Chủ thể, nội dung phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 27 - 34)

hợp chặt chẽ hoạt động phòng ngừa giữa các chủ thể phòng ngừa, đồng bộ giữa các biện pháp khác nhau trong hệ thống đó.

Để thực hiện nguyên tắc này, trước hết phải đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, Chính quyền nơi có điểm du lịch và tại đây phải có chương trình, kế hoạch được xây dựng phù hợp với đặc điểm và khoa học, quá trình triển khai áp dụng phải đồng bộ, có sự chỉ đạo thống nhất, tập trung.

- Bốn là - Nguyên tắc kịp thời: Đây được cho là nguyên tắc quan trọng để ổn định nhanh tình hình ANTT tại điểm du lịch để tạo môi trường luôn đảm bảo, thu hút và tạo sự an tâm khám phá, trải nghiệm tại điểm du lịch trong du khách. Để thực hiện nguyên tắc này thì cần phải chủ động dự báo tình hình, đánh giá đúng thực trạng và kịp thời đề ra các biện pháp phù hợp, hiệu quả về phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch và huy động cả hệ thống chính trị cùng người dân, du khách kịp thời, tự giác, chủ động tham gia phòng ngừa.

- Năm là - Nguyên tắc triệt để trong phòng ngừa: Thông qua việc phòng ngừa bằng tất cả các lực lượng và biện pháp hiện có, qua việc phòng ngừa từ nạn nhân là cá nhân, du khách, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh doanh, quản lý điểm du lịch, các công ty du lịch, Ban quản lý các điểm du lịch.v.v..

1.3. Chủ thể, nội dung phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tạicác điểm du lịch các điểm du lịch

Chủ thể của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và tội TCTS tại các điểm du lịch nói riêng là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các tập thể cũng như các công dân, du khách thực hiện việc phòng

ngừa trong phạm vi thẩm quyền của mình. Mỗi chủ thể trong mối quan hệ đó có các nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ nhất định và chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện chúng, cụ thể các chủ thể sau:

Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là chủ thể của việc phòng ngừa tình hình tội phạm, tình hình trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch.

Các tổ chức Đảng, đảng viên làm việc trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật cố gắng làm cho các tổ chức đó ở mức độ đầy đủ nhất, thực hiện được thẩm quyền do Hiến pháp quy định, các quyền và nghĩa vụ do điều lệ quy định, lôi kéo rộng rãi nhân dân vào việc quản lý, giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội [28, tr.171].

Thông qua đảng viên, các tổ chức Đảng thực hiện lãnh đạo chính trị đối với hoạt động phòng ngừa của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến, tuyên truyền hiểu biết pháp luật.

Như vậy, với vai trò là người tổ chức và lãnh đạo toàn diện các mặt đời sống của nhân dân Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam được ghi nhận là chủ thể quan trọng của hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch nói riêng.

- Về quyền lực Nhà nước, chủ thể quản lý việc phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch là Hội đồng nhân dân các cấp.

Hội đồng nhân dân thực hiện toàn bộ quyền lực nhà nước, đảm bảo việc tuân thủ các đạo luật, việc bảo vệ trật tự nhà nước và xã hội, các quyền lực và lợi ích hợp pháp của công dân [28, tr.171].

Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, qua tổng hợp các ý kiến cử tri, qua hoạt động giám sát đối với các cơ

quan để thực hiện thẩm quyền ra các quyết định chỉ đạo, tổ chức hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch.

Thông qua kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp, nghiên cứu thực trạng công tác phòng ngừa tình hình tội TCTS ở các điểm du lịch, Hội đồng nhân dân các cấp với thẩm quyền được qui định thực hiện việc ban hành các văn bản quy phạm về những vấn đề phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch và các vi phạm pháp luật khác. Đồng thời, tham gia chính vào việc phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch qua việc kết hợp triển khai các biện pháp phòng ngừa với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch của Hội Đồng nhân dân các cấp trên thực tế mang tính chất định hướng chung, đây là hoạt động có tính chất thúc đẩy hoạt động phòng ngừa của các chủ thể khác, tạo hành lang pháp lý và định hướng để đề nghị sự tham gia của các thành phần xã hội.

- Các cơ quan quản lý chung và quản lý du lịch là các chủ thể của hoạt động phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch.

Những cơ quan khác nhau của bộ máy quản lý nhà nước, các ban lãnh đạo của các nhà máy, xí nghiệp, các trường học và các cơ quan giáo dục văn hóa tham gia vào việc phòng ngừa tình hình tội phạm, trước hết ở mức độ các biện pháp xã hội chung [28, tr.172].

Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Bộ văn hóa thể thao và du lịch; Bộ Tài chính; Bộ kế hoạch và đầu tư; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Nội vụ; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ ngoại giao; Bộ Công thương; Bộ Lao động Thương binh và xã hội; Bộ giáo dục và đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Ủy ban Dân tộc; Các

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực trực thuộc Trung ương), trực tiếp là các cơ quan đảng, chính quyền các cấp, Cơ quan Công an,các Ban quản lý, cơ sở kinh doanh du lịch của Nhà nước thường là những cơ sở trực tiếp quản lý con người trong đó có những du khách, những đối tượng phạm tội hoặc có vi phạm pháp luật.

