Một số vấn đề áp dụng thực tiễn pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 54 - 61)

tối đa hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 mới có hiệu lực nên việc doanh nghiệp cịn bỡ ngỡ trong những thủ tục hành chính cũng như là việc hiểu và áp dụng pháp luật. Dẫn đến rất nhiều khó khăn cho việc đăng ký của Cơ quan đăng ký.

2.2.2. Một số vấn đề áp dụng thực tiễn pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp doanh nghiệp

Căn cứ quy định của pháp luật như đã nêu trên, thực tế áp dụng pháp luật đẫn dến nhiều vấn đề ưu và nhược điểm. Đặc biệt là những đổi mới của chế định Người đại diện doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020.

Người đại diện theo pháp luật và đối tượng không được thành lập, quản lý doanh nghiệp.

Một trong những điều kiện được đề cập đối với người đại diện của doanh nghiệp là không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp. Nhìn chung, Quy định về Người đại diện của Doanh nghiệp và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp được quy định tại Điều 12 và 13 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH13 là giữ nguyên về tinh thần. Điểm mới là bổ sung thêm đối tượng không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, cụ thể:

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);

- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Phần bổ sung này sẽ nhằm hạn chế các trường hợp đại diện không hợp pháp, gây chồng chéo đại diện, dẫn đến bị biến tướng, mượn giấy tờ, danh

nghĩa để đại diện doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc quản lý và môi trường kinh doanh không lành mạnh.

Doanh nghiệp có nhiều hơn một trường đại diện

Quy định “Công ty trách nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” được giữ nguyên so với Luật Doanh nghiệp 2014. Điều này tạo ra những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp, tuy nhiên bên cạnh đó cũng dẫn đến một số khó khăn.

Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật giúp đảm bảo số lượng người giải quyết cơng việc một cách nhanh chóng, tạo sự linh hoạt cho doanh nghiệp. Trong trường hợp một người đại diện đang ở nước ngồi thì người cịn lại có thể thực hiện thay thế, tránh tối đa khoảng thời gian chậm trễ. Bên cạnh đó những doanh nghiệp lớn, đa quốc gia, phân chia theo từng mảng kinh doanh cụ thể, cùng lúc cần được thực hiện tại nhiều quốc gia thì đây là điểm rất lợi thế. Trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp tác, không thực hiện đúng/đủ hoặc sai các yêu cầu của thành viên/cổ đơng trong q trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài cơng ty. Bằng cách có nhiều hơn một người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp tác như đã nói trên sẽ được giảm thiểu tối đa. Bên cạnh những thuận lợi đó việc có nhiều người đại diện cũng gây nên khó khăn. Đơn cử như gây khó khăn cho khách hàng trong việc xác định thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật. Lúc này, để đảm bảo việc hợp tác thì cần xem kỹ Điều lệ của Doanh nghiệp để hiểu rõ từng mảng phân chia. Vấn đề đặt ra là Điều lệ chỉ lưu hành nội bộ của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp khơng được cơng khai. Nếu doanh nghiệp có một đội ngũ pháp chế tốt, nắm rõ hoạt động và tư vấn, soạn thảo bản Điều lệ đầy đủ, chính xác,

chi tiết cụ thể chức danh, nhiệm vụ, thẩm quyền đại diện của từng Người đại diện thì sẽ là điều rất tốt. Còn việc soạn thảo này chỉ cần nhầm lẫn hoặc chồng chéo dù chỉ một chút thôi cũng sẽ phát sinh rất nhiều mâu thuẫn trong thực tế. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” vẫn được giữ nguyên. Điều này tạo ra những thuận lợi nhất định cho doanh nghiệp, tuy nhiên cũng dẫn đến một số khó khăn nhất định

Lúc này, để đảm bảo việc hợp tác thì cần xem kỹ Điều lệ của Doanh nghiệp để hiểu rõ từng mảng phân chia. Vấn đề đặt ra là Điều lệ chỉ lưu hành nội bộ của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp khơng được cơng khai. Nếu doanh nghiệp có một đội ngũ pháp chế tốt, nắm rõ hoạt động và tư vấn, soạn thảo bản Điều lệ đầy đủ, chính xác, chi tiết cụ thể chức danh, nhiệm vụ, thẩm quyền đại diện của từng Người đại diện thì sẽ là điều rất tốt. Còn việc soạn thảo này chỉ cần nhầm lẫn hoặc chồng chéo dù chỉ một chút thôi cũng sẽ phát sinh rất nhiều mâu thuẫn trong thực tế.

