- Huyện đảo Hoàng Sa một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà
2.2.1. Công tác phòng ngừa xã hộ
nguyên nhân sâu xa và một số nguyên nhân, điều kiện trực tiếp của hành vi phạm tội. Trong 5 năm qua (từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019), lực lượng Công an thành phố Đà Nẵng với vai trò nòng cốt đã chủ động tham mưu, phối hợp với các lực lượng tổ chức triển khai các mặt công tác phòng ngừa xã hội đối với tội phạm nói chung, tội cướp giật tài sản nói riêng, trong đó có tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố như:
2.2.1.1. Công tác tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động phòng ngừa
Tham mưu Thành ủy thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm như: Chỉ thị 46-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới"; Chỉ thị số 48- CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị “Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, qua đó, đã ban hành Chương trình hành động số 05-CTr/TU nhằm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 48-CT/BCT của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”; Chương trình hành động số 14-CTr/TU về thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng (Khoá XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”, nhằm xác định nhiệm vụ phòng chống tội phạm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp; trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền đối với tình hình tội phạm ở địa phương, đơn vị mình quản lý và xem đây là một tiêu chí để bình xét, phân loại, hàng năm đối với tổ chức Đảng và Đảng viên ở các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc. Bên cạnh đó, các cơ quan tham mưu giúp việc của Thành
ủy như Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ban Nội chính, Uỷ ban Kiểm tra, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp…đã tổ quán triệt đầy đủ, sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mà Thành ủy đã đề ra thông qua các Chỉ thị như Chỉ thị 24-CT/TU và Chỉ thị 25-CT/TU của Thành ủy về “đẩy mạnh công tác phối hợp, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật” và “phòng chống bạo lực gia đình” và các văn bản có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 676/KH-UBND ngày 09/02/2011 về thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW và Kế hoạch số 869/KH-UBND ngày 20/02/2012 đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 09-CT/TW và Chương trình hành động số 19-CTr/TU để chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện; chỉ đạo tiếp tục thực hiện Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 07-8-2009 về phê duyệt đề án “Đổi mới công tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm và xây dựng mô hình phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 12/02/2014 về công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2014-2015; Kế hoạch số 2188/KH-UBND ngày 20/03/2014 về rà soát, thống kê người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 của UBND thành phố về Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma tuý trên địa bàn thành phố; ban hành và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 6743/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 về thành lập lực lượng chống cướp giật và tội phạm khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định 8394/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 (thay thế cho Quyết định 7661) về hoạt động phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo vệ ANTT ở địa bàn dân cư.
hiện có hiệu quả các chương trình hành động, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố liên quan đến công tác đảm bảo ANTT, như Chỉ thị số 24/CT-TU ngày 10/8/2009 của Thành uỷ Đà Nẵng v/v “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 20/10/2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng về “Phòng chống bạo lực gia đình”; Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 20/8/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về “tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố”; Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 11-6-2014 của Thành ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 95-KL/TW của Ban Bí thư (khoá XI) nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26-3-2008 của Bộ Chính trị “về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”; Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 07-8-2009 về phê duyệt đề án “Đổi mới công tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và xây dựng mô hình phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; Quyết định số 6743/QĐ-UBND ngày 07-9-2010 về thành lập lực lượng chống cướp giật và tội phạm khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 7661/QĐ-UBND ngày 20-9-2012 về hoạt động phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo vệ ANTT ở địa bàn dân cư; Quyết định số 28/2014/QĐ- UBND ngày 06/9/2014 của UBND thành phố về ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma tuý trên địa bàn thành phố; Quyết định số 7557/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND thành phố về việc thành lập Cơ sở quản lý người nghiện không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 23/10/2014 của UBND thành phố quy định mức chi hỗ trợ công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, tổ chức rà soát,
đánh giá, điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm, như Quyết định số 8048/QĐ-UBND, ngày 08/11/2014 của Chủ tịch UBND thành phố về kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS và Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Quyết định số 20/QĐ-BCĐ ngày 10/3/2015 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Quyết định số 19/QĐ-BCĐ ngày 10/3/2015 về việc thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo; Quyết định số 8835/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố Đà Nẵng; Công văn số 11192/UBND-VX ngày 06/12/2014 của UBND thành phố về chỉ đạo thực hiện một số nội dung về lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy; Công văn số 704/UBND-VX ngày 28/01/2015 của UBND thành phố về chỉ đạo thực hiện một số nội dung về công tác cai nghiện ma tuý; Quyết định số 9097/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 về việc thành lập Tổ Công tác thống kê người nghiện ma tuý trên địa bàn thành phố; Quyết định 8394 ngày 09/11/2015 về việc phối hợp các lực lượng trong tuần tra phòng, chống tội phạm và đảm bảo ANTT trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm túc các chương trình hành động, chỉ thị, quyết định, kế hoạch của Thành uỷ, UBND thành phố đối với công tác phòng, chống tội phạm; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong toàn dân, lồng ghép vào các buổi
sinh hoạt của các mô hình để tuyên truyền thông qua phong trào “Toàn dânđoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào PCTP, phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện chương trình “5 không, 3 có” của thành
phố, đã góp phần tích cực trong việc PCTP trên địa bàn thành phố.