Nên các chủ thể trên thể hiện việc phòng ngừa tội phạm tại các điểm du lịch qua các hình thức như tăng cường giáo dục, quản lý cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, cơ sở kinh doanh du lịch, công ty lữ hành, cơ sở lưu trú; thúc đẩy kinh tế, xây dựng môi trường du lịch đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của du khách, bảo vệ và quản lý tài sản thuộc quyền quản lý của mình; kết hợp thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra kịp thời để phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong quản lý, phát hiện những biểu hiện tiêu cực có khả năng dẫn đến phạm tội và kịp thời có biện pháp khắc phục.

Ngoài ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chú trọng đến việc tham gia vào các kế hoạch, chương trình, các hoạt động phòng ngừa tội phạm của Nhà nước, của chính quyền địa phương, của cơ quan chủ quản; tăng cường phối hợp với các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức xã hội trong hoạt động phòng ngừa và xây dựng các mô hình phù hợp, hiệu quả về phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch.

- Các cơ quan bảo vệ pháp luật là chủ thể của việc phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch.

Với chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật được qui định có vai trò rất quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm và luôn giữ vai trò nòng cốt trong công tác phòng ngừa tội TCTS tại các điểm du lịch.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật luôn tự trang bị các kiến thức và các phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, kịp thời phát hiện, điều tra và xử

lý mọi hành vi phạm tội TCTS tại các điểm du lịch, qua đó phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội để đề ra biện pháp thích hợp nhằm loại trừ các nguyên nhân và điều kiện phạm tội, để giáo dục, quản lý và cải tạo những người bị kết án và những người đã chấp hành xong hình phạt, đồng thời kiến nghị để tạo điều kiện thuận lợi cho những người này tái hòa nhập với cộng đồng xã hội, không tái phạm.

- Cơ quan công an.

Tại điều 64 Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh” Đây chính là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, quy định chủ thể tham gia hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, tại điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018 xác định rõ “Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”.

Hoạt động phòng ngừa tội TCTS tại các điểm du lịch của lực lượng Công an chủ yếu thực hiện trong lĩnh vực như kiểm soát, kiểm tra, quản lý ngành nghề đặc doanh, lưu trú, nhân khẩu, hộ khẩu; quản lý chặt chẽ các các đối tượng có nhân thân xấu hoặc có những biểu hiện bất minh, có nguy cơ thực hiện tội TCTS tại các điểm du lịch và đối tượng có tiền án, tiền sự để có

biện pháp tác động phòng ngừa phù hợp; phân tích thực trạng tình hình tội phạm, tổ chức phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tập thể nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa, các biện pháp tuyên truyền, tham mưu huy động các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, du khách vào hoạt động phòng ngừa tội TCTS tại các điểm du lịch.

- Cơ quan Viện kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là VKSND) thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất [17, Đ.107].

Qua đó, VKSND phải có trách nhiệm thực hiện quyền công tố đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật; đồng thời giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan Điều tra, Tòa án, cơ quan Thi hành án và giám sát các chương trình, biện pháp phòng ngừa tội phạm tại các cơ quan đó để phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật của các chủ thể và có biện pháp xử lý đúng pháp luật. Ngoài ra, VKSND còn thực hiện vai trò phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch thông qua việc phối hợp với các cơ quan hữu quan cùng làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội, phát hiện kịp thời, đúng, chính xác các tội phạm; đồng thời tuyên truyền giáo dục pháp luật trong và ngoài cơ quan, cho nhân dân, du khách; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo; thống kê; nghiên cứu tội phạm liên quan đến lĩnh vực du lịch và các hành vi vi phạm pháp luật tại điểm du lịch để cùng góp phần trách nhiệm xây dựng pháp luật hoàn thiện ở lĩnh vực này.

- Tòa án nhân dân

nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. [17, Đ.102].

Với nhiệm vụ làm sáng tỏ bản chất về nguyên nhân, điều kiện gây án của vụ án, hành vi, mức độ sai phạm của người phạm tội, mức độ, hành vi tham gia của những người khác, mức độ và loại khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội để thực hiện hoạt động xét xử đúng người, đúng tội.

Bên cạnh đó, TAND cũng thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch thông qua việc thể hiện vai trò trách nhiệm trong xét xử để đánh giá rõ nguyên nhân và điều kiện tình hình tội TCTS tại điểm du lịch và qua đó đề nghị các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân, du khách áp dụng các biện pháp khắc phục, loại trừ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội TCTS tại các điểm du lịch. Ngoài ra, thực hiện việc kiến nghị với Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp về phương hướng thực hiện các chính sách xã hội liên quan đến hoạt động phòng ngừa. Song cùng là việc thông qua hoạt động xét xử để tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân, du khách; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, du khách, các tổ chức xã hội tham gia vào các hoạt động xét xử, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động tư pháp.

- Các tổ chức kinh tế xã hội, các tập thể quần chúng lao động và cá nhân công dân, du khách là những chủ thể của việc phòng ngừa tình hình tội

TCTS tại các điểm du lịch.

Các tổ chức kinh tế, xã hội (các công ty lữ hành, các điểm lưu trú, các cơ sở kinh doanh liên quan lĩnh vực du lịch), các tập thể lao động và cá nhân du khách, công dân là tập hợp các tầng lớp nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, bảo vệ quyền lợi của mình và cùng nhau thực hiện nhiệm vụ xây

dựng đất nước. Họ là những chủ thể quan trọng trong phòng ngừa tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)