Khắc phục hạn chế trong công tác tun truyền về phịng ngừa tình hình tái phạm tội về ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH tái PHẠM tội về MA túy TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 74 - 75)

TÌNH HÌNH TÁI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.2. Khắc phục hạn chế trong công tác tun truyền về phịng ngừa tình hình tái phạm tội về ma túy

hình tái phạm tội về ma túy

Thơng qua tuyên truyền, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma tuý đến với người dân, làm cho mỗi người dân nhận thức được tác hại của tệ nạn ma túy, ý thức được vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác phịng, chống ma tuý nói chung và phịng ngừa tình hình tái phạm tội về ma túy nói riêng. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác này trong thời gian đến, cần làm tốt những nội dung sau:

- Công tác tuyên truyền phải tiến hành thường xuyên, liên tục: Việc tuyên truyền phải tiến hành thường xuyên, liên tục và triển khai sâu rộng đến từng cá nhân, từng gia đình, từng khu dân cư... đặc biệt là các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng đã có tiền án, tiền sự và đang nghiện ma túy.

- Hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng: Thường xuyên đổi mới cho phù hợp thị hiếu của người dân, chẳng hạn: Tập huấn, sinh hoạt chuyên đề…, thi tìm hiểu về phịng chống ma túy, vẽ tranh cổ động, phát tờ rơi, đăng tin bài, chiếu phim tư liệu… Tùy theo nghề nghiệp, trình độ, khả năng nhận thức, tiếp thu của từng nhóm đối tượng cần tuyên truyền mà có nội dung tuyên truyền phù hợp.

- Nội dung tuyên truyền phải cụ thể, rõ ràng, cơ đọng, súc tích, tránh chung chung, trừu tượng: Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào: Tác hại của ma túy đối

với bản thân và xã hội; các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy...; chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố về phịng ngừa tình hình tái phạm tội về ma túy; vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong cơng tác phịng ngừa tình hình tái phạm tội về ma túy; cách thức liên lạc, báo tin khi phát hiện tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy...

- Phải kiện toàn đội ngũ, nâng cao trình độ đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên: Huy động đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia tuyên truyền phịng ngừa tình hình tái phạm tội về ma túy. Chú trọng đội ngũ tuyên truyền viên cấp cơ sở. Thường xuyên tập huấn bổ sung kiến thức, cập nhật thơng tin về cơng tác phịng ngừa, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.

- Kết hợp tuyên truyền với đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”:

Lực lượng phòng ngừa chuyên trách cấp thành phố (Cơng an, Bộ đội biên phịng...) tăng cường phối hợp với Công an cấp quận, huyện, các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”, xây dựng “Cụm dân cư khơng có tệ nạn ma túy”, “Khu phố khơng có tệ nạn ma túy”...

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong tuyên truyền: Sửa

đổi, bổ sung, ký kết mới các quy chế phối hợp giữa ngành Công an với các ban ngành, đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc... để nâng tầm và mở rộng quy mô tuyên truyền.

- Chú trọng công tác tổng kết, khen thưởng động viên phong trào: Thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền; kịp thời động viên, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong cơng tác tun truyền để động viên, khích lệ phong trào và thu hút người dân tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH tái PHẠM tội về MA túy TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)