- Thứ ba, căn cứ vào thực tiễn diễn biến, bản chất, quy luật phát triển vận động của tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố từ năm 2014 đến 06 tháng đầu
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cảnh giác tự bảo vệ tài sản cho du khách; ý thức tôn trọng pháp luật và tinh thần đấu
bảo vệ tài sản cho du khách; ý thức tôn trọng pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm trong nhân dân
Thực tế trong công tác đấu tranh phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản thời gian qua cho thấy một trong những vấn đề làm nảy sinh tội phạm này là do ý thức chủ quan, mất cảnh giác của khách du lịch, người dân trong việc quản lý tài sản mang theo, dẫn đến những sơ hở để bọn tội phạm lợi dụng cướp giật tài sản tại các địa bàn, khu vực, tuyến trọng điểm. Chính vì vậy để phòng ngừa tình hình loại tội phạm trên, đòi hỏi các lực lượng cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, du khách tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố, đến những người hướng dẫn viên du lịch, những người quản lý của
các đoàn khách du lịch, đoàn khách quốc tế, những người kinh doanh du lịch, dịch vụ tại các địa bàn, khu vực, tuyến trọng điểm.
Cần tập trung tuyên truyền về tình hình, phương thức thủ đoạn của tội phạm nói chung và cướp giật tài sản nói riêng trên địa bàn thành phố thời gian qua; tuyên truyền để họ nắm được phương thức, thủ đoạn, thời gian, địa điểm thường xảy ra cướp giật; giáo dục họ về ý thức, trách nhiệm trong việc tự bảo vệ tài sản của mình, tránh sơ hở mà tội phạm có thể lợi dụng. Ngoài ra phải tuyên truyền cho mọi người cách đối phó, giải quyết khi bị cướp (cách tri hô, cách báo tin cho cơ quan chức năng…). Phương pháp, hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp với từng loại đối tượng cụ thể:
- Đối với du khách, nhất là du khách người nước ngoài khi tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn như bất đồng ngôn ngữ, họ lại thường xuyên di chuyển và nếu không cẩn thận sẽ làm cho du khách hoang mang lo sợ, nghĩ
rằng ở Đà Nẵng không an toàn, làm mất đi ý nghĩa của hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ ngơi. Do vậy, sử dụng nội dung hình thức, phương pháp
tuyên truyền phải phù hợp linh động, sáng tạo nhằm tạo cho du khách an tâm, tin tưởng vào cơ quan chức năng, vừa nâng cao ý thức cảnh giác bảo vệ tài sản. Một số hình thức tuyên truyền có thể mang lại hiệu quả cao như:
+ Thông qua Sở Du lịch để in những tờ rơi, tờ bướm nói về các thủ đoạn cướp giật, các tuyến đường, khu vực công cộng thường xảy ra cướp giật, in một số hình ảnh về hành vi cướp giật, số điện thoại liên lạc khi cần thiết để các cơ sở lưu trú gửi đến du khách;
+ Phối hợp với các công ty du lịch, các khách sạn, nhà nghỉ phát những tờ rơi tuyên truyền, yêu cầu họ thường xuyên nhắc nhở về ý thức cảnh giác tội phạm cho du khách;
- Đối với quần chúng nhân dân, thực tế cho thấy nhiều vụ án cướp giật tài sản, được sự giúp đỡ truy bắt của quần chúng đã bắt được đối tượng gây án. Nhưng để nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của quần chúng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng, lực lượng chuyên trách phải phối hợp với các cơ quan chức năng, các đoàn thể, tổ chức, sử dụng linh hoạt các hình thức như:
+ Tổ chức các cuộc thi trên đài phát thanh, truyền hình về kiến thức pháp luật, thủ đoạn hoạt động của tội phạm hoặc tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến với khán giả về chủ đề phòng ngừa tình hình tội phạm để mọi người
hưởng ứng;
+ Tuyên truyền về thủ đoạn hoạt động của tội phạm nói chung tội cướp giật tài sản nói riêng; nêu gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt về tinh thần cảnh giác, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm.
+ Sử dụng các tranh panô, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi để tuyên truyền, vận động nhân dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tại các địa bàn, khu vực, tuyến thường xảy ra cướp giật tài sản.
khai thác các hình thức tuyên truyền cá biệt như: vận động cơ quan, tổ chức trên địa bàn trực tiếp đảm nhận và có trách nhiệm thực hiện các nội dung cụ thể trong việc quản lý giáo dục, tiếp nhận và tạo điều kiện giúp đỡ công ăn việc làm cho các đối tượng đang gặp khó khăn; giải quyết những vướng mắc về gia đình, cuộc sống và cả về tư tưởng; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ số thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật, sử dụng trái phép chất ma túy nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế khắc phục mặt tiêu cực, động viên các em phấn đấu, lao động chân chính, không lâm vào con đường phạm tội.
Việc tổ chức tuyên truyền phải tiến hành thường xuyên, phối hợp giữa các hình thức, có trọng tâm trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn, khu vực, tuyến, có sự chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp lãnh đạo, tránh hình thức qua loa, không sát thực với tình hình thực tế.