Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 47 - 50)

- Huyện đảo Hoàng Sa một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà

2.1.4. Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

thường sử dụng xe máy phân khối lớn, làm thay đổi biển số thật, gây án từ 02 đối tượng trở lên, có sự phân công vai trò, vị trí của từng tên. Sau khi phát hiện được mục tiêu gây án, chúng quan sát sơ hở của nạn nhân rồi thực hiện hành vi cướp giật và nhanh chóng tẩu thoát. Trong trường hợp gây án mà bị quần chúng nhân dân phát hiện truy đuổi thì đối tượng sẵn sàng chống trả quyết liệt bằng hung khí hòng tẩu thoát hoặc giải cứu cho đồng bọn. Sau khi gây án hoặc là ngay lập tức tìm nơi tiêu thụ tài sản cướp giật được để lấy tiền mua ma túy sử dụng, ăn chơi, cờ bạc, bao gái tại các nhà hàng, khách sạn, vũ trường, quán bar hoặc là chờ thời cơ thuận lợi để tiêu thụ tài sản.

2.1.4. Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội cướp giật tài sản trênđịa bàn thành phố Đà Nẵng địa bàn thành phố Đà Nẵng

động trực tiếp làm phát sinh ra loại tội phạm này; còn điều kiện của tình trạng tội cướp giật tài sản là những hiện tượng xã hội thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi làm nảy sinh loại tội phạm này.

Qua nghiên cứu, xác định nổi lên một số nguyên nhân, điều kiện khách quan và chủ quan chủ yếu làm phát sinh tội cướp giật tài sản như sau:

2.1.4.1. Nguyên nhân, điều kiện khách quan

- Từ phía gia đình

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét. Nhiều gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn về kinh tế, con cái không có điều kiện ăn học, không đáp ứng nhu cầu vật chất tối thiểu phải nghỉ học phụ giúp gia đình như: bán vé số, đánh giầy, làm ôsin... sớm tiếp xúc với môi trường xã hội lại thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động và bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Qua nghiên cứu khảo sát thì yếu tố gia đình khó khăn túng quẫn, hoàn cảnh kinh tế, mức thu nhập thấp là một trong những động cơ phát sinh tội cướp giật tài sản (57/258 đối tượng, tỷ lệ 22,09%).

Tuy nhiên, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn không phải là nguyên nhân chủ yếu nảy sinh tội cướp giật. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng, họ chỉ chú tâm vào công việc xã hội, lo làm giàu mà quên chức trách làm cha mẹ. Nhiều cha mẹ cứ nghĩ thỏa mãn nhiều vật chất cho con là đủ mà không cần có sự quan tâm chia sẻ, động viên con em mình. Khi được cha mẹ cho nhiều tiền, có một số người lao vào ăn chơi trụy lạc, tệ nạn xã hội, bỏ học. Đến khi không được cha mẹ cung cấp tiền kịp thời thì nảy sinh hành vi phạm tội để kiếm tiền tiêu xài. Trường hợp này có 46/258 đối tượng, tỷ lệ chiếm 17,83%.

Bên cạnh đó, gia đình không hoàn hảo, không thuận lợi như có bố mẹ ly dị, không có bố mẹ, hoặc không có bố hoặc không có mẹ cũng được coi là nguyên nhân của việc giáo dục, dạy dỗ con cái, môi trường phát sinh ý định phạm tội cướp giật tài sản (có đến 59/258 đối tượng chiếm 23,16%).

Ngoài ra, sự buông lỏng quản lý của gia đình, không chú ý đến sự phát triển nhân cách của cá nhân thành viên trong gia đình, không quan tâm quản lý giờ giấc đi lại, tiêu xài… đã tạo cho thành viên trong gia đình có lối sống buông thả, giao du với các phần tử xấu, một trong những con đường dẫn đến phạm tội trong đó có tội cướp giật tài sản.

