Mở rộng đối tượng hoãn trong trường hợp nuôi con dưới 36 tháng

tuổi là những người duy nhất đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ dưới 36 tháng tuổi mà không bắt buộc phải là phụ nữ.

Về điều kiện chấp hành hình phạt tù của đối tượng người bị kết án mang thai với đối tượng NBKA đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là khác nhau. Do vậy, kiến nghị tách đối tượng được hoãn chấp hành hình phạt tù với 02 lý do trên thành 02 điểm riêng biệt [19].

Như vậy, điểm b khoản 1 Điều 67 BLHS cần được sửa đổi theo hướng:

b, Phụ nữ có thai thì được hoãn đến khi sinh con;

c, Người đang trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho

đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Đồng thời, kiến nghị Quốc hội xem xét mở rộng thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù cho NBKA đang nuôi con nhỏ trên 03 năm tuổi trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lý và tình trạng sức khỏe của lứa tuổi thiếu niên.

Thứ ba, hoàn thiện về thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù

Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần hướng dẫn thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù mỗi lần từ 03 tháng đến 01 năm để đảm bảo việc quản lý có hiệu quả đối với NBKA được hoãn chấp hành hình phạt tù và tránh sự tùy nghi quá lớn đối với chủ thể quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc NBKA lợi dụng để hoãn chấp hành hình phạt tù trong khi điều kiện hoãn chấp hành hình phạt tù đã hết.

Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, tác giả kiến nghị bổ sung quy định về thời gian hoãn chấp hành hình phạt tù được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù. Vì thực tế, khi được hoãn chấp hành hình phạt tù, NBKA đã phải chịu sự quản lý của UBND cấp xã nơi NBKA cư trú giống như phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Đồng thời, nếu thay đổi như trên Nhà nước sẽ giảm chi phí cho việc giam giữ, giáo dục phạm nhân và tận dụng

được đối đa chi phí, hiệu quả của việc giám sát, giáo dục, quản lý NBKA trong thời gian được hoãn CHHP tù.

Thứ tư, hoàn thiện về trình tự, thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù

Cần luật hóa quy định về bổ sung tài liệu hoãn chấp hành hình phạt

theo hướngquy định: Thời hạn xét hoãn chấp hành hình phạt tù là 07 ngày kể

từ ngày nhận hồ sơ đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc kể từ ngày nhận được tài liệu bổ sung hoặc kể từ ngày Tòa án xác minh, thu thập tài liệu

để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kết án. Quy định rõ thời hạn bổ sung tài liệu đối với trường hợp đề nghị hoãn CHHP tù với lý do bệnh

nặng theo hướng là 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung tài liệu

của Tòa án; đối với 04 trường hợp còn lại là thời hạn 07 ngày kể từ ngày

nhận được thông báo bổ sung tài liệu của Tòa án.

Thực tế có trường hợp NBKA được hoãn chấp hành hình phạt tù với lý do là lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành án sẽ không có ai nuôi dưỡng con nhỏ mà không có khả năng lao động do vợ bỏ đi nhưng sau đó người vợ lại trở về nhà chăm sóc con cùng người bị kết án hoặc NBKA được hoãn chấp hành hình phạt tù với lý do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi nhưng sau đó lại bỏ không nuôi con hoặc con chết. Do vậy, cần bổ sung quy định pháp luật về vấn đề này để kịp thời đưa NBKA đi chấp hành án, theo hướng: Khi thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù còn trên 01 tháng nhưng điều kiện hoãn chấp hành hình phạt tù không còn (như NBKA đã phục hồi sức khỏe, không còn thuộc trường hợp là lao động duy nhất trong gia đình có thu nhập nếu phải chấp hành án thì gia đình gặp khó khăn đặc biệt hoặc lý do công vụ không còn...) thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù ra quyết định hủy bỏ quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù để NBKA đi chấp hành án theo quy định pháp luật.

Sửa đổi quy định Tòa án không chấp nhận hoãn chấp hành hình phạt tù phải bằng quyết định không chấp nhận hoãn chấp hành hình phạt tù để đảm bảo tính chất tương xứng của quyết định chấp nhận và quyết định không chấp nhận hoãn chấp hành hình phạt tù. Do vậy, khoản 2 Điều 24 Luật THAHS cần

sửa đổi theo hướng: “Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn hoặc

văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải ra quyết định không chấp nhận hoãn chấp hành hình phạt tù, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận”.

Bộ luật hình sự 1999 đã được thay thế bằng Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; Luật Thi hành án hình sự 2010 và Luật Thi hành án hình sự 2019 đã có những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xem xét hoãn CHHP tù nên những biểu mẫu trong thi hành án hình sự ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2007/NQ-HĐTP không còn phù hợp, cần có sự thay đổi. Do vậy, HĐTP TAND tối cao cần sớm ban hành các biểu mẫu trong thi hành án hình sự trong đó có quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù, Thông báo về việc hết thời hạn hoãn CHHP tù, quyết định không chấp nhận hoãn CHHP tù để các Tòa án trong cả nước áp dụng được đúng pháp luật và thống nhất.

Theo Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016, HĐTP TAND tối cao hướng dẫn việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử giữa người khởi kiện, đương sự, người tham gia tố tụng khác với Tòa án trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự, vụ án hành chính. Tuy nhiên, trong thi hành án hình sự không có quy định trên trong khi tình hình dịch bệnh hoặc thiên tai ngày càng phức tạp. Nên tác giả kiến nghị bổ sung quy định pháp luật về việc gửi đơn đề nghị hoãn CHHP tù và tài liệu kèm theo bằng phương tiện điện tử để áp dụng

khoa học công nghệ trong thực thi pháp luật cũng như để khắc phục khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoãn chấp hành hình phạt tù từ thực tiễn tỉnh hải dương (Trang 71 - 92)