- Huyện đảo Hoàng Sa một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà
2.1.3. Đặc điểm nhân thân của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
phố Đà Nẵng
Đặc điểm nhân thân của tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là hệ thống các thông tin phản ánh những thuộc tính, những đặc điểm cơ bản nhất của tội phạm. Vì vậy, khi phòng ngừa loại tội phạm này đòi hỏi phải nghiên cứu nắm vững nội dung từng đặc điểm, thấy được mối quan hệ giữa các đặc điểm đó với nhau từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn phục vụ cho công tác phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản.
2.1.3.1. Đặc điểm nhân thân của tội phạm cướp giật tài sản
Đặc điểm nhân thân của tội phạm cướp giật tài sản những đặc điểm về dấu hiệu cá nhân của con người thực hiện hành vi phạm tội cướp giật tài sản, như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tiền án, tiền sự... Thông qua việc nghiên cứu về nhân thân người phạm tội để nắm rõ thực chất về hoàn cảnh, thái độ tâm lý, tình cảm của họ đối với các giá trị xã hội, đối với pháp luật. Trên cơ sở đó, tìm hiểu về nguyên nhân, điều kiện của tội cướp giật tài sản và đề xuất các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả đối với loại tội phạm này.
Qua nghiên cứu khảo sát đặc điểm nhân thân của 258 đối tượng phạm tội cướp giật tài sản trong thời gian từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019
[Xem bảng 2.9 và Biểu đồ 2.9 phần phụ lục] rút ra một số đặc điểm sau: - Về giới tính
Qua nghiên cứu khảo sát 156 vụ án cướp giật tài sản thì số đối tượng là nam giới chiếm tỉ lệ cao 151/156 vụ (chiếm 96,79%), số đối tượng là nữ giới (04 đối tượng, chiếm 4,21%) chiếm tỉ lệ thấp (04 vụ chiếm 2,56%). Tất cả bốn đối tượng là nữ tham gia thực hiện các vụ cướp giật tài sản chỉ giữ vai trò
cản địa, quản lý, tiêu thụ các tài sản chiếm đoạt được trong các băng, nhóm cướp giật do đối tượng là nam giới cầm đầu.
Như vậy, nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới trong cơ cấu tội cướp giật tài sản. Do đó, khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản cần chú ý tập trung vào các đối tượng là nam.
- Về độ tuổi
Người phạm tội trong các vụ án cướp giật tài sản đã xảy ra chủ yếu ở độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi (chiếm 77,91%). Cụ thể:
+ Dưới 16 tuổi: 02 người, tỷ lệ 0,78%; + Từ 16 đến 18 tuổi: 37 người, tỉ lệ 14,34%; + Từ 18 đến 30 tuổi: 201 người, tỉ lệ 77,91%; + Trên 30 tuổi: 18 người, tỉ lệ 6,97%.
Như vậy, đối tượng phạm tội cướp giật chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên, tức từ 18 đến 30 tuổi (chiếm 77,91%) và dưới 18 tuổi (chiếm 15,12%). Các đối tượng ở độ tuổi này để những nhu cầu thấp hèn vị kỷ, tiêu cực chệch hướng với giá trị chuẩn mực của xã hội định hướng nên đã đi vào con đường phạm tội. Do đó khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp giật cần chú ý tập trung vào các đối tượng ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Về trình độ học vấn
Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách, lý trí, cách ứng xử của con người khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội. Trình độ học vấn của tội phạm cướp giật tài sản tại có tác động mạnh đến nhận thức, động cơ, thủ đoạn thực hiện hành vi cướp giật. Trong đó, số đối tượng không đi học: 06 người (tỷ lệ 2,33%); đối tượng có trình độ học vấn tiểu học: 38 người (tỷ lệ 14,73%); đối tượng có trình độ học vấn trung học cơ sở: 155 người (tỷ lệ 60,07%); đối tượng có trình độ học vấn trung học phổ thông: 57 người (tỷ lệ 22,09%); đối tượng có trình độ học vấn cao đẳng - đại học: 02 người (tỷ lệ 0,78%).
không cao (từ lớp 9 trở xuống chiếm tỉ lệ 77,13%). - Về nghề nghiệp
Số đối tượng không có nghề nghiệp và có nghề nghiệp nhưng không ổn định phạm tội cướp giật tài sản chiếm tỉ lệ cao, cụ thể:
+ Số đối tượng không nghề nghiệp: 143 người (tỷ lệ 55,43%);
+ Số đối tượng có nghề nghiệp nhưng không ổn định: 56 người (tỷ lệ 21,71%);
+ Số đối tượng có nghề nghiệp ổn định: 22 người (tỷ lệ 8,52%); + Số đối tượng là học sinh, sinh viên: 37 người (tỷ lệ 14,34%).
