Thực trạng áp dụng biện pháp chung (phòng ngừa xã hội)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 42 - 47)

PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.1. Thực trạng áp dụng biện pháp chung (phòng ngừa xã hội)

Các lực lượng là chủ thể phòng ngừa tình hình TCTS ở các điểm du lịch đã nhận thức được vị trí, vai trò, mục đích của hoạt động phòng ngừa tội phạm và xác định được chức năng, nhiệm vụ và ưu thế của từng chủ thể trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, nhất là phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch. Nên, thông qua việc tổng hợp các biện pháp về chính trị,

kinh tế, pháp luật, văn hóa, giáo dục.. Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng đã thường xuyên đề ra các chủ trương, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp để các ngành, các cấp, các chủ thể phòng ngừa thông qua công tác chuyên môn của mình tập trung xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.

Kết quả tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng tính đến năm 2018 cơ bản ổn định và phát triển. Tiếp tục duy trì thứ hạng dẫn đầu cả nước năm thứ 10 liên tiếp về Chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông; xếp thứ 2 cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thứ 4 cả nước về Chỉ số cải cách hành chính và đạt danh hiệu Thành phố xanh Quốc gia do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới bình chọn. GRDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành bình năm 2018 ước đạt 83,17 triệu đồng, tương đương 3.612 USD, xếp thứ 2 trong khối các thành phố lớn; đứng đầu và có khoảng cách khá xa so với 7 tỉnh vùng duyên hải miền Trung.

UBND thành phố, UBND các quận, huyện và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương bằng các biện pháp thiết thực đã từng bước nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, du khách, tập trung quan tâm đến công tác giảm nghèo, tổ chức thực hiện tốt các chế độ và giải quyết việc làm cho những người lao

động ở địa phương, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo, thu hút nhân tài, nâng cao trình độ dân trí. Đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 4.830 doanh nghiệp, 735 doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài làm việc với tổng 1.947 lao động là người nước ngoài. Các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố tạo việc làm cho 32.702 lao động; các thành phần kinh tế tạo vị trí việc làm tăng thêm cho 24.500 lượt người; đã tổ chức 50 phiên giao dịch việc làm, giải quyết việc làm tại chợ cho 7.700 lao động; ngoài ra Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định và giải ngân cho vay vốn với số tiền cho vay 625.520 triệu đồng, 12.000 dự án, giải quyết việc làm 12.040

lao động (bình quân mức vốn cho vay 38,7 triệu đồng/lao động). Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 về đích trước 02 năm. Hiện tại, trên địa bàn thành phố có 64 cơ sở dạy nghề, quy mô tuyển sinh đăng ký 57.974 học viên, sinh viên, với 2.122 nhà giáo và 608 cán bộ quản lý; tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; tăng cường công tác tự kiểm định và kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; phối hợp hoàn chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018- 2025, tầm nhìn đến năm 2035; mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển và từng bước củng cố, nâng dần chất lượng; hệ thống đào tạo đảm bảo đủ các cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng; bước đầu đã chuyển hướng từ đào tạo theo khả năng hiện có của cơ sở, sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nguồn lực xã hội hóa được huy động và đã có những kết quả đáng kể [24, tr.65].

Với mục đích tuyên truyền, giáo dục để tác động vào ý thức, tư tưởng của mỗi công dân, du khách nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để từ đó tự giác và chủ động cùng hệ thống chính trị xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, cùng tham gia đấu tranh phòng chống tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch. Những hoạt động tuyên truyền, giáo dục tập trung vào các nội dung như tuyên truyền phố biến pháp luật nói chung; tình hình hoạt động TCTS; những thủ đoạn hoạt động; những nạn nhân thường bị các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội; các biện pháp để nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa không để các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội. Đồng thời, tập trung vận động quần chúng nhân dân, du khách tham gia tố giác tội phạm nhất là các đối tượng phạm tội TCTS tại các điểm du lịch; vận động, hướng dẫn những người nước ngoài là nạn nhân của trộm cắp tài sản mạnh dạn tố giác với cơ quan Công an. Qua đó, các chủ thể phòng ngừa cùng các đơn vị lữ hành, các cơ sở kinh doanh lưu trú thông qua nhân viên hoạt động trong các cơ sở này hoặc

