Phạm vi của người đại diện của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 46 - 50)

2.1.3.1. Phạm vi đại diện

Về cơ bản, phạm vi đại diện của người đại diện doanh nghiệp phát sinh trên cơ sở quy định của pháp luật, điều lệ công ty hoặc văn bản ủy quyền.

Xét người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thạm vi thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của như sau:

Một là, đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Phạm vi này được ghi nhận trong

các quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp. Đây là phạm vi đại diện cơ bản của người được đại diện theo pháp luật, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác hoặc cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch nhân danh doanh nghiệp, vì lợi ích của doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, phạm vi đại diện có thể bị giới hạn bởi pháp luật và Điều lệ cơng ty trong một số trường hợp. Ví dụ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ có quyền được ký kết các hợp đồng nhân danh cơng ty với chính mình khi có sự đồng ý của Hội đồng thành viên. Hoặc bị giới hạn khi người đại diện theo pháp luật đồng thời giữ chức danh quản lý của công ty, đối với công ty cổ phần, nếu giám đốc là người đại diện theo pháp luật thì trong trường hợp các giao dịch có giá trị lớn hoặc giao dịch dễ phát sinh tư lợi phải thông qua Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng, giao dịch tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định tại Điều 167 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Như vậy, phạm vi đại diện của người đại diện theo pháp luật chủ yếu được quy định cụ thể, chặt chẽ, được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau.

Người đại diện có trách nhiệm thơng báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình. Ngồi ra, người đại diện có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện của mình, nhưng phải

chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước doanh nghiệp về các quyền và nghĩa vụ đại diện.

Hai là, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án. So với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014

tại khoản 1 Điều 13, pháp luật đã bổ sung thêm cụm từ “người yêu cầu giải quyết việc dân sự”. Tức là người đại diện theo pháp luật được bổ sung thêm vai trò đại diện cho doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc dân sự. Vai trò này đã được đề cập tại Điều 68 và 69 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức yêu cầu giải quyết việc dân sự thì người tham gia tố tụng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó. Qua đây thấy rằng, Luật doanh nghiệp 2020 đã kế thừa đổi mới của pháp luật dân sự, mở rộng và chính thức ghi nhận vai trò đại diện cho doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc dân dân sự của người đại diện theo pháp luật.

Ba là, đại diện cho doanh nghiệp đối với các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đối với người đại diện theo uỷ quyền thì phạm vi của người đại diện được xác định thơng qua chính văn bản uỷ quyền. Người đại diện theo uỷ quyền chỉ được phép thục hiện các hành vi pháp lý, các giao dịch, hoạt động trong khuôn khổ văn bản uỷ quyền quy định. Pháp luật về hợp đồng ủy quyền điều chỉnh việc xác lập văn bản uỷ quyền và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong trường hợp này.

Việc xác định phạm vi đại diện của người đại diện doanh nghiệp không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp mà cịn bảo vệ quyền lợi bên thứ ba. Trong phạm vi đại diện của người đại diện, quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp phát sinh với người thứ ba khi người đại diện

xác lập, thực hiện giao dịch. Ngồi ra đây cịn là căn cứ để xem xét tính hiệu lực của một số giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện.

2.1.3.2. Vấn đề khơng có hoặc vượt q phạm vi đại diện

Pháp luật Việt Nam quy định về phạm vi đại diện của người đại diện của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc pháp luật đã lường trước được các trường hợp vượt quá phạm vi quy định và các chế tài xử lý của trường hợp này. Pháp luật về doanh nghiệp khơng có điều khoản riêng biệt quy định về vấn đề này, do đó được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự 2015.

Vượt quá phạm vi đại diện tức là xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật hoặc văn bản ủy quyền đối với người đại diện theo ủy quyền.

Hậu quả pháp lý của giao dịch do người đại diện nhân danh doanh nghiệp nhưng vượt quá phạm vi đại diện của mình là khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối doanh nghiệp. Tuy nhiên, trừ một trong các trường hợp sau đây:

“a) Người được đại diện đồng ý;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.”

Bên cạnh đó, bên thứ ba có quyền đơn phương đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch đối với phần vượt hoặc toàn bộ giao dịch, đồng thời có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Những quy định này không áp dụng khi bên thứ ba biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn thực hiện giao dịch. Ngoài ra, bên thứ ba và người đại diện cố ý vi phạm quy định này gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường. Đây là những điểm mới của Bộ Luật Dân sự 2015 so với Bộ Luật Dân sự 2005, sự thay đổi

này theo hướng cụ thể cũng như siết chặt hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp cũng như bên thứ ba tham gia giao dịch với người đại diện.

Việc xác định phạm vi thẩm quyền có ý nghĩa quan trọng. Người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi làm phát sinh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được đại diện. Trường hợp khơng có thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện thì về nguyên tắc người đại diện phải tự chịu trách nhiệm ( Điều 142, Điều 143 Bộ luật dân sự về hậu quả của giao dịch dân sự do người khơng có thẩm quyền đại diện xác lập, thực hiện hoặc do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá thẩm quyền đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)