- Huyện đảo Hoàng Sa một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà
2.1.2. Tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua (từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019), tình hình phạm pháp hình sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng [Xem Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1 phần phụ lục]. Trên lĩnh vực hình sự, tội phạm xâm hại tài sản chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm [Xem Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.2 phần phụ lục], phương thức hoạt động của các loại tội phạm ngày càng tinh vi, liều lĩnh, tập trung vào nhóm tội phạm: cướp, cướp giật, trộm cắp, nổi lên là tình trạng cướp giật tài sản, nhất là cướp giật tài sản của khách du lịch, người dân [Xem Bảng 2.3 và Biểu đồ 2.3 phần phụ lục]; trộm cắp “vặt” trong các khu dân cư, nhà trọ,… Tội phạm giết người chủ yếu do nguyên nhân xã hội, nổi lên là mâu thuẫn trong quan hệ tình cảm nam nữ có xu hướng gia tăng. Các hành vi cố
ý gây thương tích, đòi nợ thuê, bảo kê, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản ... được kiềm chế, không để tội phạm lộng hành, hoạt động theo kiểu “xã hội đen”. Tình hình tệ nạn xã hội được kiềm chế, đẩy lùi, đã tập trung đấu tranh, phát hiện, xử lý nhiều vụ đánh bạc, số đề, cá độ bóng
đá qua mạng...; tệ nạn mại dâm có phức tạp hơn do bất cập của pháp luật trong việc quản lý, xử lý số đối tượng hành nghề mại dâm nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Qua phân tích, tổng hợp số liệu thống kê số vụ cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [Xem Bảng 2.3và Biểu đồ 2.3phần phụlục] cho thấy tình hình tội phạm cướp giật tài sản có diễn biến khó lường, phức tạp cả về số vụ và tính chất mức độ nguy hiểm lúc tăng, lúc giảm.
Tội cướp giật hoạt động hầu hết ở các địa bàn của thành phố, trong đó tập trung ở địa bàn trung tâm thành phố, các khu du lịch, đông dân cư, nhiều khách du lịch như Hải Châu 62 vụ (chiếm 24,51%), Thanh Khê 44 vụ (chiếm 17,39%), Sơn Trà 41 vụ (chiếm 16,21%) [Xem Bảng 2.4 và Biểu đồ 2.4 phần phụ lục].
Thời gian gây án của tội cướp giật tài sản tại không phân biệt ngày hay đêm [Xem Bảng 2.5 và Biểu đồ 2.5 phần phụ lục], khi xuất hiện mục tiêu và điều kiện thuận lợi các đối tượng sẽ thực hiện hành vi phạm tội.
Trước đây, đối tượng cướp giật thường thực hiện hành vi theo nhóm gồm 2 người, nhưng thời gian gần đây, xảy ra rất nhiều vụ đối tượng thực hiện tội phạm một mình (chiếm 6,72% tổng số vụ). Điều này cho thấy tội phạm rất liều lĩnh và chuyên nghiệp, thực hiện hành vi nhanh, gọn, chính xác và tẩu thoát nhanh chóng, không cần đối tượng khác hỗ trợ [Xem Bảng 2.6 và Biểu đồ 2.6 phần phụ lục].
Hiện nay các đối tượng hoạt động phạm tội có xu hướng nhắm đến các nạn nhân là những người đi bộ trong khu dân cư, những người đang mua, bán hàng, nạn nhân đi ô tô xuống xe, khách du lịch đang đi bộ,... [Xem Bảng 2.7 và Biểu đồ 2.7 phần phụ lục]. Những nạn nhân này thường không phản ứng kịp để đối phó với hành vi cướp giật, không có sẵn phương tiện để kịp thời đuổi bắt.
Tài sản thiệt hại chủ yếu vẫn là những tài sản nhỏ gọn, có giá trị kinh tế cao [Xem Bảng 2.8và Biểu đồ 2.8 phần phụlục] cho thấy ý thức bảo vệ tài
sản của người dân còn chưa cao, để tài sản hớ hênh, tạo điều kiện cho đối tượng phạm tội.
Từ những phân tích trên cho thấy, tội cướp giật hoạt động bất kể địa bàn, thời gian, các đối tượng len lỏi vào tất cả các khu dân cư để thực hiện hành vi phạm tội, gây bức xúc dư luận và trong nhân.