2.2.1.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân phòng, chống tội phạm
bộ, công nhân viên quan điểm chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Xác định trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền đối với tình hình ANTT ở địa phương, đơn vị mình quản lý và xem đây là một tiêu chí để bình xét, phân loại hàng năm đối với chất lượng của tổ chức cơ sở đảng, cũng nhưng đánh giá, phân loại cán bộ. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và chính quyền các cấp làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật liên quan đến công tác PCTP theo chức năng, nhiệm vụ của mình, như đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; mô hình “Tổ, thôn không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, phong trào
“Tuổi trẻ chung tay đẩy lùi tệ nạn xã hội” của Đoàn Thanh niên; mô hình “5+1” (4 hội, đoàn thể + 1 Công an nhận kèm, giúp đỡ một đối tượng sau cai nghiện), mô hình “1+3” (1 Cựu chiến binh liên kết với 3 gia đình kề cận ngăn chặn tội phạm, ma tuý và mại dâm thâm nhập vào khu dân cư) và thực hiện chương trình
“5 không, 3 có” của thành phố; mô hình “Chi hội không có hội viên nông dân và con em nông dân vi phạm pháp luật” của Hội Nông dân; Liên đoàn lao động thành phố đã tổ chức 10 lớp truyên truyền PCTP, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS cho trên 1.500 lượt công nhân lao động tại 10 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, tổ chức đăng ký thi đua tại 14 công đoàn cấp trên cơ sở và 50 công đoàn cơ sở trực thuộc, triển khai 15 tổ tự quản khu nhà trọ với hơn 1.400 công nhân, lao động; Hội Nông dân thành phố đã triển khai 12 đợt hoạt động tuyên truyền PCTP tại 204 điểm cho 16.624 lượt người dự, cấp phát trên 6.000 tờ rơi, 400 sách hỏi đáp về pháp luật, các cấp hội
ở cơ sở đã tổ chức 440 buổi tuyên truyền PCTP, phòng chống ma túy cho 29.171 lượt người tham dự, tổ chức 23 buổi văn nghệ lồng ghép các tiểu phẩm
đề cao cảnh giác PCTP có 12.660 lượt người dự xem, hội viên nông dân, các cấp hội đã nhận cảm hoá giáo dục 135 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, Đoàn Thanh niên các cấp đã tổ chức tuyên truyền, vận động trong cán bộ, Đoàn viên, thanh thiếu niên và các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động
PCTP, ma túy, tệ nạn xã hội. Các cấp Hội Cựu Chiến binh thành phố nhận giúp đỡ 1.442 lượt người vi phạm, trong đó có 340 lượt người nghiện ma tuý và quản lý sau cai, giáo dục tiến bộ 829 lượt, đạt tỷ lệ 57,4%, cung cấp 375 tin về tội phạm, trong đó có 37 tin liên quan đến buôn bán sử dụng trái phép chất ma tuý; tổ chức lồng ghép tuyên truyền cho hội viên, nhân dân, học sinh, sinh viên được 764 buổi với 124.288 lượt người dự nghe. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố lồng ghép các hoạt động hội thi, hội diễn văn nghệ nội dung tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, ma tuý, mại dâm. Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, tệ nạn ma tuý, mại dâm tại Hội trại đồng hành hàng năm, thu hút trên 10.000 trại sinh theo dõi, cổ vũ. Hàng năm tập huấn về Luật phòng chống ma túy và tọa đàm về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS cho các tổng phụ trách Đội của các trường tiểu học, phổ thông cơ sở, cán bộ Hội Liên hiệp thanh niên, chủ nhiệm các Câu lạc bộ đội, nhóm. Thông qua các hoạt động như hội thi, hội diễn, sinh hoạt chuyên đề…, nhằm vận động quần chúng nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện và tố giác tội phạm; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động
“Phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, kết hợp với xây dựng “Tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, gắn với thực hiện Chỉthịsố24, 25-CT/TU của Thành ủy.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCTP đến tận tổ dân phố, cụm dân cư và từng hộ gia đình với nhiều nội dung, hình thức phong phú, trong đó chú trọng tuyên truyền cá biệt cho số đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật như: số đối tượng có tiền án, tiền sự, số người nghiện, thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật, học sinh, sinh viên bỏ học.... Lực lượng Công an thành phố đã tiến hành kiểm danh, kiểm diện 10.475 lượt đối tượng chính trị, hình sự; gọi hỏi, răn đe, giáo dục 24.755 lượt đối tượng; đưa ra kiểm điểm trước dân 907 lượt đối tượng; lập hồ sơ đưa vào giáo dục tại xã, phường 813 đối tượng; mở 662 lớp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho 18.670 đối tượng có
nguy cơ cao vi phạm pháp luật tham gia....; phối hợp liên ngành Viện kiểm sát - Toà án chọn, đưa ra xét xử lưu động nhiều vụ án hình sự phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa, răn đe tội phạm; chủ động đưa tin, tuyên truyền sâu rộng về các phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm để nhân dân biết, nâng cao cảnh giác và có biện pháp tự quản lý, bảo vệ tài sản; tổ chức tập huấn, hướng dẫn 04 nhiệm vụ trọng tâm cho tất cả các Tổ trưởng dân phố nhằm nắm bắt kịp thời việc quản lý ANTT và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa bàn dân cư, phối hợp tốt với các lực lượng chức năng những vấn đề liên quan đến tình hình ANTT trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, Báo Công an thành phố và các đài địa phương đã lồng ghép chương trình phòng, chống tội phạm - ma tuý và tệ nạn xã hội vào chương trình Phát thanh - Truyền hình Vì An ninh tổ quốc của thành phố hàng tuần, xây dựng nhiều