thường xuyên thực hiện việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án
Đây là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa to lớn, cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
Một là, Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng phân cơng, phân cấp hợp lý, phát huy tính chủ động sáng tạo và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho đội
ngũ cán bộ công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức Tịa án trong sạch vững mạnh, thường xuyên kiểm tra, thanh tra nội bộ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm. Rà soát tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và TAND tối cao. Làm tốt công tác cán bộ theo Nghị quyết Hội nghị trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tịa án.
Kiểm tra, giám sát mang tính tất yếu do xu thế lạm quyền trở thành qui luật phổ biến của việc tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước. Bất kỳ ai khi có quyền lực trong tay, bất kỳ nơi nào có quyền lực thì đều có xu hướng mở rộng quyền và sử dụng quyền cho đến khi nào gặp giới hạn. Xu hướng lạm quyền đó sẽ trở thành phổ biến, chun quyền nếu khơng có cơ chế giám sát quyền lực hiệu quả. Vì vậy, việc kiểm tra, giám sát thực hiện quyền lực Nhà nước được coi là vấn đề cơ bản, trọng yếu của nhà nước pháp quyền, là một trong những cơng cụ chính trị - pháp lý quan trọng để hạn chế việc lạm quyền. Theo đó, kiểm tra, giám sát hoạt động của Tòa án cũng như giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng khi giải quyết tại Tòa án là một vấn đề hết sức quan trọng hiện nay.
Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án cấp tỉnh phải thực hiện tốt chức năng kiểm tra giám sát về chuyên mơn nghiệp vụ đối với Tịa án nhân dân cấp huyện, thành phố, thị xã cũng như các Tòa chuyên trách cấp tỉnh.
Tăng cường chức năng giám đốc hoạt động xét xử. Giám đốc xét xử là việc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao kiểm tra tính đúng đắn về hoạt động xét xử của Tồ án cấp dưới. Trong thực tiễn xét xử do những lý do khác nhau Tồ án cấp dưới có những sai lầm, thiếu xót trong q trình giải quyết vụ án, vì vậy việc giám đốc của Toà án cấp trên nhằm khắc phục những
sai lầm thiếu xót đó là cần thiết, góp phần vào bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý công minh, đảm bảo đúng pháp luật. Giám đốc việc xét xử thể hiện ở việc Toà án cấp trên xét lại bản án hoặc quyết định của Toà án cấp dưới thông qua các hoạt động: kiểm tra phát hiện những sai lầm, thiếu xót của Tồ án cấp dưới; giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của công dân về các bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật; tổng kết kinh nghiệm xét xử; hướng dẫn Toà án cấp dưới áp dụng pháp luật thống nhất; kháng nghị bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc, tái thẩm. Thông qua các hoạt động này Tòa án cấp trên kịp thời uốn nắn, khắc phục những sai lầm trong cơng tác xét xử của Tịa án cấp dưới.
Phòng tổ chức cán bộ và thi đua khen thưởng kết hợp với Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án cấp tỉnh, cần phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, xây dựng đội ngũ kiểm tra giám sát trong nội bộ cơ quan cũng như xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề để tăng cường công tác quản lý và kiểm điểm những vi phạm trong công tác giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng nhằm hạn chế các hành vi tiêu cực can thiệp vào quá trình giải quyết vụ án giúp cho Ngân hàng thu hồi hiệu quả nguồn vốn.
Cần cơng khai hóa, minh bạch q trình giải quyết án tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. Trước hết là các bản án, quyết định giải quyết của Tòa án để nhân dân có điều kiện thực hiện quyền giám sát, phản biện xã hội đối với phán quyết của Tịa án. Thơng qua đó phát hiện những sai sót trong giải quyết án hành chính của Tịa án để kịp thời có cơ chế pháp lý khắc phục. Mặt khác, cũng thơng qua đó đánh giá được đạo đức (cả về trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp) của Thẩm phán, của những người tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. Một trong những yêu cầu đặt ra là các hoạt động tố tụng của Tòa án kể từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc phải được công khai, minh bạch. Những bản án, quyết định của Tòa án tiếp tục phải được cơng khai hóa trên mạng (trừ những
trường hợp đặc biệt) để tiện lợi cho hoạt động giám sát của các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Nâng cao vai trị phản biện xã hội của hệ thống chính trị và nhất là các tổ chức chính trị - xã hội và đơng đảo nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tịa án nhân dân.
Phát huy vai trị của báo chí, cơng luận trong kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những vi phạm trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án, nhất là đối với những lỗi cố ý của những người tiến hành tố tụng. Thực hiện nghiêm túc các chế định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động tư pháp, kể cả hoạt động hành chính nhà nước có liên quan đến xét xử, giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
Hai là, thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tịa án.
Cơng tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm là một công việc không thể thiếu trong hoạt động của Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ nói chung, trong xét xử, giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng. Bởi lẽ, thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực chất là nhằm đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế cịn tồn tại, tìm ra ngun nhân, những kinh nghiệm bổ ích cho cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng trong thời gian tiếp theo. Đảng ta khẳng định: “Chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì cơng cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động tự giác chủ động và sáng tạo, bớt được những sai lầm và bước đi quanh co, phức tạp” [3, tr.56]. Thực tế những năm qua, việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ nói chung, trong xét xử, giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân
dân hai tỉnh Phú Thọ nói riêng cũng đã được tiến hành, qua đó đã đánh giá được ưu điểm, khuyết điểm, rút ra được một số kinh nghiệm nhưng việc sơ kết, tổng kết chưa kịp thời, đánh giá thực trạng cịn chung chung, có nội dung cịn mang tính hình thức, những kinh nghiệm rút ra chưa thực sự sát và mang tính đột phá. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án cũng như xét xử, giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án, hiện nay và những năm tới cần phải làm tốt việc sơ kết, tổng kết hơn nữa.
Tổ chức việc sơ kết, tổng kết phải làm từng cấp, từ dưới lên. Phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung mà sơ kết, tổng kết. Yêu cầu sơ kết, tổng kết phải tiến hành chặt chẽ, cụ thể, tỷ mỷ đi sâu vào nội dung của từng vụ án cụ thể, tránh hình thức, làm qua loa, đại khái. Qua đó mới tìm ra giải pháp đảm bảo cho việc thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. Thành phần phải bao gồm các đối tượng có liên quan. Nội dung sơ kết, tổng kết có thể tồn diện hoặc chỉ đi sâu vào một hoặc một số nội dung thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tịa án, nhưng phải nêu rõ đặc điểm tình hình thuận lợi, khó khăn trong triển khai và tổ chức thực hiện, đánh giá đúng thực trạng, tìm đúng nguyên nhân; trách nhiệm của từng tổ chức, lực lượng và mỗi cán bộ, nhân viên; rút ra được những kinh nghiệm thiết thực để nâng cao hiệu quả trong giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án thời gian tiếp theo.
Ở đây, cần khắc phục hai khuynh hướng khi rút ra kinh nghiệm trong sơ kết, tổng kết là: Thứ nhất, rút ra những kinh nghiệm mang tính cơng thức, chung chung, khơng có giá trị phổ biến; Thứ hai, rút ra những kinh nghiệm thiếu cơ sở thực tiễn (khơng có thật). Những kinh nghiệm này nói quá nhiều đến cơng việc phải làm gì mà lại thiếu những chỉ dẫn cần và nên làm thế nào cho có chất lượng và hiệu quả. Có như vậy, việc sơ kết, tổng kết mới có ý nghĩa thiết thực, bảo đảm tính khả thi.