- Huyện đảo Hoàng Sa một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà
2.3. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, mặc dù tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng gặp nhiều khó khăn, nhiều chính sách pháp luật về phòng, chống tội phạm chưa hoàn thiện đã tác động xấu đến công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt của Thành uỷ, UBND thành phố; sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ và quyết liệt của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố mà nòng cốt là lực lượng Công an thành phố, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của đông đảo cán bộ, Đảng viên và nhân dân góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội cướp giật tài sản nói riêng, cùng góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường phát triển du lịch bền
vững. Đạt được kết quả trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, cấp ủy và chính quyền các cấp đã nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc trong việc triển khai thực hiện công tác phòng chống tội phạm nói chung, tội cướp giật tài sản nói riêng và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, các tổ chức, cơ sở đảng trong công tác đấu tranh, phòng chống đối với loại tội phạm này.
Hai là, UBND các cấp, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội đã có nhiều chương trình, kế hoạch phòng, chống tội phạm cụ thể phù hợp với tình hình thực tế và gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Ba là, các cấp uỷ Đảng, chính quyền thường xuyên chỉ đạo các ngành đoàn thể tập trung thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch, kết hợp xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư với xây dựng mô hình “Tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội” và phong trào toàn dân bảo vệan ninh Tổquốc.
Bốn là, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể, cơ quan, ban, ngành liên quan đã phát huy vai trò tích cực trong tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tố giác, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội cướp giật tài sản nói riêng.
Năm là, trong quá trình thực hiện cấp ủy và chính quyền các cấp đã gắn công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội cướp giật tài sản nói riêng với các chương trình, kế hoạch phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, của thành phố, đặc biệt là các chương trình an sinh xã hội của thành phố như: chính sách cho vay vốn đối với hộ nghèo, giải quyết việc làm, nhà ở; cho những đối tượng đặc xá, tù tha có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn làm ăn, tái hòa nhập cộng đồng; gặp gỡ đối thoại với số thanh thiếu niên hư, chậm tiến để nắm bắt tâm tư tình cảm của các em để giao cho các ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ (tạo công ăn việc làm, hỗ trợ vay vốn, miễn giảm tiền học phí, mua sắm phương tiện đi lại…) để các em có điều kiện phấn đấu, tiến bộ. Ngoài ra thành phố còn tạo điều kiện và động viên khen thưởng bằng vật chất
đối với số người cai nghiện ma tuý hiệu quả, phấn đấu hoàn lương trở thành công dân có ích cho xã hội.
Sáu là, lực lượng Công an đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu, hướng dẫn và tổ chức tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, cụ thể:
- Đã chủ động xây dựng các kế hoạch chuyên đề để tập trung đấu tranh quyết liệt với các băng, nhóm tội phạm có tổ chức, trong đó có tội phạm chuyên cướp giật tài sản tại các địa bàn, tuyến, khu du lịch và quản lý chặt chẽ số đối tượng này, không để chúng có điều kiện hoạt động, gây án;
- Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động có kế hoạch tổ chức thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ và gắn trách nhiệm, chỉ tiêu các mặt công tác với từng lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chiến sỹ. Công tác nghiệp vụ đã được các đơn vị chú trọng hơn, gắn chặt với các mặt công tác chuyên môn của từng đơn vị, từng lực lượng và việc thực hiệncác Kế hoạch chuyên đề về PCTP của lãnh đạo Công an thành phố. Bước đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, góp phần đảm bảo tình hình ANTT trên địa bàn.
Bảy là, lực lượng quân sự, công an, dân phòng, bảo vệ dân phố đã phối hợp tốt trong công tác phòng, chống tội phạm theo các Quyết định 8394/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND thành phố về hoạt động phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo vệ ANTT ở địa bàn dân cư và Quyết định số 6743/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 của UBND thành phố về thành lập lực lượng chống cướp giật và tội phạm khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. UBND thành phố đã chi ngân sách của địa phương để các lực lượng này hoạt động. Xây dựng và triển khai đề án “Phân bổ dân cư” trên địa bàn thành phố; chia nhỏ mỗi tổ dân phố chỉ từ 25 đến 40 hộ để tạo điều kiện cho công tác quản lý ANTT.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội cướp giật tài sản nói riêng trong những năm quan vẫn diễn biến khó lường, phức tạp và có tăng
có giảm; tỷ lệ điều tra khám phá án đối với án cướp giật tài sản còn thấp; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên chưa thường xuyên liên tục, trong khi số lượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thành phần độ tuổi phạm tội; một số cấp, ngành còn thờ ơ trong việc tham gia vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nói chung, tội cướp giật tài sản nói riêng; việc phối hợp trao đổi thông tin tội phạm giữa các lực lượng còn hạn chế, chưa chủ động phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan đến tình hình ANTT,... Những tồn tại nêu trên do nhiều nguyên nhân trong có một số nguyên nhân sau:
Một là, một số cấpủy đảng, chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thểtuy có quan tâm đến công tác phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội cướp giật tài sản nói riêng, nhưng chưa lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nên việc tổ chức thực hiện có lúc, có nơi chưa thường xuyên, liên tục, có nơi chưa gắn kết chặt chẽ thực hiện chương trình, kế hoạch phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội cướp giật tài sản nói riêng với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác nên kết quả đạt được còn hạn chế.
Hai là, việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến ANTT ở một số ngành và các đơn vị, địa phương có nơi còn bộc lộ nhiều sơ hở đã tạo điều kiện cho bọn tội phạm gây án. Một số nơi vẫn còn tư tưởng xem trách nhiệm phòng, chống tội phạm là của cơ quan chức năng nên chưa phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội cướp giật tài sản nói riêng.
Ba là, công tác đấu tranh, phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tội cướp giật tài sản nói riêng của các ngành chức năng tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng có nơi, có lúc chưa quyết liệt, thiếu nhạy bén kịp thời. Công tác phối hợp tuần tra kiểm soát đảm bảo ANTT ban đêm chưa được thường xuyên, liên tục, kết quả đạt được còn hạn chế. Công tác quản lý hành chính nhà nước về ANTT còn nhiều sơ hở; Công tác quản lý đối tượng, quản lý địa
bàn chưa chặt chẽ; công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục đối tượng và tạo điều kiện cho đối tượng tái hòa nhập cộng đồng tuy có chuyển biến nhưng kết quả đạt được còn hạn chế.
Bốn là, công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an thành phố tuy đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, còn bộc lộ những tồn tại hạn, chế nhất định.
Năm là, công tác phối hợp triển khai các Nghị quyết liên tịch giữa Công an với các ban ngành đoàn thể chưa thường xuyên, đồng bộ do vậy hiệu quả chưa cao, nhất là trong quản lý giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục chưa thường xuyên, chưa đến được đối tượng có nguy cơ cao; Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý con em chưa chặt chẽ, thường xuyên nên dẫn đến tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học, vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng...
Tiểu kết chương 2
Chương 2, Luận văn đã nghiên cứu, làm rõ tình hình, kết quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019. Qua đó đã đưa ra một số vấn đề có liên quan đến phòng ngừa tình hình tội phạm này; phác họa rõ nét diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm hình sự nói chung, tội cướp giật tài sản nói riêng.
Đồng thời, luận văn đã nghiên cứu các đặc điểm hình sự của tình hình tội cướp giật tài tên địa bàn thành phố Đà Nẵng; nguyên nhân điều kiện tồn tại và phát triển của loại tội phạm này; phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm; công tác tổ chức hoạt động phòng ngừa và kết quả đạt được, cũng như những hạn chế tồn tại, những nguyên nhân trong quá trình tổ chức các hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để dự báo tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3