Những vấn đề pháp lý về người đại diện của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 26 - 29)

Những vấn đề pháp lý là tổng thể các khía cạnh cũng như quy định đặt ra nhằm phân tích, điều chỉnh một đối tượng pháp lý nhất định. Như vậy, vấn đề pháp lý về người đại diện của doanh nghiệp là tổng thể các quy định pháp luật được nhà nước ban hành tại các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh đối tượng là người đại diện của doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, các yếu tố pháp lý cơ bản về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó là: điều kiện, căn cứ xác lập, số lượng, phạm vi và trách nhiệm của người đại diện. Ngồi ra, một số loại hình doanh nghiệp được dự do lựa chọn người đại diện của doanh nghiệp như về số lượng người đại diện, xác lập quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong Điều lệ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Như vậy các vấn đề pháp lý của người đại diện doanh nghiệp không chỉ được điều chỉnh

bởi luật mà pháp luật còn cho phép doanh nghiệp chủ động quy định về chế định đại diện phù hợp với hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Các yếu tố pháp lý cơ bản về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó, gồm có những yếu tố cơ bản sau:

- Thứ nhất, quy định về điều kiện người đại diện của doanh nghiệp. Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật này, người đại diện của doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện theo pháp luật dân sự của Việt Nam nói chung và pháp luật doanh nghiệp cũng như điều lệ cơng ty nói riêng. Đây là vấn đề thiết yếu để phát sinh mối quan hệ pháp luật giữa người đại diện và doanh nghiệp.

- Thứ hai, quy định về căn cứ xác lập và chấm dứt tư các pháp lý của người đại diện của doanh nghiệp. Khi chủ để đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thì quan hệ đó được xác lập dựa vào các căn cứ phát sinh. Bên cạnh đó, quan hệ pháp luật này khơng phải là quan hệ tồn tại mãi mãi mà trong các trường hợp như hết thời hạn ủy quyền, hoàn thành các nhiệm vụ ủy quyền hoặc doanh nghiệp chấm dứt, thay đơi người đại diện theo pháp luật,… Khi đó tư cách pháp lý của người đại diện của chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ giữa người đại diện và doanh nghiệp được xử lý theo quy định của pháp luật.

- Thứ ba, quy định về số lượng người đại diện của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện, điều này dẫn đến mối quan hệ pháp lý với sự tham gia của nhiều chủ thể. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ quy định pháp luật về vấn đề này để thuận tiện cho việc quản lý hoạt động kinh doanh.

- Thứ tư, quy định về phạm vi và trách nhiệm đại diện của người đại diện doanh nghiệp. Một trong những yếu tố cơ bản của một quan hệ pháp luật đó là quyền và nghĩa vụ của các bên. Về cơ bản, quyền và nghĩa vụ đại diện của người đại diện phát sinh trên cơ sở quy định của pháp luật, điều lệ hoặc văn bản ủy quyền. Trong đó, điển hình nhất là phạm vi và trách nhiệm ủy

quyền của người đại diện. Đây còn là căn cứ để xác định việc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, từ đó phát sinh các nghĩa vụ đối với doanh nghiệp và bên thứ ba khác.

Những nội dung này sẽ được phân tích cụ thể tại chương 2 của luận văn.

Tiểu kết Chương 1

Qua các phân tích ở trên, quan hệ đại diện là một quan hệ pháp luật lâu đời. Chế định người đại diện nói chung, người đại diện của doanh nghiệp nói riêng có vị trí quan trong trong luật dân sự và doanh nghiệp của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn, khi một cá nhân hay pháp nhân khơng thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì quan hệ đại diện xuất hiện nhằm đáp ứng những yêu cầu đó. “ Tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo thủ tục luật định về người đại diện của doanh nghiệp mang tính bắt buộc cho người đại diện của các doanh nghiệp”.

Ở Việt Nam, các quy chế liên quan đến người đại diện của doanh nghiệp còn nhiều bất cập, đòi hỏi pháp luật cũng phải có những điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh ngày càng phát triển của các doanh nghiệp. Từ những nhu cầu cần thiết và vai trò thiết thực, ý nghĩa quan trọng nhừm giúp các nhà làm luật, chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà quản lý, các cổ đông của công ty,... nhằm tham khảo, đúc kết các kinh nghiệm, tiếp thu những kiến thức mới của các nước để hướng tới nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa , đáp ứng sự đòi hỏi của các doanh nghiệp trên nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)