chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án phù hợp với quan điểm, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Tiếp tục triển khai nghiêm túc văn bản chỉ đạo của Đảng và Quốc hội về công tác tư pháp, các nhiệm vụ công tác của TAND tối cao đã đề ra; đẩy mạnh việc quán triệt thi hành một số văn bản quy phạm pháp luật mới có liên quan về cơng tác của Tòa án. Triển khai học tập Nghị quyết trung ương 8 khóa XII của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Qua đó tiếp tục hồn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án trên cơ sở tiếp tục thể chế hoá Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trên cơ sở bảo đảm phù hợp với các quy định của Hiến pháp [22, tr.7]. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án phải đáp ứng được các tiêu chí đánh giá u cầu hồn thiện pháp luật như tính thống nhất; đồng bộ và tồn diện; tính khả thi và phù hợp với thực tiễn; tính cơng khai, minh bạch; phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam; tính hiệu quả và khả năng dự báo, tôn trọng quyền con người...
Do vậy, tính thống nhất phải được đặt ra đối với cả hệ thống pháp luật về giải quyết các vụ án dân sự nói chung cũng như đối với từng văn bản quy
phạm pháp luật và từng quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tịa án nói riêng. Giữa pháp luật về nội dung đó là Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng cũng như về hình thức tố tụng phải bảo đảm được tính thống nhất của hệ thống pháp luật thì giữa các thành tố cấu tạo nên nó mới đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật về giải quyết ttranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án được thực thi một cách có hiệu quả.
Về tính đồng bộ và tồn diện nghĩa là phải có đầy đủ chế định pháp luật và quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý đặc biệt là lĩnh vực cho vay của Ngân hàng; Khơng có các hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau của các quy phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong từng bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật. Để đảm bảo điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hồ về nội dung mà cịn phải bảo đảm tính thứ bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng.
Về tính khả thi và phù hợp với thực tiễn thể hiện ở sự phù hợp của các văn bản quy phạm pháp luật mà đặc biệt là của các văn bản luật với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm cho tính khả thi và hiệu quả của pháp luật; Sự phù hợp của pháp luật phải đi đơi với điều kiện chính trị của đất nước, mà điều quan trọng nhất là phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng. Hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay phải thể chế hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được đề ra tại Đại hội lần thứ XII và các kỳ Đại hội trước của Đảng, thể chế hóa chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng trong điều kiện đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mở cửa, hội nhập quốc tế.
Về tính cơng khai, minh bạch đảm bảo mọi người dân đều được biết, được tiếp cận pháp luật, đều có thể nắm bắt được pháp luật; Các quy định pháp luật phải được quy định một cách dễ hiểu, dễ tiếp cận; Mọi người dân đều có thể hiểu được các quyền và nghĩa vụ của mình qua đó mới tn thủ nghiêm túc và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Về tính ổn định, hiệu quả và khả năng dự báo là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam; Tạo khung pháp luật thống nhất cho việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế và hoạt động tương trợ tư pháp, cũng như tạo cơ chế để bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam nhằm tôn trọng quyền con người.