Đặc điểm địa bàn, các yếu tố tác động liên quan đến tình hình trộm cắp tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 37 - 42)

PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Đặc điểm địa bàn, các yếu tố tác động liên quan đến tình hình trộm cắp tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

trộm cắp tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; có 6 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu) và 2 huyện (Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa), các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2. Dân số trung bình năm 2018 toàn thành phố Đà Nẵng đạt 1.081 nghìn người (tính đến thời điểm tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2019 là: 1.134.310 người), dân số thành thị 948,9 nghìn người, chiếm 87,8%; dân số nam 535,3 nghìn người, chiếm 49,5%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2018 là 4,27%, trong đó khu vực thành thị là 4,59%; khu vực nông thôn là 2,17%; tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2018 là 1,30%.

Trong lĩnh vực du lịch, trong những năm gần đây, lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch tại thành phố Đà Nẵng ngày càng tăng (Bảng 1 – Danh mục các bảng biểu).

Sau khi Luật Du lịch số 44/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (đến nay đã hết hiệu lực); Luật Du lịch số 09/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã chủ động tham mưu UBND thành

phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 8373/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành “Đề án phát triển Du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020”, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh và đảm bảo phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, tổ chức tăng cường công tác quản lý và triển khai đăng ký, triển khai việc công nhận khu, điểm du lịch theo Luật Du lịch 2017. Tuy nhiên đến nay, qua khảo sát, trao đổi, tại thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào làm hồ sơ thủ tục để đăng ký công nhận điểm du lịch… Đây, cũng là nội dung, vấn đề đặt ra cần giải quyết để thực hiện tốt, có hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch.

Theo tác giả đã phân tích đánh giá và đưa ra khái niệm, đặc điểm của điểm du lịch tại thành phố Đà Nẵng (điểm 1.2.2 phần 1.1 chương 1) thì hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng có 27 điểm đạt tiêu chuẩn như phân tích, cụ thể:

Quận Hải Châu có 07 điểm du lịch (Bảo tàng Chăm; Công viên ChâuÁ; chợ Hàn; chợ Cồn; Nhà thờ Con gà; Bảo tàng Đà Nẵng, Thành điện Hải);Quận Thanh Khê: có 03 điểm du lịch (Công viên 29.3; Ga tàu lửa Đà Nẵng; biển Thanh Khê);

Quận Sơn Trà có 07 điểm du lịch (Bán đảo Sơn Trà; Công viên Biển Đông; biển Mỹ Khê; cầu Rồng; cầu Sông Hàn; chợ đêm An Hải Tây; Chùa Linh Ứng..);

Quận Ngũ Hành Sơn có 03 điểm du lịch (Danh thắng Ngũ Hành Sơn; biển Ngũ Hành Sơn; biển Bắc Mỹ An..);

Quận Liên Chiểu có 03 điểm du lịch (Hải Vân quan; biển Nam Ô; Khu Suối Lương..);

Huyện Hòa Vang có 04 điểm du lịch (Bà Nà Hill; Khu vui chơi giải trí Hòa Phú Thành; Suối Mơ; Suối nước khoáng núi Thần Tài ..);

Huyện Hoàng Sa không có điểm du lịch; Quận Cẩm Lệ không có điểm du lịch.

Sau sự kiện APEC 2017 lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đến để tham quan các điểm du lịch, tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra thường xuyên trong các mùa, các tháng và tuần... tăng nhiều hàng năm. Đồng thời, từ năm 2014 đến nay, cùng với sự hình thành và phát triển của các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch biển vừa giải quyết cho hàng chục nghìn lao động trong thành phố Đà Nẵng có việc làm, Đà Nẵng cũng đã thu hút đông đảo người lao động nhàn rỗi từ các tỉnh khác về tạo nên sự gia tăng dân số cơ học rất lớn, kéo theo đó là sự hình thành các loại hình dịch vụ, cơ sở cho thuê nghỉ trọ, lưu trú.. Vì thế đã tạo thêm nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý nhân khẩu, lợi dụng vấn đề này nhiều đối tượng hình sự, đối tượng truy nã từ các tỉnh miền Trung, Nam Trung Bộ, Tây nguyên, kể cả người nước ngoài và nhiều nơi khác đến ẩn náu và hoạt động phạm tội.

2.1.2. Thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa tình hình tội trộmcắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Như đã phân tích ở phần 1.3 chương 1, lực lượng tham gia hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các tập thể cũng như các công dân, du khách thực hiện việc phòng ngừa trong phạm vi thẩm quyền của mình. Mỗi lực lượng trong mối quan hệ đó có các nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ nhất định và chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện chúng.

