bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án nhân dân các cấp.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi những quy định của pháp luật là cơ sở, căn cứ pháp lý để giải quyết các vụ án nói chung, giải quyết tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng nói riêng. Các nội dung quy định của pháp luật càng có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn xã hội, rõ ràng, cụ thể, khơng chồng chéo, mâu thuẫn thì việc giải quyết vụ án tranh chấp càng nhanh chóng, chính xác, bảo đảm quyền lợi của các bên đương sự. Qua đó giúp các Ngân hàng thu hồi nguồn vốn đạt hiệu quả cao để cung cấp nguồn vốn cho thị trường tạo động lực thúc đẩy cho nền kinh tế.
Hiện nay, các quy định của pháp luật và việc áp dụng vào giải quyết các vụ án tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; bởi lẽ, hệ thống pháp luật của nước ta có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn. Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện pháp luật để việc giải quyết tranh chấp tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng cho phù hợp với thực tiễn. Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng, theo tác giả luận văn, cần tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể hơn về giải
quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng theo thủ tục rút gọn. Theo rà soát sơ bộ, đến nay vẫn chưa có vụ án nào được áp dụng trong thực tế theo hướng dẫn thủ tục rút gọn. Nguyên nhân trước hết là do sau gần một năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, đến ngày 15/5/2018 Tòa án Nhân dân tối cao mới ban hành Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP (có hiệu lực từ ngày 1/7/2018) hướng dẫn áp dụng các quy định của Nghị quyết 42. Khi đã có hướng dẫn nêu trên, việc hồn thiện các thủ tục theo yêu cầu của Tòa án lại khó khăn. Tiêu biểu như việc thực hiện quy định về xác nhận công nợ, tài liệu về nơi cư trú của người bị kiện (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan). Khi
xảy ra nợ xấu, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác với Ngân hàng để phối hợp xử lý, nên việc xác nhận này rất khó thực hiện. Ngồi ra, Tịa án cấp dưới chưa mạnh dạn triển khai thực hiện thủ tục rút gọn vì chưa có "tiền lệ", tâm lý "sợ sai sót" trong q trình xét xử vẫn hiện hữu.
Thứ hai, cần có những quy định về thủ tục tố tụng, hướng dẫn cụ thể
đối với một số tranh chấp đặc thù như tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng. Việc pháp luật tố tụng khơng có những quy định riêng về trình tự, thủ tục tố tụng đối với những tranh chấp có tính đặc thù này là một khiếm khuyết khơng hề nhỏ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, chất lượng giải quyết vụ án. Hiện nay, Nhà nước ta đã thơng qua Luật tổ chức Tịa án, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân. Như vậy chúng ta càng cần có một quy định tố tụng cụ thể hơn về lĩnh vực giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng.
Cùng với đó là việc Tịa án nhân dân tối cao tiếp tục lựa chọn những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật làm án lệ để cho Tòa án nhân dân các cấp lựa chọn áp dụng khi giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng tại Tòa án.
Thứ ba, hồn thiện quy định về hịa giải trong giải quyết vụ án tranh
chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng.
Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. Việc hịa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và cơng dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa giải quyết triệt để các mâu thuẫn giữa các đương sự… Do đó, nếu chế định hịa giải khơng được quan tâm trong việc giải quyết vụ án
dân sự nói chung, trong giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng thì quyền và lợi ích của các bên đương sự sẽ không được bảo đảm.
Đối với các tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng, việc hòa giải và vai trò hòa giải của Tịa án là rất quan trọng. Mục đích hịa giải mang nhiều ý nghĩa tích cực, nó liên quan đến quyền lợi và sự ổn định của các mối quan hệ xã hội. Do đó, Thẩm phán tiến hành hịa giải phải là người có kiên nhẫn và tâm huyết. Để cơng tác hịa giải mang lại hiệu quả luật cần quy định khi hịa giải cần có các chun gia trong lĩnh vực kinh tế tham gia hòa giải. Các chuyên gia kinh tế là những hiểu biết sâu sắc về các mối quan hệ trong quan hệ kinh tế sự lắng nghe, phân tích thấu đáo của họ cũng sẽ góp phần rất lớn cải thiện mối quan hệ và những xung đột tranh chấp giữa các bên trong quan hệ vay và cho vay. Khi giải quyết vụ án, các tài liệu có tại nhiều hồ sơ vụ án khơng thể hiện tài sản gắn liền với đất là gì, của ai, do những ai quản lý, sử dụng… nhiều Tòa án cấp sơ thẩm chưa tiến hành xác minh để tiến hành hỏa giải cho các bên thỏa thuận được quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm thuộc quyền sử dụng của ai.