Bên cạnh đó, việc có nhiều người đại diện theo pháp luật cũng sẽ tạo ra tâm lý e ngại khi khách hàng giao dịch với công ty. Khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, đối tác luôn trong tâm trạng thắc mắc là người đang trực tiếp làm việc, ký kết hợp đồng với mình liệu có phải là người đại diện theo pháp luật khơng? Người đó có thẩm quyền ký kết theo đúng điều lệ công ty họ hay không? Nếu khách hàng không xem xét kỹ trước khi giao dịch sẽ gặp phải những rủi ro về hợp đồng vô hiệu cũng như xảy ra các tranh chấp gây ảnh hưởng cho cả khách hàng lẫn công ty.

Trên thực tế cũng đã phát sinh nhiều tranh chấp liên quan, ví dụ như một Doanh nghiệp đã ký Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng X, cán bộ tín dụng lúc này đã sơ sót, khơng thẩm định kỹ hồ sơ dẫn tới việc ký sai thẩm quyền,

theo Điều lệ thì việc ký Hợp đồng tín dụng này là của Ơng B chứ khơng phải ông A. Làm phát sinh rất nhiều tranh chấp sau đó.

Một vấn đề nữa là thủ tục khởi kiện vụ án đối với doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật:

Ví dụ 1: Vào ngày 21/9/2016, Tổng công ty LN khởi kiện yêu cầu TAND quận H ra quyết định hủy bỏ một phần Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần LS (Tổng công ty LN là cổ đông của Công ty cổ phần LS). Hồ sơ khởi kiện gồm có:

- Đơn khởi kiện có chữ ký của Tổng giám đốc C, có đóng dấu của Tổng công ty LN;

- Giấy ủy quyền của Tổng giám đốc C ủy quyền cho bà T, đại diện cho Tổng công ty LN tham gia tố tụng tại Tòa án;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng cơng ty LN, trong đó xác định Tổng cơng ty có hai người đại diện theo pháp luật là ông V (Chủ tịch Hội đồng quản trị) và ông C (Tổng giám đốc).

- Một số tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.

Ngày 26/10/2016, TAND quận H có Thơng báo số 287/TBBS-ĐKK gửi Tổng công ty LN về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, trong đó có nội dung: Làm lại đơn khởi kiện, bổ sung chữ ký của người đại diện theo pháp luật V tại đơn khởi kiện và văn bản ủy quyền cho bà T hoặc văn bản đồng ý với nội dung đơn khởi kiện và văn bản ủy quyền do ơng C ký.

Sau đó, Tổng cơng ty LN đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo hướng dẫn và được Tòa án thụ lý đơn.

Có thể thấy, việc TAND quận H giải quyết yêu cầu khởi kiện của Tổng công ty LN là theo quan điểm tất cả các người đại diện phải cùng đồng ý, vì đã cho rằng Điều lệ và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng công ty LN quy định hai người đại diện theo pháp pháp luật (là Chủ tịch Hội đồng

quản trị V và Tổng giám đốc C), mà khơng có quy định cụ thể người nào có quyền khởi kiện vụ án. Do đó, đơn khởi kiện phải có chữ ký của ông C và văn bản ủy quyền của ông V nữa.

Tuy nhiên, tại thời điểm xảy ra vụ việc, Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật này. Đến Luật Doanh nghiệp 2020, vấn đề này mới được đưa vào luật tại khoản 2 Điều 12.

Ví dụ 2: Tuấn là Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần Sao Mai. Vì cảm thấy mệt mỏi phiền phức khi luôn phải mỏi tay ký kết các giao dịch giấy tờ hàng ngày. Sau khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực cho phép 1 cơng ty có nhiều người đại diện, anh coi đây là 1 giải pháp hữu hiệu để giảm tải khỏi lượng cơng việc cho mình. Anh Tuấn đã thay đổi đăng ký thêm 3 người đại diện theo pháp luật của công ty gồm: một người có vai trị chủ tịch hội đồng quản trị cơng ty và một anh phó tổng giám đốc kinh doanh phụ trách bán hàng. Tuy nhiên khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu cung cấp điều lệ cơng ty để tìm quy định thẩm quyền đại diện cho ba người đại diện đương nhiên. Thực tế điều lệ công ty anh Tuấn không ghi nhận. Ngân hàng cho rằng, căn cứ theo luật doanh nghiệp thì quyền và nghĩa vụ của những người đại diện the pháp luật đó phải ghi trong điều lệ công ty. Trường hợp này, ngân hàng cần biết rõ ai trong số ba người đại diện công ty Sao Mai sẽ đủ điều thẩm quyền ký kết theo điều lệ. Để đáp ứng yêu cầu này, anh Tuấn đã triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông để quy định lại phạm vi, nghĩa vụ, thẩm quyền của ba người đại diện này, và cụ thể hóa nội dung trong bản điều lệ như sau: Chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về giao dịch đầu tư; Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm về các giao dịch kinh doanh, Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm việc mua sắm trang thiết bị công ty. Tuy nhiên, ngân hàng đưa ra các quan điểm

