Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

chính trị xã hội, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, công dân, du khách, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mọi người dân và du khách.

Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế do tình hình tội TCTS tại điểm du lịch gây ra trong xã hội kể cả những thiệt hại gián tiếp mà Nhà nước, xã hội phải chi trả để khắc phục hậu quả do tội phạm để lại, từ đó tiết kiệm được ngân sách Nhà nước, hạn chế có lợi cho sức lao động của các nhân viên Nhà nước trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội.

Thông qua hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch nói riêng, Nhà nước có thể kiểm soát được mảng tối của đời sống xã hội là tình hình tội phạm, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời tăng cao hiệu quả trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

1.2. Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch các điểm du lịch

Phòng ngừa tình hình tội phạm là một loại hoạt động thực tiễn xã hội có những đặc điểm đặc thù của mình. Cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống đó phải được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định [28, tr.157].

Theo quy định chung về nguyên tắc phòng ngừa (tội phạm nói chung) gồm có các nguyên tắc: pháp chế, dân chủ, nhân đạo, khoa học và tiến bộ, nguyên tắc phối hợp chặt chẽ các chủ thể và các biện pháp phòng ngừa, nguyên tắc phân hóa. Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch cũng phải tuân thủ các nguyên tắc trong phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung. Đó là những quan điểm, phương châm xuyên suốt toàn bộ việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tác giả đề xuất các nguyên tắc đặc thù sau đây đối với phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch:

- Một là - Nguyên tắc pháp chế: Phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch ở các cấp độ, mức độ khác nhau nhưng đều thể hiện tính quyền lực của Nhà nước. Hoạt động này nhằm thực hiện nhiệm vụ và lợi ích chung mà Nhà nước, xã hội đặt ra.

Nên, không bất cứ lý do nào mà việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội TCTS ở các điểm du lịch nói riêng có thể thoát ly khỏi các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Như vậy, chỉ có thực hiện đúng các quy định của pháp luật, phòng ngừa tình hình tội TCTS ở các điểm du lịch mới đảm bảo mục đích của nó là phục vụ lợi ích xã hội, Nhà nước và nhân dân.

- Hai là - Nguyên tắc phân hóa: Phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch phải được tổ chức tương ứng với các quy luật và đặc điểm của tình hình tội phạm tại điểm du lịch và người phạm tội đã được phân tích, đánh giá; các biện pháp phòng ngừa phải phù hợp với từng địa điểm và từng đối tượng; việc phòng ngừa cá nhân, tổ chức phải được tiến hành trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về cá nhân, tổ chức du khách và cá nhân, tổ chức người phạm tội.. - Ba là - Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ: Phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch hướng đến loại bỏ các tác động tiêu cực của nó đối với xã

hội và làm hạn chế, làm giảm tới mức thấp nhất xảy ra tội phạm tại các điểm du lịch do các chủ thể phòng ngừa khác nhau thực hiện. Nên, để phòng ngừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)