Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tịa án gắn với cơng tác cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại tỉnh phú thọ (Trang 56 - 57)

sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tịa án gắn với cơng tác cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định rõ nhiệm vụ:

“Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tịa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tịa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa cơng dân và cơ quan công quyền trước Tòa án”. Do vậy, ngày

12/3/2014, Bộ Chính trị khóa XI đã có Kết luận số 92-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị Quyết số 49-NQ/TW tiếp tục khẳng định: Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về cơ bản là đúng đắn. Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương cần phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tiếp tục thực hiện mục tiêu, quan điểm, phương hướng cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX vẫn cịn phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, quán triệt thực hiện nghiêm túc các chủ trương,

đường lối của Đảng nêu trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 có liên quan đến tổ chức, hoạt động tư pháp. Cũng như tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

Do vậy, cần nghiên cứu, tổng hợp, phân tích đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Kiện tồn tổ chức, bộ máy Tịa án nhân dân các cấp, tuyển dụng đủ số lượng biên chế được giao, bảo đảm chất lượng cán bộ có chức danh tư pháp, phân bổ biên chế hợp lý cho các đơn vị, địa phương; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, phẩm chất cho đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án cũng như người lao động.

Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án phải đảm bảo sự gắn kết giữa hoạt động xét xử, công tác cho vay của hệ thống Ngân hàng và thi hành án dân sự. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động thi hành án dân sự để bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật được thi hành có hiệu quả, thực chất, bền vững nhằm bảo đảm tiền vay Ngân hàng.

Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án phải phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với hoạt động xét xử của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại tỉnh phú thọ (Trang 56 - 57)