Đối với các tranh chấp về tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng có liên quan đến quyền sử dụng đất, vẫn cịn nhiều ý kiến khơng thống nhất khi thụ lý, giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 thì Tịa án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi tranh chấp đó đã được hịa giải ở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Như vậy, có tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất phải thơng qua hịa giải ở cơ sở là thủ tục bắt buộc.
Vậy đối với vụ án này có tranh chấp tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ởgắn liền với quyền sử dụng đất thì có phải thực hiện thủ tục hịa giải ở cơ sở hay khơng. Hiện nay có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng: Tất cả những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình (kể cả tranh chấp về tài sản
thế chấp bảo đảm tiền vay Ngân hàng) mà có liên quan đến đất đai đều phải thơng qua thủ tục hịa giải ở cấp xã. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng cách giải quyết này là không đúng quy định thực chất của Luật Đất đai. Bởi lẽ, theo quy định của Luật Đất đai thì chỉ những trường hợp tranh chấp đất đai mới thuộc đối tượng phải qua thủ tục hòa giải ở cơ sở mà cụ thể là Uỷ ban nhân dân cấp xã trước khi khởi kiện đến Tòa án, còn vụ án liên quan đến giải quyết tranh chấp về tài sản thế chấp có tài sản là quyền sử dụng đất hoặc khơng có tài sản là quyền sử dụng đất thì quan hệ của vụ án là quan hệ tín dụng giữa người cho vay và người đi vay, không phải là quan hệ đất đai. Mặt khác, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai; còn trong quan hệ tín dụng Ngân hàng phải xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm tiền vay Ngân hàng, chứ không phải dựa chủ yếu vào Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự để xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể.
Qua thực tiễn xét xử ở Tòa án nhân dân tại tỉnh Phú Thọ, do quy định của pháp luật không hạn định loại tranh chấp đất đai nào phải qua hòa giải ở cấp cơ sở nên nhiều Thẩm phán đã lựa chọn theo “giải pháp an toàn” là bất cứ tranh chấp nào mà đối tượng của tranh chấp đề cập đến đất đai là đều yêu cầu đương sự quay trở về hoà giải ở cấp cơ sở. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp gây khó khăn cho đương sự và kéo dài các thủ tục tố tụng, thậm chí việc áp dụng quá cứng nhắc điều luật cũng đã dẫn đến nhiều vụ án việc hoà giải ở cấp cơ sở chỉ mang tính hình thức. Ví dụ, tranh chấp đất đai khơng được hịa giải, bản thân kết quả của việc hoà giải thành này cũng khơng có giá trị thực hiện bởi lẽ, kể cả khi các bên đã bước vào quá trình tố tụng, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng đã quy định những vụ án khơng được tiến hành hồ giải. Tuy nhiên, điều này lại khơng đặt ra đối với thủ tục hồ giải tiền tố tụng (Điều 203 Luật Đất đai năm 2013). Do vậy, theo quan điểm của tác giả luận văn, đối với
tranh chấp đất đai với mục đích bảo đảm tiền vay Ngân hàng thì khơng cần qua hịa giải ở cơ sở vì bản chất đây đã được thể hiện rõ qua các hợp đồng tín dụng đã được ký kết.
Thứ tư, Hồn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay cho Ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Cần có một cơ chế đảm bảo tiền vay theo hướng không qui định thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh là điều kiện vay vốn mà khách hàng vay bắt buộc phải thực hiện hoặc được “ưu đãi” miễn thực hiện, mà chỉ nên qui định có tính khn khổ pháp luật tách bạch rõ ràng tín dụng theo hướng thương mại và theo chính sách.
Đối với tín dụng thương mại thì đưa ra nhiều biện pháp đảm bảo tiền vay một cách phong phú, đa dạng, trên cơ sở đó các Ngân hàng lựa chọn khách hàng, lựa chọn các dự án để tự quyết định cho vay cần có đảm bảo hoặc khơng cần có đảm bảo bằng tài sản. Việc thực hiện được tiến hành đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử. Đối với tín dụng theo chính sách tức tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng khách hàng và dự án cần thiết thì do Chính phủ chỉ định cho vay và không cần biện pháp đảm bảo bằng tài sản, khi bị tổn thất do các nguyên nhân khách quan về các khoản vay thi được Chính phủ xử lý.
