Trách nhiệm của người đại diện của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 50 - 52)

Căn cứ quy định tại khoản Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại

diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

Thứ nhất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh

nghiệp. Xét về góc độ pháp lý thì pháp luật khơng có quy định thế nào là

trách nhiệm “trung thực, cẩn trọng” dẫn đến khơng có một sự giới hạn rõ ràng, cụ thể.

Thứ hai, Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; khơng sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Tương tự như trên thì khái niệm “trung thành” cũng khá mơ hồ nhưng

yếu tố cốt lõi là lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật có thể khơng phải là chủ sở hữu, thành viên góp vốn hay cổ đông mà chỉ là quan hệ lao động với doan nghiệp nên sẽ phát sinh các vấn đề về lợi ích cá nhân. Pháp luât Việt Nam cho phép một cá nhân có thể làm người đại diện

theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh.

Quy định này là dự liệu của các nhà làm luật về những sự việc xảy ra trong thực tiễn, rất nhiều vụ việc tranh chấp giữa doanh nghiệp và người đại diện liên quan đến thất thốt doanh thu, tiết lộ thơng tin bí mật của cơng ty vì mục đích cá nhân. Qua đó góp phần nào trong việc hạn chế hành vi vi phạm nghĩa vụ của người đại diện, giảm những thất thoát về tài sản, uy tín đáng có của các chủ sở hữu khi giao toàn bộ tài sản doanh nghiệp cho người khác quản lý.

Thứ ba, thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

Trách nhiệm này giúp kiểm soát các trường hợp quy định về giới hạn quyền giao dịch của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Các giao dịch với bên thứ ba là chính người đại diện hoặc doanh nghiệp khác mà người đại diện chi phối về vốn, cổ phần phải Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị thơng qua. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp giao dịch bị vô hiệu do do hợp đồng ký kết với người có liên quan đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật phải thông báo để doanh nghiệp lường trước được những xung đột lợi ích có thể xảy và thay đổi người đại diện cho phù hợp.

Thứ tư, người đại diện theo pháp luật trách nhiệm cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật vi phạm các nghĩa vụ đã nêu trên thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hai gây ra, cụ thể là bồi thường thiệt hại.

Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường phải bao gồm đầy đủ điều kiện sau:

(i) Có hành vi vi phạm nghĩa vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)