Như vậy, nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến khả năng phạm tội, bởi vì, một trong nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội là do thu nhập thấp, không ổn định hoặc không có việc làm, lại có nhu cầu tiêu xài, có những đòi hỏi về vật chất lớn hoặc khi việc làm không ổn định, còn nhiều thời gian nhàn rỗi, bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo nên nhiều đối tượng đã tìm đến con đường phạm tội cướp giật. Đáng báo động là tình trạng sinh viên, học sinh tham gia cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng.
- Về nơi cư trú
Tội phạm cướp giật tài sản hầu hết là người có hộ khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể:
+ Đối tượng có hộ khẩu trên địa bàn Đà Nẵng: 202 người, tỉ lệ 78,29%; + Đối tượng ngoại tỉnh: 56 người, tỉ lệ 21,71%;
Như vậy, đối tượng gây án cướp giật chủ yếu là người địa phương, tuy nhiên trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội các đối tượng có sự di chuyển từ phường này sang phường khác, quận này sang quận khác và điểm đến thường là các nơi tập trung đông người với nhiều tài sản có giá trị. Các đối tượng từ ngoại tỉnh chủ yếu vẫn là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kontum, tuy chiếm số lượng nhỏ nhưng thủ đoạn gây án cũng hết sức táo bạo, liều lĩnh và di chuyển về lại địa phương ngay sau khi gây án, gây nhiều khó khăn cho hoạt động phòng ngừa, điều tra, xử lý.
- Về tiền án, tiền sự
Tội phạm cướp giật tại phần lớn là đối tượng phạm tội lần đầu, cụ thể: + Đối tượng có tiền án, tiền sự: 42 người, tỷ lệ 16,28%;
+ Đối tượng phạm tội lần đầu: 216 người, tỷ lệ 83,72%.
Tuy hầu hết đối tượng gây án cướp giật tài sản là phạm tội lần đầu, nhưng trong nhiều trường hợp đối tượng lại gây án liên tục, thường xuyên thay đổi địa bàn, thời điểm gây án, gây nhiều khó khăn cho động phòng ngừa, đấu tranh, làm rõ. Số đối tượng gây án đã có tiền án, tiền sự khi thực hiện hành vi phạm tội có sự chuẩn bị trước, nghiên cứu cụ thể đặc điểm địa bàn, tuyến, khu dân cư để chuẩn bị gây án, khi bị phát hiện, bắt giữ khai báo nhỏ giọt, luôn quanh co chối tội.
- Về đặc điểm tâm lý của tội phạm cướp giật tài sản
Tội phạm cướp giật tài sản chủ yếu là thanh thiếu niên, đều đang ở độ tuổi rất trẻ, sung mãn về sức lực, tính khí nóng nảy, cộc cằn. Còn đối với những đối tượng cướp giật chuyên nghiệp thì hết sức lỳ lợm, ngang ngạnh, thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn táo bạo, liều lĩnh, trắng trợn. Tội cướp giật nhận thức về pháp luật cũng như những giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội rất thấp, coi thường mọi người, chây lười lao động nhưng lại thích ăn chơi, dễ tiêm nhiễm những thói hư tật xấu.
- Về hoàn cảnh gia đình
Gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Vì vậy, khi gia đình có cấu trúc không bền vững như thiếu bố, thiếu mẹ, hoặc thiếu cả bố lẫn mẹ, bố mẹ ly dị, gia đình khó khăn túng quẫn, gia đình có các thành viên phạm tội hình sự, tệ nạn xã hội… là những môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho cá nhân hình thành và phát triển nét tâm lý tiêu cực, nhân sinh quan chệch hướng những chuẩn mực đạo đức xã hội và một trong những biểu hiện ra bên ngoài là con đường phạm tội. Cá biệt, cũng có đối tượng phạm tội xuất phát từ gia đình khá giả, gia đình cán bộ nhưng lại thiếu sự quản lý, quan tâm đúng mức đến việc giáo dục con cái.