Cơ chế đảm bảo tiền vay như vậy sẽ khắc phục được một số vướng mắc:
- Các cơ quan Chủ động phối hợp với Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ Công an, Tổng cục địa chính để nghiên cứu soạn thảo, ban hành một văn bản liên tịch nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi và an toàn để hướng dẫn xử lý ngay các khó khăn ách tắc trong việc giải toả, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố ở các Ngân hàng hiện nay.
- Hiện nay mặc dù tài sản thế chấp đã đưa ra Toà và để tiến hành giải quyết tranh chấp theo pháp luật nhưng trình tự giải quyết thường kéo dài ngồi ý muốn. Trong khi đó, lãi q hạn vẫn phát sinh có thể dẫn đến khơng thu hồi đủ nợ gốc và lãi. Do đó đề nghị Ngân hàng nên có văn bản cho phép ngừng tính lãi kể từ ngày có quyết định của Tồ án đối với những tài sản thế chấp, cầm cố được tiến hành xử lý theo pháp luật.
- Hoàn thiện quy định về định giá tài sản bảo đảm: Chính phủ nên đưa ra một khung giá “mở”, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng linh hoạt hơn trong việc định giá tài sản không đi quá xa so với giá qui định của Nhà nước, nhưng cũng khơng bị cố định vào khung giá đó, tránh được tình trạng giá theo khung giá của Nhà nước thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, đặc biệt là đối với thị trường bất động sản. Qui định chặt chẽ cơng tác hạch tốn của doanh nghiệp để tránh cho việc đánh giá tài sản theo sổ sách kế tốn khơng đúng, các
con số thường khác xa so với thực tế. Từng bước để thành lập một tổ chức chuyên môn về định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Trong các quan hệ tín dụng, khi đã hết thời hạn vay vốn của khách hàng mà khách hàng chưa trả được nợ thì thường các Ngân hàng khơng khởi kiện ngay mà tìm mọi cách thu nợ, đến khi đã có đủ căn cứ để xác định là khách hàng khơng có khả năng trả nợ, khoảng thời gian này thường kéo dài trên 6 tháng. Lúc này Ngân hàng mới khởi kiện ra Tồ án thì đã q thời hiệu khởi kiện và bị Tòa án bác bỏ đơn kiện.
- Nâng cao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng và khách hàng trong việc quyết định cho vay và nghĩa vụ trả nợ; Nhà nước khơng can thiệp q sâu vào q trình quyết định cho vay và đi vay của Ngân hàng và khách hàng.
Thứ năm, nâng cao hơn nữa hiệu quả và hiệu lực của kết quả bán đấu
giá tài sản thế chấp. Thực tế, biện pháp xử lý thế chấp bằng việc bán đấu giá ngày càng trở nên phổ biến, theo quy định Pháp luật. Để vừa tạo điều kiện thuận lợi, thơng thống cho các Ngân hàng vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng
cho các bên có liên quan, thiết nghĩ việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì Nhà nước nên:
-Tạo cơ chế thơng thống hơn trong xử lý bán đấu giá;
- Tạo lập cơ chế cưỡng chế bảo đảm thực thi quyết định đấu giá, sau khi trúng đấu giá, bất luận tài sản chưa thu giữ được vẫn phải bàn giao cho Bên trúng đấu giá, cơ quan chức năng thực hiện cưỡng chế đối với tài sản để thu giữ và bàn giao cho người mua, khơng cần đưa ra Tịa án...
- Khi đã thực hiện các biện đã nêu trên nhưng nếu sau thời hạn nhất định kể từ ngày đến hạn trả nợ mà vẫn chưa xử lý được thì Ngân hàng được trọn quyền trực tiếp xừ lý, bán tài sản để thu hồi nợ, kể cả việc nhận lại tài sản từ các tổ chức bán đấu giá để bán. Trong trường hợp này, người có tài sản đảm bảo khơng được quyền khiếu kiện.
-Đa dạng hóa hình thức xử lý, có cơ chế thuận lợi hơn để bảo đảm việc cho phép các Ngân hàng được nhận tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất để thay thế nghĩa vụ trả nợ nếu Ngân hàng xét thấy việc khai thác tài sản đảm bảo có khả năng thu hồi nự hoặc có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, phòng giao dịch nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và khơng chịu thuế, phí liên quan.