Thực trạng áp dụng biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 47 - 49)

PHỐ ĐÀ NẴNG

2.2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp phòng ngừa riêng (phòng ngừa nghiệp vụ)

nghiệp vụ)

Các lực lượng phòng ngừa bằng chức năng nhiệm vụ được giao hàng năm đã triển khai các nhiệm vụ chuyên môn kết hợp tổ chức các hoạt động tại cơ quan, điểm du lịch, trong du khách để hạn chế tối đa điều kiện phát sinh và hình thành ý thức, động cơ phạm tội, cũng như tăng cường các hoạt động bảo vệ, phòng ngừa, khắc phục những sơ hở trong quản lý để không tạo điều kiện, cơ hội cho việc thực hiện tội phạm, nhất TCTS tại các điểm du lịch.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật và các chủ thể phòng ngừa khác đã thường xuyên trao đổi, báo cáo theo ngành dọc và báo cáo UBND thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố để kịp thời kiến nghị điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hội đồng nhân dân từ phường xã, quận huyện đến thành phố đã chủ động điều chỉnh ban hành các quy định của pháp luật theo chức năng về việc phòng ngừa tình hình tội TCTS để tạo cơ sở cho các chủ thể phòng ngừa thực hiện tốt công tác phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch.

UBND thành phố, các quận, huyện, xã phường cũng đã triển khai các biện pháp, chỉ đạo quản lý nhân hộ khẩu, quản lý, giám sát di biến động và các biểu hiện bất minh của số đối tượng có tiền án, tiền sự, đưa vào diện sưu tra,

hiềm nghi đối với các đối tượng có biểu hiện hoạt động hiện hành nghi vấn TCTS tại các điểm du lịch; tổ chức các đợt ra quân tấn công trấn áp tội phạm.. Thông qua hoạt động quản lý lưu trú, hoạt động của công ty lữ hành, của du khách, lực lượng Công an, Sở Du lịch rà soát và có những thông tin để xác lập các đối tượng nghi vấn, tổ chức công tác điều tra cơ bản. Đồng thời, nắm rõ hoạt động của các cơ sở kinh doanh có điều kiện như cầm đồ, cho thuê lưu trú để phòng ngừa. Kết hợp tăng cường tuyên truyền về ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác phòng ngừa tình hình tội TCTS tại điểm du lịch, cảnh giác với các đối tượng tiêu thụ tài sản trộm cắp, vừa giúp ích cho hoạt động phòng ngừa xã hội vừa hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các cơ quan tố tụng.

Ký kết và thực hiện các qui chế phối hợp để các lực lượng Công an, Ban quản lý du lịch, lực lượng bảo vệ, Dân phố, Dân phòng.. tham gia tích cực hoạt động tuần tra kiểm soát vào ban đêm, các giờ cao điểm, các thời điểm có khả năng xảy ra TCTS; các lực lượng phối hợp cùng xây dựng phương án, lắp đặt hệ thống camera an ninh phòng ngừa tình hình tội TCTS tại điểm du lịch. Và các chủ thể phòng ngừa chủ động phối hợp với các đoàn thể, tổ dân phố ở khu dân cư vừa kết hợp tuyên truyền phòng ngừa tình hình TCTS tại các điểm du lịch vừa giúp đỡ tạo điều kiện dạy nghề, tái hòa nhập cộng đồng cho số thanh thiếu niên hư, số đã chấp xong hình phạt tù về địa phương.

Trong quan hệ phối hợp của Khối Nội chính, lực lượng Công an, Viện Kiểm sát với TAND cùng cấp thường xuyên trao đổi, tổ chức xét xử công khai, lưu động các vụ án TCTS ở các địa bàn xã, phường để người dân, du khách có điều kiện trực tiếp chứng kiến, tiếp xúc với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Kết quả từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019 đã có hơn 65 các vụ án được tổ chức xét xử công khai tại địa bàn các phường xã. Trong đó có các vụ án về TCTS tại các điểm du lịch như: Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã kịp thời đưa ra xét xử lưu động vụ án “Trộm cắp tài sản” vào lúc 16

giờ, ngày 25 tháng 9 năm 2016 tại điểm du lịch chợ Cồn (phường Hải Châu 2, quận Hải Châu) đối với các bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Thảo, 1992, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu và 2 chị em ruột Trịnh Thị Kim Thoa, Trịnh Thị Tú Anh cùng trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Thảo 12 tháng tù, 2 chị em bị cáo Trịnh Thị Kim Thoa và Trịnh Thị Tú Anh mỗi bị cáo 6 tháng tù giam (nội dung được trích từ báo Tin tức An ninh về Đà Nẵng). Hoạt động này đã có tác dụng tích cực, trực tiếp nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm của quần chúng nhân dân, của chính quyền địa phương. Từ đó nâng cao ý thức tố giác, phòng chống tội phạm của quần chúng nhân dân và du khách.

Về thực trạng thực hiện biện pháp phòng riêng (phòng ngừa nghiệp vụ) bên cạnh kết quả đạt được, còn có những hạn chế và nguyên nhân đó là:

Trong nhiều thời điểm, các cơ quan chức năng tố tụng chưa kịp thời điều tra làm rõ và xử lý các vụ việc nên chưa thật sự tác động được ý thức, tư tưởng của mỗi công dân, du khách nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm tự phòng ngừa và phòng ngừa tình hình tội TCTS ở các điểm du lịch.

Mặt khác, chính sách pháp luật của nước ta còn chưa có tính bao quát lâu dài mà chỉ thường chạy theo giải quyết các vấn đề bức xúc trước mắt. Vai trò của các cơ quan cá nhân, tổ chức, cơ quan hành chính có nhiệm vụ quản lý, các chủ thể phòng ngừa còn hạn chế, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm quản lý cho các cấp, các ngành. Công tác quản lý ở nhiều ngành, nhiều cấp còn mang nặng tính hành chính, quan liêu xa rời với thực tiễn.

Tình trạng trên đây là một trong những nguyên nhân và điều kiện thuận lợi cho tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch vẫn còn điều kiện phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 47 - 49)