Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế hỗ trợ giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại tỉnh phú thọ (Trang 78 - 84)

quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng

Một là, Làm tốt công tác xây dựng đảng, quán triệt và thực hiện nghiêm túc

Nghị quyết TW4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức TAND trong sạch, vững mạnh. Tăng cường việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tòa án. Đồng thời tăng cường bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp của TAND hai cấp [22, tr.7].

Hai là, kiến nghị các cơ quan Chủ động phối hợp với Toà án Nhân dân tối

cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Cơng an, Tổng cục địa chính để nghiên cứu soạn thảo, ban hành một văn bản liên tịch nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi và an toàn để hướng dẫn xử lý ngay các khó khăn ách tắc trong việc giải toả, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố ở các Ngân hàng hiện nay nhằm bảo đảm việc thực thi trên thực tế về giải quyết tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án tạo điều kiện tốt nhất cho Ngân hàng.

Ba là, Triển khai các biện pháp nhằm tăng cường thực hiện cải cách thủ

tục hành chính tư pháp tại Tịa án nhân dân nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả xử lý công việc và công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án. Thực hiện tốt việc công khai bản án, quyết định của Tịa án trên Cổng thơng tin điện tử Tòa án nhân dân.

Bốn là, Tiếp tục triển khai áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng

xét xử, hoàn thành các chỉ tiêu cơng tác của ngành Tịa án nói chung và Tịa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ nói riêng. Cụ thể: Đảm bảo 90% các vụ việc được giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định; Giải quyết, xét xử các vụ, việc dân sự đạt từ 85% trở lên đặc biệt công tác giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng đạt trên 95%; Số lượng vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hòa giải thành so với số lượng vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà Tòa án cấp

sơ thẩm đã giải quyết đạt tỷ lệ đạt từ 60% trở lên; 99% quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; Đảm bảo 100% các bản án, quyết định của Toà án được ban hành trong thời hạn luật định; Phấn đấu giảm tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán thấp hơn chỉ tiêu mà Tòa án nhân dân tối cao đã đặt ra [22, tr.5].

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết, xét xử các loại vụ án, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo các phán quyết của Tòa án phải đúng pháp luật, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.

Chú trọng làm tốt cơng tác hịa giải, nghiên cứu áp dụng để triển khai theo mơ hình Đề án thí điểm về đổi mới, tăng cường hịa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính của TAND tối cao.

Năm là, Đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử

và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, chú trọng việc xây dựng và triển khai áp dụng án lệ. Triển khai về đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, đảm bảo phiên tịa thể hiện được tính uy nghiêm, thể hiện văn hóa pháp đình, sự tơn trọng đối với Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng và tơn trọng nội quy, trật tự phiên tịa.

Sáu là, tăng cường vai trị của đồn thể và các cơ quan Nhà nước khác trong việc hỗ trợ, phối hợp với Tòa án để giải quyết những tranh chấp.

Để công tác giải quyết các vụ án tranh chấp tài sản thế chấp đảm bảo tiền vay Ngân hàng có hiệu quả thì ngồi vai trị của Tịa án thì các đồn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Phịng tài ngun và mơi trường, Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất,… cũng là những cơ quan có thể đóng góp rất lớn. Hiện nay, dù các vụ án tranh chấp tài sản thế chấp đảm bảo tiền vay Ngân hàng ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp và trong các vụ án tranh chấp đó, các đương sự liên quan khơng được bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, nhưng thực tế cho thấy các cơ quan nêu trên trên với chức năng, nhiệm vụ của mình vẫn cịn chưa có được tiếng nói mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự. Do đó, cần phải có biện pháp tác động đến đồn thể như: Ban hành các chính

sách, các quy định để các đồn thể cùng tham gia tích cực trong việc bảo vệ nguồn vốn của Ngân hàng nói riêng và Nhà nước nói chung tại địa phương, góp phần cung cấp nguồn vốn cho thị trường tạo điều kiện phát triển kinh tế của đất nước.

Trong công tác xét xử các vụ án tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng thì Tịa án cần có sự phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Cơng an, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành khác trong việc cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu liên quan đến công tác giải quyết vụ án nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời đảm bảo về mặt quyền lợi của các đương sự. Do đó, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trên với Tòa án và trách nhiệm của các cơ quan này trong việc phối hợp, hỗ trợ Tòa án trong việc thực hiện tố tụng, cụ thể hơn cần quy định rõ chi tiết những nhiệm vụ này trong luật để các cơ quan liên quan không chối bỏ hay chậm trễ khi Tịa án có u cầu phối hợp.

