Nâng cao trách nhiệm của người đại diện của doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 66 - 71)

trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Trong các doanh nghiệp hiện nay, hầu hết những người đại diện theo pháp luật đang làm việc theo những thói quen đã có sẵn từ lâu nên trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quản lý. Trong điều hành hoạt động kinh doanh chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình ở điều lệ và pháp luật doanh nghiệp. Chính bởi vậy, cần phải nâng cao hiệu quả trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau để phịng tránh cách rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp từ chính các hoạt động hằng ngày

Tự bản thân người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi tến hành giao kết hợp đồng với các doanh nghiệp khác cần phải cần thận, kiểm tra lại các giấy tờ quan trọng và đối chiếu với điều lệ của doanh nghiệp xem xét lại người ký hợp đồng có thẩm quyền để trách cho hợp đồng vô hiệu do người ký không đúng thẩm quyền. Nếu người đại diện theo pháp luật đó đúng là người đại diện có đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng rồi thì phải tiến hành xem phạm vi đại diện có phù hợp hay không. Song song cùng với đó pháp luật doanh nghiệp cũng cần tăng cường chế tài đối với người đại diện theo pháp luật để có ràng buộc nhất định đối với họ để nần cao trách nhiệm của người đại diện trong doanh nghiệp.

Tiểu kết Chương 3

Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời là một bước tiến mới của pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Trong đó, quan hệ đại diện của doanh nghiệp có những đổi mới đáng kể. Tuy nhiên, thời gian áp dụng pháp luật chưa lâu, nên chưa xuất hiện các vấn đề quá nghiêm trọng về bất cập pháp luật. Bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật là yếu tố cần chú trọng hiện nay.

Luật doanh nghiệp cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp. Trong Bộ luật dân sự quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chưa đầy đủ như trong lĩnh vực công ty dẫn đến địa vị pháp lý của người đại diện trở nên khó khăn hơn nhiều so với các chức danh quản lý của doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung quy định về phân quyền cũng như trách nhiệm pháp lý đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, việc phân chia này do doanh nghiệp định đoạt tại

Điều lệ cơng ty. Do đó, chú trọng nâng cao xây dựng Điều lệ công ty là một yêu cầu cần thiết. Ngoài ra, cần phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp và người đại diện để các bên có cái nhìn tổng qt về quy định của pháp luật, từ đó trách được những sai xót trong q trình áp dụng, các bên biết rõ về trách nhiệm của nhau giúp hiệu quả đại diện được nâng cao, doanh nghiệp đạt được những thành quả nhất định.

KẾT LUẬN

Luận văn thạc sỹ trong phạm vi đề tài “Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020” đã nghiên cứu và phân tích một

số vấn đề cơ bản của đề tài bao gồm: cơ sở lý luận về quan hệ đại diện của doanh nghiệp, thực trạng pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng luật và một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật, tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật ở Việt Nam.

Pháp luật được ví là hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh của các nhà doanh dân. Người đại diện của doanh nghiệp là cá nhân nhân danh doanh nghiệp, xác lập và thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp. Trong đó người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các quy định pháp luật nói trên cịn nhiều vấn đề cần phải được hướng dẫn chi tiết hơn nữa chính vì vậy tác giả đã đưa ra các quy định chưa được sửa đổi và cần sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn về các hạn chế và quy định người đại diện doanh nghiệp cần có.

Những vấn đề pháp lý về người đại diện của doanh nghiệp là tổng thể các đặc điểm, vai trò cơ bản của người đại diện. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều với hình thức, quy mô và cách thức hoạt động khác nhau. Do đó, việc nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ này là rất cần thiết. Qua thực tiễn áp dụng pháp luật và nhận thấy nhiều bất cập nên Pháp luật Việt Nam đã ban hành Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 với một số điểm mới về chế địng

người đại diện của doanh nghiệp giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trước đó cho phù hợp với thực tiễn áp dụng, hướng dẫn cụ thể các quy định pháp luật đã ban hành.

Trong phần kiến nghị nâng cao hiệu quả các thực thi pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp, tác giả đã có các ý kiến nhất định, quan trọng về mặt xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp để cùng nhau xây dựng các quy định về vấn đề người đại diện của doanh nghiệp trong giai đoạn đất nước hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu, với sự hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ để luận văn được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGƯỜI đại DIỆN của DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP năm 2020 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)