Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó, chủ yếu là các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là, Hệ thống pháp luật liên quan đến xét xử các vụ án giải quyết
tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án vẫn cịn có những vấn đề chưa đầy đủ, chưa thống nhất, có những quy định pháp luật chưa đáp ứng thực tế; chưa phù hợp hoặc khơng cịn phù hợp, thiếu rõ ràng, chưa chi tiết, cụ thể, thậm chí có xung đột nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, nên có nhiều Thẩm phán có những cách hiểu khác nhau, khơng đồng nhất; có những quy định pháp luật chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Các điều luật quy định có tính chất bổ trợ trong hoạt động tố tụng như thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, giám định, thẩm định, định giá… chưa mang tính xã hội hóa, cịn ràng buộc trách nhiệm cho Tịa án.
Hai là, Cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cịn nhiều hạn chế, chưa
chủ động đề ra các giải pháp, chưa thật sự quyết liệt đề ra những giải pháp cụ thể, mang tính hiệu quả cao đối với nhiệm vụ giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
Ba là, Năng lực về chuyên môn, đặc biệt là ý thức trách nhiệm, kỷ
cương, kỷ luật, tính gương mẫu của một bộ phận Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký trong ngành Tòa án vẫn chưa nghiêm, chưa thường xuyên tự học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán. Chưa nhận thấy hết được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong hoạt động giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. Một số Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án cịn thụ động, thậm chí ngại giải quyết xét xử, giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. Kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp đơi khi cịn hạn chế, cịn có biểu hiện đùn đẩy, né tránh; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa nghiêm, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt; chưa thực sự gần dân, giúp dân, học dân nên hiệu quả công tác chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đã đề ra.
Bốn là, Số lượng các vụ án mà Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ
phải giải quyết tăng, thẩm quyền của Tịa án được mở rộng với tính chất vụ án ngày càng phức tạp, trong khi biên chế Thẩm phán còn chưa được bổ sung.
Năm là, Công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong giải
quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án cịn nhiều hạn chế, chưa có quy định cụ thể nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn trong công tác phối hợp cũng như chế tài khi cán bộ các cơ quan chuyên môn không tham gia công tác phối hợp; đặc biệt vấn đề phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Mơi trường, cơ quan Tài chính và các cơ quan hữu quan trong việc thẩm định, định giá tài sản, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa được đầy đủ, kịp thời, thậm chí có trường hợp khơng cung cấp thông tin hay thông tin chung chung cho Tịa án khi đã có u cầu hay né tránh khi cung cấp; Hoặc đơi khi vụ án cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự hợp tác của các đương sự nên một số vụ án còn bị kéo dài.
Sáu là, Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân
dân của ngành Tịa án nói riêng và hệ thống cơ quan tư pháp còn chưa được thường xuyên kịp thời nên hiệu quả chưa cao dẫn đến sự hiểu biết và nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhận thức pháp luật của một số đương sự chưa đầy đủ còn nhiều vấn đề cần phải được bổ sung, dẫn đến trong nhiều trường hợp đương sự cố tình né tránh, đối phó, thậm chí chống đối bằng nhiều hình thức như: gây khó khăn trong việc cung cấp lời khai, chứng cứ, khơng đến Tịa theo giấy triệu tập, khiếu nại kéo dài,… làm ảnh hưởng đến thời hạn và chất lượng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
Bảy là, Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của ngành Tịa
án nói chung, cho hoạt động xét xử của Tịa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc. Không gian làm việc cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án còn chật hẹp, thiếu phương tiện
thiết yếu phục vụ cho công việc. Công nghệ thơng tin cịn lạc hậu, cần truy cập những thông tin, tài liệu, chứng cứ của các ngành khác như: Tài nguyên, mơi trường, Thuế, tài chính, Ngân hàng, kho bạc…để phục vụ cho việc giải quyết án rất khó khăn, vướng mắc. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cơng chức đặc biệt là Thẩm phán cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc nên nhiều khi chưa yên tâm công tác.
Tiểu kết chương 2
Bằng phương pháp khảo sát, nghiên cứu, phân tích thực tiễn, tác giả luận văn đã đánh giá cụ thể, khách quan tình hình hoạt động giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ. Hoạt động giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; về phẩm chất, năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; về áp dụng pháp luật cũng như về sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong quá trình thực hiện cung cấp chứng cứ, thẩm định, định giá… Những hạn chế, bất cập đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Do vậy, nghiên cứu để tìm ra giải pháp khả thi khắc phục những hạn chế, bất cập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhằm bảo đảm nguồn vốn để phát triển kinh tế là một vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.
Chương 3