- Từ phía nhà trường

Công tác quản lý giáo dục học sinh, sinh viên trong các nhà trường còn lỏng lẻo, trong khi số lượng học sinh ngày càng tăng. Một số tệ nạn nghiện hút, cờ bạc đã xuất hiện trong môi trường nhà trường nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.

Chương trình học ở nhà trường còn nhiều bất cập ở việc không cân đối thời lượng giữa các môn học làm cho học sinh, sinh viên vừa quá tải vừa hổng kiến thức. Một số học sinh yếu không theo kịp bạn bè, học lưu ban nên mặc cảm với bạn bè, chán học, trốn học tụ tập bạn bè đi chơi, mắc phải tệ nạn xã hội và cuối cùng đi vào con đường phạm tội.

Sự quan tâm, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quản lý giáo dục, trong việc phòng ngừa những lệch lạc, và trong việc phát hiện sơ hở của học sinh chưa được thường xuyên và thiếu chặt chẽ. Những biểu hiện xấu của học sinh không được nhà trường phản ánh kịp thời, đầy đủ đến gia đình và ngược lại. Mặc khác, kỷ luật nhà trường đôi lúc còn lỏng lẻo. Điều này cũng góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho học sinh trốn học, bỏ học, tụ tập để ăn chơi hoặc cướp giật tài sản để tiêu xài.

- Từ phía xã hội

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thông tin, các dịch vụ giải trí trên các lĩnh vực, thì hoạt động của các tổ chức quần chúng như Đoàn thanh niên, hoạt động của các ban ngành... ở cơ sở còn yếu, mang tính hình thức nên không thu hút được đông đảo thanh, thiếu niên tham gia vì thế, ý thức phấn đấu vươn lên còn hạn chế, không muốn khép mình vào khuôn khổ, ý thức tập thể kém nên khi gặp hoàn cảnh xấu, bàn bè rủ rê lôi kéo

dễ có hành động phạm tội.

2.1.4.2. Nguyên nhân, điều kiện chủ quan từ bản thân người phạm tội

Các đối tượng phạm tội cướp giật tài sản tại các khu du lịch có những đòi hỏi quá cao so với sự đáp ứng của bản thân và gia đình, đó là nhu cầu ích kỷ về sự hưởng thụ, khi gia đình không đáp ứng sẽ có hành vi phạm tội để thỏa mãn nhu cầu. Bên cạnh đó, các đối tượng này rất chây lười lao động, quen sống hưởng thụ với những nhu cầu thấp hèn vị kỷ, có lối sống xa hoa trụy lạc, ăn chơi trác táng như: nhậu nhẹt, massage, bao gái... nhân sinh quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thái độ coi đồng tiền, lợi ích vật chất là trên hết, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên mới lớn. Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tội cướp giật. Qua nghiên cứu 156 vụ án cướp giật tài sản, số lượng vụ án xảy ra do nguyên nhân trình bày trên là 128 vụ (tỷ lệ 82,05%), còn lại 28 vụ (tỷ lệ 17,95%) là do nghiện ma túy.

Đối tượng phạm tội cướp giật tài sản có nhận thức xã hội và trình độ văn hóa thấp, hạn chế nhận thức về pháp luật, có sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, trượt dài từ gia đình, nhà trường cho đến xã hội, cuối cùng đi vào con đường phạm tội. Số đối tượng phạm tội cướp giật không đi học 06/258 người, tỷ lệ 2,33%; có trình độ văn hóa tiểu học 38/258 người, tỷ lệ 14,73%; có trình độ trung học cơ sở 155/258 người, tỷ lệ 60,07%.

Số lượng đối tượng phạm tội trong tình trạng không nghề nghiệp, nghề nghiệp không ổn định ngày càng nhiều 199/258 người, tỷ lệ 77,13%.

Trên đây là một số nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tội cướp giật tài sản trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản nói chung, cướp giật tài sản nói riêng của các lực lượng, trong đó có lực lượng Công an thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)