những chủ có nhà cho thuê; những người làm công tác quản lý hoặc trực tiếp hoạt động tại những địa điểm du lịch, các điểm du lịch như chợ Cồn, chợ Hàn quận Hải Châu, công viên Biển Đông, biển Mỹ Khê quận Sơn Trà.. định kỳ, thường xuyên thông qua tổ chức tuyên truyền bằng phát thanh, bằng hình ảnh trực quan về hình ảnh đẹp của thiên nhiên, con người Đà Nẵng, nêu gương người tốt việc tốt để nhân rộng và kết hợp hướng dẫn, tuyên truyền kêu gọi người dân, du khách tại các điểm du lịch chú ý cảnh giác, thể hiện rõ thái độ không để các tư tưởng lệch lạc, quan điểm đạo đức không đúng đắn, tác động dẫn đến phạm tội, đấu tranh nghiêm khắc, không khoan nhượng với các nhóm tội như ma túy, đánh bạc, cố ý gây thương tích, nhóm tội xâm phạm sở hữu như cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản và trộm cắp tài sản.

Tập trung nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa, cho mọi du khách, công dân, xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật, quyền sở hữu tài sản của của mình, của du khách và xã hội, Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã luôn quan tâm chỉ đạo các lực lượng là chủ thể phòng ngừa chú trọng cải tiến về nội dung và phương thức của các hoạt động văn hóa, lễ hội, truyền thông, thông tin, thể dục, thể thao. Tại từng tổ dân phố, khu dân cư phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa luôn được chú trọng, được tổ chức thực hiện với nhiều mô hình, cách thức phù hợp với đặc điểm địa bàn, từng bước đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa rộng và góp phần tích cực xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tại các điểm du lịch.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã được, quá trình thực hiện các biện pháp chung về phòng ngừa tình hình tội TCTS ở các điểm du lịch tại thành phố Đà Nẵng còn gặp phải những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó là:

Sự liên kết, hợp tác của thành phố với các địa phương trong vùng và cả nước chưa thường xuyên, thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao. Một số dự án phát triến kinh tế - xã hội chưa gắn chặt với yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh; tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu

tố gây mất ổn định; công tác xoá đói, giảm nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, nhất là trong công tác cán bộ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; chưa phát huy được vai trò của tố chức cơ sở đảng. Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số ban, bộ, ngành Trung ương và Đà Nẵng chưa được quan tâm thường xuyên, thiếu quyết liệt. Một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Đà Nằng chậm được ban hành; một số rào cản, vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời; chậm triển khai một số công trình, dự án trọng điểm; nguồn thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào đất đai. Ở một số nơi, một số khâu, chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, hệ thống chính trị còn bất cập; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, một số giai đoạn còn yếu kém và có khuyết điểm lớn. Chất lượng cán bộ, nhất là ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác nghiên cứu, dự báo, tổng kết thực tiễn chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu chủ động [8, tr.2].

Sự vào cuộc trong tuyên truyền, hướng dẫn phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch chưa đồng bộ giữa các chủ thể phòng ngừa và các đơn vị lữ hành, các công dân, hướng dẫn viên du lịch, du khách nên hiện tượng TCTS tại các điểm du lịch vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là ở các khu vực công cộng như công viên Biển Đông, biển Mỹ Khê, cầu Rồng quận Sơn Trà, biển Ngũ Hành Sơn, biển Bắc Mỹ An tuy được cảnh báo, tuyên truyền nhưng người dân, du khách vẫn chủ quan để xe dưới lòng đường không bảo quản, để tài sản dưới bãi biển không trông coi nên tạo điều kiện phát sinh hành vi TCTS.

Công tác giáo dục, tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, du khách, các cơ quan chưa đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Những thiếu sót và sai lầm trong việc giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội cũng đã ảnh hưởng đến nhận thức và cách hành xử của nhân dân, du khách. Cạnh đó, do tâm lý mong muốn làm giàu bằng mọi cách của số đông người dân, kể cả những việc

trái với pháp luật, trái với phong tục, tập quán và sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức đã ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của quần chúng nhân dân, du khách. Đồng thời, với tình hình internet, sách báo, có nội dung kích động, văn hóa phẩm độc hại tràn lan nhưng không biết cách tiếp thu một cách chọn lọc nên cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, đạo đức của nhân dân, du khách. Ngoài ra, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc ngày càng gia tăng cũng đã ảnh hưởng đến tình hình mức độ gia tăng tội phạm nói chung và tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch ở thành phố Đà Nẵng nói riêng (Bảng 3, 4–Danh mục các bảng biểu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)