Qua phân tích đặc điểm nhân thân của tội phạm cướp giật tài sản cho thấy, đối tượng phạm tội cướp giật phần lớn là những thanh thiếu niên, người đang trong độ tuổi khỏe mạnh nhưng chây lười lao động, nghiện hút ma túy, ăn chơi trác táng, không nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định, cũng có những đối tượng phạm tội lần đầu nhưng thủ đoạn gây án rất chuyên nghiệp và gây án hàng loạt. Các đối tượng phạm tội cướp giật có tính cách manh động, hành động liều lĩnh, sử dụng thành thạo phương tiện giao thông có tốc độ cao, thông thuộc địa bàn gây án. Nắm vững đầy đủ các đặc điểm nhân thân của tội phạm cướp giật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề ra các giải pháp phòng ngừa để góp phần ngăn chặn tình trạng phạm pháp trong giai đoạn hiện nay.
2.1.3.2. Đặc điểm về thời gian, địa điểm gây án
Thời gian và địa điểm gây án của tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tùy từng địa điểm gây án cụ thể mà đối tượng lựa chọn thời gian gây án thích hợp, ngược lại, tùy thuộc vào thời gian gây án đã lựa chọn mà đối tượng tính toán gây án ở những địa điểm phù hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nếu gặp điều kiện thuận lợi thì đối tượng sẽ gây án ngay.
Qua nghiên cứu 156 vụ án cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy, đối tượng gây án không cố định vào một khung thời gian nhất định, đối tượng có thể hành động khi thấy có điều kiện, cơ hội thuận lợi, cụ thể: - Từ 06h đến10h: 22 vụ, tỷ lệ 14,1%; - Từ 10h đến 14h: 35 vụ, tỷ lệ 22,43%; - Từ 14h đến 19h: 26 vụ, tỷ lệ 16,67%; - Từ 19h đến 22h: 48 vụ, tỷ lệ 30,77%; - Từ 22h đến 06h: 25 vụ, tỷ lệ 16,03%;
Tuy nhiên khoảng thời gian mà tội cướp giật gây án nhiều nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ đến 22giờ (109/156 vụ, tỉ lệ 69,87%).
đường tập trung đông đúc, nhiều người dân và du khách, thông thường tại các khu vực du lịch dịch vụ như mua sắm, ăn uống,… du khách và người dân thường xuyên qua lại như địa bàn Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn chiếm 69,17% (175/253 vụ).
Như vậy, tội cướp giật thường chọn những địa bàn, tuyến, khu vực có đông dân cư, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch để thực hiện hành vi phạm tội. Các khu vực ở nông thôn, miền núi thì số vụ cướp giật ít hơn rất nhiều, thậm chí không xảy ra cướp giật.
2.1.3.3. Đặc điểm về nạn nhân của vụ án cướp giật tài sản
Nạn nhân của vụ án cướp giật tài sản tại thường là người mang theo tài sản gọn nhẹ, có giá trị, như dây chuyền vàng, điện thoại di động, giỏ xách... nhưng sơ hở, dễ phát hiện, dễ thấy lại thiếu tinh thần cảnh giác trong việc quản lý tài sản của mình nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Khi bị cướp giật tài sản, nạn nhân thường hoang mang, hoảng hốt tinh thần nhưng ít nhiều trong tâm trí họ vẫn còn lưu lại thông tin về đối tượng gây án, chẳng hạn: đặc điểm nhận dạng (dáng người, đầu tóc, quần áo), loại phương tiện được sử dụng để gây án, biển kiểm soát... và thậm chí có trường hợp dũng cảm truy đuổi đối tượng thực hiện hành vi cướp giật. Nghiên cứu 156 vụ án cướp giật tài sản xảy ra thì nạn nhân là nữ là chính, cụ thể:
- Nạn nhân là nữ: 118 vụ, tỷ lệ 75,64%; - Nạn nhân là nam: 25 vụ, tỉ lệ 16,03%;
- Nạn nhân là nam chở nữ: 13 vụ, tỷ lệ 8,33%;
- Nạn nhân là người nước ngoài: 15 vụ, tỷ lệ 9,62% (trong đó nam là 04 người, nữ là 11 người).