Tại thành phố Đà Nẵng khi tổ chức lực lượng phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch, các chủ thể phòng ngừa đã tuân thủ các nguyên tắc trong phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, đặc biệt chú ý thực hiện các nguyên tắc đặc thù đó là: nguyên tắc pháp chế, phân hóa, phối hợp chặt chẽ các chủ thể, kịp thời và nguyên tắc triệt để trong phòng ngừa.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng ngừa tình hình TCTS tại các điểm du lịch luôn được Thành ủy, UBND thành phố và các Ngành, các cấp quan tâm, mà đặc biệt là Sở Du lịch. Qua đó, trong những năm qua, Thành ủy, UBND

thành phố Đà Nẵng đã thường xuyên chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc giao phòng chống tội phạm, Chỉ thị số 48- CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, hàng năm Thành ủy đều ra Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảm bảo An ninh trật tự. Trên cơ sở đó UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; ban hành các Quyết định 6743/QĐ- UBND ngày 07/9/2010 về thành lập lực lượng chống cướp giật và các loại tội phạm khác trên địa bàn thành phố, Quyết định 7661/2012/QĐ-UBND ngày 20/9/2012 về “xây dựng lực lượng dân quân thường trực và lực lượng dân phòng thực hiện nhiệm vụ tuần tra đêm phòng chống tội phạm, quản lý ANTT trên địa bàn thành phố”, Quyết định 8394/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 về “Phối hợp các lực lượng trong công tác phòng chống tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”…

Ngoài ra, căn cứ các Nghị quyết, UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và ngày 09 tháng 11 năm 2015, ban hành Quyết định số 8373/QĐ-UBND về việc ban hành “Đề án phát triển Du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016- 2020” với 03 giải pháp và 05 nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu tổng quát hướng đến là “Xây dựng thương hiệu du lịch Đà Nẵng là thiên đường nghỉ dưỡng, điểm đến an toàn và thân thiện. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát huy các giá trị văn hóa, giữ gìn bảo vệ môi trường, bảo đảm Quốc phòng – An ninh..”

Qua việc triển khai của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, Hội đồng nhân dân các quận, huyện, các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các

quận, huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai các nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, quản lý hoạt động của người nước ngoài, thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch..; lực lượng Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan Đà Nẵng thường xuyên tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp liên ngành Công an – Du lịch, đảm bảo ANTT, môi trường văn minh đô thị và an ninh quốc gia; Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng, Quỹ đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố, Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chú trọng đến việc tham gia vào các kế hoạch, chương trình, các hoạt động để phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng.

Các ngành, địa phương đã phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 24/CT-TU ngày 10/8/2009 của Thành ủy về “Đẩy mạnh công tác phối hợp, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật” và Kế hoạch số 7733/KH-UBND của UBNDTP Đà Nẵng ngày 26/11/2009 về “Quản lý, giúp đỡ và phòng ngừa nguy cơ thiếu niên vi phạm pháp luật, thiếu niên hư giai đoạn 2009-2015”; Chương trình “5 không” và “3 có” của UBND thành phố Đà Nẵng.

Định kỳ hàng quí tổ chức những cuộc họp với các cơ quan Nội chính, Mặt trận Tổ Quốc, báo Công an nhân dân, báo Công an Đà Nẵng, Đài phát thanh, truyền hình Đà Nẵng… để thông báo tình hình đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn, đồng thời triển khai công tác tuyên truyền thông qua chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” phát sóng trên đài truyền hình Đà Nẵng, hướng dẫn quần chúng phát hiện tố giác tội phạm, động viên quần chúng tham gia quản lý, giáo dục cải tạo đối tượng tù tha về, nêu gương những quần chúng tốt trong phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, làm tốt công tác quản lý đối tượng hình sự. Thông qua các buổi tuyên truyền phòng chống

tội phạm tại khu dân cư, đã tập trung tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm trong đó tập trung là các thủ đoạn TCTS và TCTS tại các điểm du lịch.

Thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa tình hình tội TCTS tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã huy động được các ngành, đoàn thể và địa phương cùng nhân dân vào cuộc, từng bước hạn chế, kiểm soát được sự gia tăng tình hình TCTS ở các điểm du lịch. Các cơ quan Công an, Viện Kiểm soát, Tòa án đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong tuyên truyền phòng ngừa tình tội phạm và xử lý kịp thời có hiệu quả các tin báo, thông tin tố giác tội phạm và xử điểm các vụ việc nổi trấn an dư luận.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được còn hạn chế đó là: Việc phối kết hợp giữa các chủ thể phòng ngừa còn nhiều khi chưa cụ thể, chưa có tính chiến lược lâu dài; Ngoài ra, việc thực hiện các nghị quyết liên tịch giữa lực lượng Công an với các ban ngành, đoàn thể chưa được duy trì thường xuyên, chưa đồng bộ, chủ yếu vẫn do lực lượng Công an tham mưu và tổ chức thực hiện. Nguyên nhân được xác định bởi do các Nghị quyết, Chương trình kế hoạch chuyên môn trên lĩnh vực này được các lực lượng là chủ thể phòng ngừa đề ra để tổ chức thực hiện nhưng thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, không có sơ, tổng kết và chưa có sự chỉ đạo quyết liệt từ phía cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)