THỰC TRẠNG PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TÁI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo
Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…”. Điều 11
Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị”. Điều 4 BLHS 2015 quy định các cơ quan Cơng an, Kiểm sát, Tồ án,
Tư pháp… và các cơ quan khác có “trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm
chức, cơng dân đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm”. Điều 5 BLTTHS 2015
quy định cơ quan Nhà nước “áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Đối với tổ chức, cơng dân “có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
Về hoạt động quản lý, giáo dục, cảm hóa người đã bị kết án, các cơ quan, tổ chức và cư dân nơi cư trú cần phối hợp giúp đỡ người đó sửa chữa lỗi lầm. Chính phủ đã cụ thể hóa trách nhiệm trên bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật Thi hành ánh hình sự 2019, Nghị định số 133/2020/NĐ-CP…“Tạo điều kiện
thuận lợi cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân và người chấp hành xong án phạt tù” [28].