Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác điều trị, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện nhằm hỗ trợ tốt công tác phịng ngừa tình hình tá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH tái PHẠM tội về MA túy TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 80 - 82)

- Định kỳ rà sốt, tập trung chuyển hóa những địa bàn trọng điểm về tội phạm và tệ nạn ma túy, khơng để hình thành “điểm nóng” tiềm ẩn nguy cơ tái phạm

3.2.9. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác điều trị, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện nhằm hỗ trợ tốt công tác phịng ngừa tình hình tá

túy, quản lý sau cai nghiện nhằm hỗ trợ tốt cơng tác phịng ngừa tình hình tái phạm tội về ma túy

Nâng cao hiệu quả công tác rà sốt, thống kê người nghiện. Khơng chỉ thống kê người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng cần nắm rõ các đối tượng nghiện ma túy từ địa phương khác đến. Cần nắm bắt lịch sử bản thân, tiền án tiền sự, mối quan hệ xã hội của người nghiện, đặc biệt là quan hệ với các đối tượng phạm tội, người nghiện ma túy khác. Đối với những người cai nghiện tại gia đình, chính quyền địa phương cần phối hợp với gia đình người nghiện nắm bắt tình hình, diễn biến tâm lý để động viên, giúp đỡ họ cai nghiện thành công.

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng triển khai 2 trung tâm điều trị cai nghiện bằng Methadone theo Nghị định số 90/2016/NĐ-CP [24]. Các trung tâm này được tài trợ bởi dự án hợp tác giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế - Dịch vụ con người Hoa Kỳ (VAAC - US.CDC) đã thu được những kết quả tích cực, góp phần trợ giúp người nghiện dần từ bỏ ma túy, xây dựng cuộc sống mới, gia đình ấm lo và hạnh phúc.

Tuy nhiên, đã phát sinh nhiều trường hợp lợi dụng việc điều trị để đối phó với cơ quan chức năng, vi phạm pháp luật như: Sử dụng “vỏ bọc” điều trị

Methadone để bán ma túy cho những người đang điều trị cai nghiện; khi nào khơng có ma túy để sử dụng thì mới đến uống Methadone để cắt cơn nghiện… Qua thực tiễn tại Cơ sở điều trị Methadone số 2 tại quận Thanh Khê, tác giả nhận thấy thành phố cần nghiên cứu thêm những mơ hình hiện đại, đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa tái phạm tội, tái nghiện ma túy. Tịa ma túy (Drug Court) là một mơ hình đáng để quan tâm, xem xét.

Tòa ma túy (Drug Court) hay còn được gọi là Tòa điều trị nghiện ma túy (Drug Treatment Court) là một Tòa án đặc biệt được giao trách nhiệm để giải quyết các trường hợp tội phạm có liên quan đến lạm dụng chất gây nghiện, bao gồm:

Giám sát; xét nghiệm ma túy; điều trị nghiện; các biện pháp kỷ luật và động viên, khuyến khích kịp thời [29, tr.49]. Đây là một chương trình tổng hợp, kết hợp giữa

các giải pháp tư pháp, điều trị, phục hồi và giám sát dành cho người nghiện ma túy rất hiệu quả ở Hoa kỳ và các nước khác. Hầu hết các chương trình của Tịa ma túy kéo dài từ 12 đến 18 tháng và được chia ra thành 03 hoặc 04 giai đoạn, cụ thể: Giai

đoạn 1: Định hướng và đánh giá (12 tuần); giai đoạn 2: Điều trị chuyên sâu và ổn

định (12 tuần); giai đoạn 3: Trưởng thành và chuyển tiếp (12 tuần); giai đoạn 4:

Chuyển tiếp và kết thúc (16 tuần). Khi học viên đã hồn thành các tiêu chí của từng giai đoạn, họ sẽ tiến tới cấp độ tiếp theo và cuối cùng là tốt nghiệp chương trình. Ngược lại, nếu họ thất bại trong chương trình của Tịa ma túy thì họ sẽ bị xét xử và nhận hình phạt từ Tịa án hình sự.

Có thể thấy, phương thức vận hành và yêu cầu của Tịa ma túy khơng quá phức tạp nhưng hiệu quả mang lại rất lớn, phát huy tối đa sự nỗ lực của học viên dưới sự giám sát chặt chẽ và tương tác toàn diện với cơ quan chức năng. Đối chiếu với thực tế nước ta hiện nay, với những ghi nhận về quyền con người trong Hiến pháp 2013 thì Tịa ma túy là giải pháp phù hợp và giàu tính nhân văn hơn so với mơ hình cai nghiện bắt buộc hiện nay. Bởi vì trọng tâm của Tịa ma túy là hướng đến điều trị nghiện ma túy và phục hồi chức năng xã hội cho người nghiện chứ không đơn thuần chỉ là trừng phạt tương xứng như những Tịa án thơng thường khác.

Tính khả thi của Tịa ma túy ở Việt Nam còn ở chỗ: Luật Xử lý VPHC 2012 đã chuyển thẩm quyền đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc từ UBND cấp huyện sang TAND cùng cấp nên việc áp dụng Tòa ma túy là khả thi cả về cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng. Hơn nữa, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xử lý nghiêm khắc hơn đối với các tội phạm ma túy. Điển hình như: Việc tàng trữ dưới 0,1gam heroin trước đây chỉ bị xử phạt VPHC thì hiện nay bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (nếu trước đó đã bị xử lý hành chính về hành vi này). Như vậy, dự báo số lượng người phạm tội về ma túy trong thời gian đến sẽ tăng, gây áp lực lớn đối với hệ thống trại giam, trung tâm cai nghiện. Nếu áp dụng mơ hình Tịa ma túy thì sẽ giải quyết được nhóm đối tượng phạm tội về ma túy ở mức độ ít nghiêm trọng nêu trên, giải quyết được sự quá tải cho hệ thống cơ quan thi hành án hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH tái PHẠM tội về MA túy TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)