Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại tỉnh phú thọ (Trang 69 - 73)

viên, Thư ký Tòa án

Đây là giải pháp hàng đầu có ý nghĩa quyết định. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muốn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Theo đó, trong giải quyết tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng, đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tịa án có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

Thông qua Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đều xác định: “Rà soát đội ngũ cán bộ tư pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh”, “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chun mơn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ” và “Đào tạo đủ số lượng cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cơng dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Theo đó, ngành Tịa án nhân dân

chung và Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ nói chung đã rất chú trọng việc kiện tồn và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán. Do đó, đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tịa án ngành Tịa án nhân dân đã khơng ngừng được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng. Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua ngành Tịa án nhân dân đã khơng ngừng lớn mạnh. Song song với việc triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên mơn, lãnh đạo ngành Tịa án nhân dân rất chú trọng tới cơng tác kiện tồn tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành và của các địa phương. Đội ngũ cán bộ, công chức, Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án của ngành Tòa án nhân dân về cơ bản đã phát huy và giữ vững được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân; đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế; là lực lượng quan trọng góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án ngành Tòa án nhân dân vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án chưa thực sự ổn định, chuyên nghiệp; trình độ, năng lực tuy đã được nâng lên một mức nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là tri thức về xã hội, kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ và kiến thức pháp luật quốc tế phục vụ cho hội nhập quốc tế, hành chính nhà nước, kỹ năng thực thi cơng vụ, cũng như khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong hoạt động công vụ; cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đãi ngộ, nhất là tiền lương, phụ cấp còn nhiều bất hợp lý, chưa tương xứng với tính

chất nghề nghiệp và chế độ trách nhiệm pháp lý, chưa thực sự có sức hấp dẫn, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, chưa thu hút được người tài phục vụ cho cơ quan Tòa án…Do vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án vừa là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên vừa là đòi hỏi cấp thiết hiện nay để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tịa án phải được tiến hành tồn diện cả về phẩm chất và năng lực.

Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng phân cơng, phân cấp hợp lý, phát huy tính chủ động sáng tạo và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức Tịa án trong sạch vững mạnh, thường xuyên kiểm tra, thanh tra nội bộ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm. Rà soát tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và TAND tối cao. Làm tốt công tác cán bộ theo Nghị quyết Hội nghị trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín của đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tịa án phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và gắn với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; trọng dân, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân, phục vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng cơng, thủ pháp, chí cơng vơ tư trong cơng việc; đồn kết, thân ái, hợp tác, giúp đỡ để cùng tiến bộ với đồng nghiệp; thường xuyên nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tơn pháp luật; dũng cảm, kiên quyết bảo vệ công lý,

quyền con người; liêm khiết, trung thực, vô tư, khách quan, công khai, minh bạch trong công việc.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án, cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất, công tác tuyển chọn phải được ưu tiên hàng đầu. Công tác

tuyển chọn phải được tiến hành chặt chẽ, đúng nguyên tắc, quy trình; bám sát tiêu chí, tiêu chuẩn, khơng chỉ bảo đảm về số lượng tuyển chọn, bổ nhiệm mà còn phải bảo đảm về tiêu chuẩn, chất lượng và được thực hiện một cách chặt chẽ theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Nguồn tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh như Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án phải là những cán bộ đã có bằng Cử nhân luật, Đối với Thẩm phán có đủ thời gian làm cơng tác pháp luật và đã qua đào tạo về nghiệp vụ xét xử. Thẩm phán đặc biệt phải trải qua kỳ thi Thẩm phán qua Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán; có trình độ Cao cấp lý luận chính trị (hoặc cử nhân chính trị), có thành tích xuất sắc nhiều năm liền trong cơng tác và bảo đảm đủ độ tuổi bổ nhiệm ít nhất là một nhiệm kỳ.

Thứ hai, làm tốt khâu quy hoạch gắn với sử dụng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tịa án. Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, dự báo tình hình

phát triển, quy mơ, cơ cấu, tổ chức biên chế của Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ để xây dựng quy hoạch. Quy hoạch một chức danh phải có nhiều nguồn, nhiều độ tuổi; một người có thể là nguồn quy hoạch của nhiều vị trí; gắn quy hoạch nguồn tại chỗ với tạo nguồn trong toàn ngành. Định kỳ kiểm tra, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp; đồng thời, chú trọng bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ theo quy hoạch, sở trường, chuyên môn của mỗi người.

Thứ ba, thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại. Phải thường xuyên làm tốt cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên bằng nhiều hình thức, phương pháp. Trong đó, lấy việc bồi dưỡng thơng qua thực tiễn công tác, người đi trước

bồi dưỡng người đi sau, cấp trên bồi dưỡng cấp dưới; đồng thời, kết hợp với gửi đi đào tạo, tập huấn ở các cơ sở giáo dục, đào tạo về nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ chuyên môn cũng như việc đào tạo lại tại Học viện Tịa án cũng như cử cán bộ có năng lực chun mơn, phẩm chất chính trị đạo đức đi đào tạo ở nước ngoài.

Thứ tư, nâng cao và phát huy hơn nữa vai trò tự học, tự nghiên cứu là

con đường ngắn nhất giúp đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tịa án nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành.

Thứ năm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án yên tâm công tác, trưởng thành, tiến bộ. Phải bám sát, thực hiện tốt chủ trương, chính sách, bảo

đảm đúng, đủ các tiêu chuẩn của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án, nhất là về chế độ tiền lương và các loại phụ cấp khác như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên cơng tác, chế độ bồi dưỡng phiên tịa, chế độ trang phục...; mặt khác, cần nghiên cứu, vận dụng phù hợp với thực tiễn hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, địa phương một cách khách quan, cơng bằng; có chính sách để thu hút những người có năng lực, tâm huyết. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tịa án như tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại tỉnh phú thọ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)