- Thứ ba, căn cứ vào thực tiễn diễn biến, bản chất, quy luật phát triển vận động của tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố từ năm 2014 đến 06 tháng đầu
3.1.2. Dự báo về diễn biến hoạt động của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tớ
bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
Xuất phát từ những cơ sở dự báo nêu trên, tác giả xin đưa ra một số nhận định về tình hình tội cướp giật tài sản trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:
- Một là, trong những năm tới tình hình hoạt động của tội cướp giật sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, có tăng, có giảm, với tính chất, mức độ hoạt
động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Quy mô, hình thức, xu hướng trong thời gian tới sẽ hoạt động theo băng, nhóm, có sự phân công vai trò trách nhiệm rõ ràng, cấu kết hoạt động chặt chẽ hơn, phạm tội chuyên nghiệp hơn, hoạt động trên nhiều địa bàn, tuyến du lịch nơi tập trung nhiều du khách, người dân đến tham quan, du lịch, kinh doanh dịch vụ. Chúng cấu kết với nhau không chỉ hoạt động ở một khu vực, một địa bàn mà sẽ hoạt động trên nhiều tuyến, nhiều địa bàn và có xu hướng hoạt động liên quận, liên tỉnh. - Hai là, phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội cướp giật rất đa dạng, phức tạp. Chúng có sự chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện hành vi phạm tội, tiến hành gây án một cách bất ngờ, nhanh chóng, bằng cách sử dụng xe môtô dạo quanh các tuyến đường, địa bàn nơi tập trung đông dân cư nắm tình hình, tìm sự sơ hở, mất cảnh giác của nạn nhân để nhanh chóng giật lấy tài sản rồi tẩu thoát, đôi lúc tiến hành gây án táo bạo, trắng trợn, làm cho người bị hại hoảng sợ. Phương tiện gây án chủ yếu vẫn là xe môtô có phân
khối lớn, sử dụng biển số giả, biển số trộm cắp được hoặc bẻ cong biển số, dán băng keo và thay đổi biển số, màu sơn của xe. Đối tượng cướp giật tài sản ngày càng có kinh nghiệm hơn trong che giấu tội phạm và đối phó với cơ quan chức năng, xu hướng sử dụng vũ khí để chống trả khi bị truy đuổi bằng dao, kim tiêm nhiễm HIV ngày càng tăng.
- Ba là, thành phần các đối tượng trong các vụ án cướp giật có xu hướng trẻ hóa và đa dạng hơn. Các đối tượng phạm tội ở độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi ngày càng tăng, tập trung vào những đối tượng nghiện hút ma túy, có tiền án tiền sự, các đối tượng hoạt động lưu manh chuyên nghiệp, ngoài ra, có thêm nhiều đối tượng chưa có tiền án, tiền sự, không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không
ổn định câu kết lại với nhau thực hiện hành vi cướp giật. Đối tượng hoạt động cướp giật có cả nam, lẫn nữ, là người có hộ khẩu thường trú trong và ngoài thành phố Đà Nẵng, nhưng chủ yếu là nam giới, có trình độ văn hóa thấp. Điều kiện sống và hoàn cảnh gia đình của các đối tượng thường không hoàn hảo, cá biệt, có trường hợp đối tượng phạm tội xuất phát từ gia đình khá giả, cán bộ nhưng do tiếp thu các mặt trái của xã hội đi vào con đường phạm tội. - Bốn là, tài sản các đối tượng hoạt động cướp giật nhằm vào chủ yếu vẫn là các tài sản được quản lý dưới dạng mang theo người như: ôm, đeo, mang, cầm, nắm hoặc được cài ở trên xe với các tài sản gọn, nhẹ, có giá trị như: dây chuyền, vòng vàng, túi xách, điện thoại di động...
- Năm là, đối tượng mà tội cướp giật nhằm vào thường là phụnữvà các du khách là người nước ngoài khi mang theo tài sản bên người.
- Sáu là, về thời gian và địa bàn gây án. Thời gian gây án cả ngày lẫn đêm. Địa bàn hoạt động vẫn tập trung vào các địa bàn, khu vực, tuyến du lịch có đông du khách, người dân đến tham quan, du lịch, có các hoạt động kinh doanh, như tuyến đường Võ Nguyên Giáp, địa bàn quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
- Bảy là, về nơi tiêu thụ, thông thường đối tượng phạm tội cướp giật tài sản không cần chuẩn bị trước nơi tiêu thụ, các đối tượng có thể tiêu thụ tài sản cướp giật được ở các tiệm vàng, cửa hàng điện thoại di động, tiệm cầm đồ
trong và ngoài thành phố hoặc rao bán trên mạng xã hội.
Dự báo về xu hướng, đối tượng, địa bàn, phương thức, phương tiện hoạt động của tội cướp giật tài sản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan trong công tác phòng ngừa, điều tra, khám phá đối với loại tội phạm này. Tuy nhiên, từ những dự báo này cần có kế hoạch nghiên cứu cụ thể cũng như tiến hành đồng bộ các giải pháp cho phù hợp để phục vụ công tác phòng ngừa