về thẩm quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật. Trong khi bên công ty cổ phần Sao Mai cho rằng hợp đồng tín dụng với ngân hàng vay vốn mua ô tô là giao dịch mua sắn nên anh Phó giám đốc của cơng ty sẽ là người ký kết giao dịch, cịn phía ngân hàng lại có quan điểm đây là một giao dịch về đầu tư, hoặc 1 giao dịch về kinh doanh, bởi việc mua ô tô cũng là phục vụ cho nhu cầu kinh doanh hàng ngàng của doanh nghiệp. Như vậy, việc điều lệ quy định chưa rõ ràng hoặc và việc ba người đại diện trong công ty gặp khơng ít khó khăn, phiền phức. Bởi nếu ngân hàng ký kết giao dịch này, khi xảy đến tranh chấp, hợp đồng không xác định được cụ thể người đại diện có thể dẫn đến vô hiệu, ngân hàng sẽ gặp ít nhiều rủi ro trong giao dịch này. Trên thực tế, vì để tránh lạm quyền, tránh xung đột, tránh những rủi ro pháp lý như trên, nêu có nhiều doanh nghiệp cho rằng chưa thực sự cần thiết tăng số lượng người đại diện theo pháp luật của công ty và đa số các doanh nghiệp đều lựa chọn hình thức một người đại diện theo pháp luật. Khi có cơng việc phát sinh mà người này vắng mặt thì sẽ sử dụng chế định Ủy quyền để thực hiện. Tuy nhiên, chế định người đại diện theo pháp luật sẽ tạo trách nhiệm cao hơn đối với người đại diện so với đại diện theo ủy quyền

Tiểu kết Chương 2

Như vậy, chương 2 trình bày cơ bản những quy định của pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Doanh nghiêp 2020 nói riêng về chế định người đại diện của doanh nghiệp. Qua đó giúp xác định cụ thể căn cứ xác lập, chấm dứt tư cách pháp lý, số lượng, phạm vi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người đại diện doanh nghiệp. Theo đó, căn cứ xác lập tư cách pháp lý của người đại diện cơ bản được thể hiện tại điều lệ công ty, văn bản ủy quyền, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của Tòa án. Các căn cứ khá đầy đủ, khơng bỏ sót trường hợp nào phát sinh ngoài thực tế, góp phần giúp doanh nghiệp bước đầu quản lý người đại diện một cách đầy đủ và hiệu quả nhất. Tiếp theo là quy định về số lượng người đại diện của doanh nghiệp, phần này chứa đựng một số quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2020, quy định mới chi tiết hơn, giải quyết được những vấn đề khó khăn trong áp dụng phát sinh đối với Luật Doanh nghiệp 2014 như vấn đề về phân quyền giữa nhiều người đại diện và phân chia trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm liên đới. Việc phân tích phạm vi và nghĩa vụ của người đại diện doanh nghiệp nhằm khái quát về quy định của pháp luật, từ đó có cái nhìn tổng qt, cơ bản để người đại diện thực hiện hiểu quả chức năng đại diện của mình.

Về cơ bản các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ người đại diện của doanh nghiệp tương đối phù hợp, pháp luật mới cải thiện được các vấn đề trước đó. Luật Doanh nghiệp 2020 chưa có thời gian áp dụng thực tiễn nhiều, nên hiện tại chưa xuất hiện vướng mắc hay bất cập nhiều. Dưới khía cạnh khách quan, chương 3 của luận văn sẽ nêu lên một số kiến nghị nhằm cải thiện pháp luật và hiệu quả trong công tác áp dụng thực tiễn về người đại diện của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)