Bảy là, tăng cường cơng tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.

Hiện nay do các quy định của pháp luật chúng ta vẫn còn những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, còn nhiều các quy định chưa cụ thể, rõ ràng nên dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng pháp luật chưa thống nhất về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng trong hệ thống Tòa án.Trong nhiều trường hợp cùng một điều luật, cùng một nội dung tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng nhưng các Tịa án lại có cách nhìn nhận, đánh giá, áp dụng pháp luật và phán quyết khác nhau, gây mất lòng tin trong dân chúng, chưa thực sự bảo đảm quyền và lợi ích cho các đương sự cũng như thực sự bảo vệ quyền con người. Do đó, cần tăng cường cơng tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật mới có thể mang lại sự thống nhất và hiệu quả của công tác xét xử.

Tám là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân.

Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội thì trong khi vay vốn Ngân hàng nhiều chủ thể không trả nợ được cho Ngân hàng thường tỏ ra

trây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Bên cạnh đó, do trình độ kiến thức pháp luật trong lĩnh vực tín dụng nhiều chủ thể vẫn cịn hạn chế nên đã gây ra khó khăn nhất định cho cơ quan trực tiếp giải quyết tài sản thế chấp. Vì vậy cần phải có các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các Ngân hàng cũng như các quy định trong hợp đồng tín dụng đến người dân đặc biệt là các chủ thể đi vay. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thơng qua báo chí, mạng lưới truyền thanh cơ sở, internet, thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý hay xét xử lưu động của Tòa án.

Tiểu kết chương 3

Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án là một vấn đề khơng đơn giản, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, có kế hoạch khoa học, cụ thể và bước đi phù hợp. Do vậy, cần phải có phương hướng cụ thể, phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, gắn với cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án, cần phải tiến hành nhiều nội dung biện pháp khác nhau, trong đó, trước mắt cần tập trung tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức, trách nhiệm cho các tổ chức, các lực lượng; tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án; nâng cao chất lượng xét xử các vụ án tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng; nâng cao chất lượng của Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án; thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.

KẾT LUẬN

Qua cơng tác xét xử, giải quyết tại Tịa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ cho thấy trong thời gian gần đây, các tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng có xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp. Chủ yếu liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp của người vay hoặc xử lý tài sản bảo lãnh, thế chấp của người thứ ba. Hệ thống pháp luật để giải quyết loại tranh chấp này đã tương đối đầy đủ, tồn diện. Tuy nhiên, cịn một số điểm vướng mắc, bất cập, nhất là trong việc xử lý tài sản thế chấp của các hợp đồng tín dụng. Khi xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng, cần chú trọng các cam kết, thỏa thuận cụ thể của các bên trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Thực tế đã cho thấy các tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng rất phức tạp, thường kéo dài, mất nhiều thời gian, tiền của, công sức của các đương sự cũng như của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Luận văn đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng bằng phương thức Tòa án. Trên cơ sở luận giải, làm rõ các khái niệm, luận văn đã đưa ra khái niệm, đặc điểm về tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng; giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng; Pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng; luận giải về thủ tục giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay Ngân hàng (khai mạc phiên tòa; thủ tục hỏi; tranh luận; nghị án và tuyên án).

Luận văn đã đánh giá cụ thể, khách quan thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng qua thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ. Hoạt động xét xử nói chung, giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng nói riêng đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy

nhiên, bên cạnh đó, giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Luận văn đã chỉ ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án. Đặc biệt, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, khả thi để nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng, đó là: tiếp tục hồn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án; đề nghị Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn cụ thể về giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án theo thủ tục rút gọn; nâng cao chất lượng xét xử các vụ án tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng; nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.

Các giải pháp mà luận văn đề xuất có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung cho nhau, nên cần được tiến hành đồng bộ, tránh tuyệt đối hóa hoặc coi nhẹ một giải pháp nào. Có như vậy, cơng tác giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tịa án mới thực sự có chất lượng, hiệu quả trên thực tế, qua đó tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi được nguồn vốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, thực tiễn luôn luôn vận động, phát triển. Do đó, vấn đề này vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp để bảo đảm tiền vay ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại tỉnh phú thọ (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)