Các đối tượng cướp giật tài sản thường chọn nạn nhân là nữ vì nắm được đặc điểm tâm lý khi bị cướp giật tài sản, nữ giới tỏ ra hốt hoảng, hoang mang và ít chống trả, ít truy đuổi hơn nam giới.
Tất cả các nạn nhân là người nước ngoài trong các vụ án cướp giật tài sản là các du khách đến Đà Nẵng để tham quan du lịch là chủ yếu nên họ
thường mang tài sản đựng trong giỏ xách gọn nhẹ để dễ đi lại, di chuyển. Tuy nhiên, họ cũng chủ quan, sơ hở trong việc bảo vệ tài sản của mình như để giỏ xách ở baga xe đạp, đeo ở vai, vả lại họ không rành đường đi lại, bất đồng ngôn ngữ không thể trình báo, không thể kêu cứu nên đã bị các đối tượng triệt để lợi dụng để cướp giật tài sản.
Khi bị cướp giật tài sản, nhiều nạn nhân không tin tưởng vào cơ quan chức năng hoặc do giá trị tài sản ít, sợ mất thời gian hoặc trường hợp nạn nhân là người nước ngoài vì bất đồng ngôn ngữ, không rành đường nên đã không đến trình báo cơ quan chức năng vì vậy đã gây khó khăn cho công tác xử lý, góp phần làm tăng tội phạm ẩn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Như vậy, nạn nhân của vụ án cướp giật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là người Việt Nam và cả người nước ngoài, phần lớn là nữ giới, thường mang trên người những tài sản gọn nhẹ và sơ hở trong việc quản lý tài sản, tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi cướp giật, cá biệt có một số trường hợp sau khi bị cướp giật các nạn nhân không trình báo với cơ quan chức năng.
2.1.3.4. Đặc điểm về tài sản bị chiếm đoạt
Tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ cướp giật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thường là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị như giỏ xách, điện thoại di động, dây chuyền vàng, máy ảnh kỹ thuật số và một số loại khác như thẻ tín dụng, giấy tờ, kính đeo mắt.... Qua nghiên cứu khảo sát 156 vụ cướp giật tài sản thì số tài sản bị cướp giật bao gồm:
- Túi xách: 85 vụ, tỷ lệ 54,48%;
- Điện thoại di động: 26 vụ, tỷ lệ 16,67%; - Dây chuyền vàng: 29 vụ, tỷ lệ 18,59%; - Laptop, máy ảnh: 16 vụ, tỷ lệ 10,26%;
Đối tượng cướp giật tài sản nhằm vào những tài sản gọn nhẹ để dễ dàng giật lấy, dễ dàng tẩu thoát và tài sản cướp giật được lại dễ cất giấu, dễ tiêu thụ.
Nắm được đặc điểm tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án cướp giật tài sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuyên truyền cho mọi người biện
pháp phòng ngừa, quản lý tài sản.
2.1.3.5. Hậu quả do tội cướp giật tài sản gây ra
Tội cướp giật tài sản không chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu riêng của công dân, làm cho nạn nhân rơi vào trạng thái hoang mang mà còn gây ra tâm lý hoang mang cho quần chúng nhân dân, nhất là người nước ngoài đang sống, làm việc và tham quan du lịch trên địa bàn, góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình TTATXH, môi trường du lịch của thành phố.
Nghiêm trọng hơn, các đối tượng cướp giật tài sản khi thực hiện hành vi phạm tội thường liều lĩnh, táo bạo và kiên quyết thực hiện đến cùng nên bất chấp cả tính mạng của nạn nhân, thậm chí sẵn sàng chống trả quyết liệt nếu bị truy đuổi, gây thương tích nặng cho lực lượng truy đuổi hòng tẩu thoát bằng cách đạp ngã xe của nạn nhân, của lực lượng truy đuổi, hoặc dùng dao, vật nhọn để đâm...
2.1.3.6. Thủ đoạn phạm tội cướp giật
Tội cướp giật tài sản thường được thực hiện thông qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị gây án
Đây là hoạt động đầu tiên phục vụ cho quá trình gây án được trót lọt, ở giai đoạn này người thực hiện hành vi phạm tội thường thực hiện một số nội dung sau:
Một là, thăm dò nắm tình hình về đối tượng hoặc diện đối tượng mà chúng chuẩn bị cướp giật như phát hiện những người mang tài sản hay đồ trang sức có giá trị, quan sát xác định những điểm sơ hở của người mang tài