Các giải pháp phòng ngừa cụ thể 1 Các giải pháp phòng ngừa xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 74 - 80)

- Về tài sản mất trộm: Chủ yếu là tiền, vàng, đồ trang sức, những tài sản nhỏ gọn dễ che giấu, và các loại xe do du khách sử dụng để đi tham quan tạ

3.2.2 Các giải pháp phòng ngừa cụ thể 1 Các giải pháp phòng ngừa xã hộ

3.2.2.1. Các giải pháp phòng ngừa xã hội

Một là, Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa tội phạm

Tác giả luận văn qua nghiên cứu xin đề nghị sửa đổi hoàn thiện pháp luật, cụ thể:

- Để nâng cao hiệu lực sự phối hợp giữa các lực lượng, các chủ thể phòng ngừa thì cần ban hành văn bản qui định trách nhiệm của các cơ quan trong việc phối hợp thực hiện công tác phòng ngừa cũng như trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch. Trong văn bản phải qui định rõ trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ phụ trách lĩnh vực của từng lực lượng, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện, thời gian thực hiện phối hợp và hình thức xử lý đối với việc không thực hiện công tác phối hợp đó.

- Cần có Thông tư liên ngành qui định rõ và chi tiết về xử lý hình sự tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bởi trong thực tế điều luật này các địa phương áp dụng không thống nhất đặc biệt là đối với ý thức của người tiêu thụ tài sản dẫn đến nhiều nơi không xử lý được tội này do đối tượng khai là không biết, không rõ đó là tài sản trộm cắp mặc dù chứng cứ thu thập được đủ cơ sở kết luận.

- Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cần tham mưu xây dựng ngân hàng thông tin tội phạm, kết nối giữa Công an các địa phương để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, kịp thời trao đổi thông tin về tội phạm, về phương thức thủ đoạn hoạt động của đối tượng một cách nhanh nhất, qua đó, đẩy mạnh phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm nói chung và tội phạm trộm cắp xe máy nói riêng.

Hai là, Tổ chức tuyên truyền phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Các lực lượng, các chủ thể phòng ngừa cần đổi mới việc tuyên truyền, giáo dục, vận động và hướng dẫn quần chúng nhân dân, du khách phòng ngừa, phát hiện tội phạm trộm cắp tài sản tại điểm du lịch theo những nội dụng cụ thể sau:

- Thường xuyên cập nhật tình hình, phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm nói chung và của tội phạm trộm cắp tài tại các điểm du lịch nói riêng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong phòng ngừa tội phạm, bảo vệ tài sản trong quần chúng nhân dân. Trong đó, cần tập trung tuyên truyền về trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các công ty lữ hành, các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú và mọi công dân, du khách trong phòng ngừa, phát hiện tội phạm trộm cắp tài sản ở các điểm du lịch. Chủ động cung cấp những tin tức, tài liệu về các đối tượng nghi vấn có hành vi trộm cắp tài sản cho lực lượng Công an phục vụ yêu cầu phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống loại tội phạm này.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền chủ động chỉ đạo các cơ quan tố tụng, tư pháp, tổ chức xã hội trong việc xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở từng khu dân cư, tổ dân phố. Xây dựng, phát triển các mô hình đã có, đề xuất mô hình mới, thiết thực trong phòng ngừa tội phạm. Kịp thời có hình thức khen thưởng động viên, khích lệ, nêu gương điển hình tiên tiến trong quần chúng nhân dân, du khách có thành tích, đóng góp tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tại các điểm du lịch. Qua đó làm cho phong trào quần chúng tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tại điểm du lịch phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Vận động các cơ sở kinh doanh, sản xuất có điều kiện mà tội phạm trộm cắp thường lợi dụng để hoạt động cam kết không tiếp tay cho tội phạm.

định rõ những địa bàn trọng điểm, diện, đối tượng tuyên truyền, nội dung ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đại chúng, đa dạng về hình thức tổ chức, dễ nhớ và dễ thực hiện, tác động vào ý thức của quần chúng nhân dân, theo nhiều phương thức: rộng rãi, theo từng nhóm đối tượng và tuyên truyền cá biệt với các nội dung phù hợp với từng phương thức, từng loại đối tượng được tuyên truyền. Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, phù hợp như tuyên truyền miệng, hình ảnh trực quan, hình thức sân khấu hóa.. Trong đó, cần chủ động, đổi mới trong việc phát huy hiệu quả vai trò của thông tin, truyền thông trong tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, du khách tham gia vào công tác phòng, chống trộm cắp tại các điểm du lịch. Các cơ quan thông tấn, báo chí chủ động sàn lọc phản ánh tình hình tội phạm trộm cắp tại các điểm du lịch và kết quả công tác đấu tranh chống loại tội phạm này để người dân, du khách biết và tự xây dựng phương án phòng, chống trộm cắp tài sản cũng như kịp thời răn đe các đối tượng nghi vấn thực hiện tội phạm. - Quá trình tuyên truyền, cần lồng ghép thêm nội dung áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp tại các điểm du lịch ở trụ sở cơ quan, tổ chức mình, áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, lắp đặt các thiết bị chống trộm trong phòng ngừa, phát hiện tội phạm trộm cắp tài sản và các loại tội phạm khác.

Ba là, Tổ chức phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng trong phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trong từng lực lượng, phối hợp trao đổi thông tin kịp thời với nhau để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đầu tranh, như giữa các lực lượng nghiệp vụ của Công an thành phố Đà Nẵng là yếu tố rất quan trọng nhằm chủ động nắm chắc hoạt động, biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, quan hệ câu kết móc nối của các đối tượng trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phục vụ cho công tác, phòng ngừa, ngăn chặn loại tội

phạm này. Để thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp cần tập trung nội dung công tác sau:

- Tăng cường trao đổi, phối hợp trong trong công tác quản lý địa bàn nhất là địa bàn trọng điểm, quản lý đối tượng, quản lý nhân hộ khẩu qua đó phát hiện các biểu hiện đáng chú ý của các loại đối tượng trên địa bàn để chủ động áp dụng các biện pháp xử lý, vô hiệu hóa các đối tượng. Cụ thể: thực hiện tốt công tác quản lý tạm trú,tạm vắng trên địa bàn, thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra tạm trú trong khu vực tập trung các điểm nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ, hay các dịch vụ “nhạy cảm” (massage, cầm đồ, xông hơi..) để phát hiện các loại đối tượng đang ẩn náu, lẩn trốn hoặc lợi dụng để tiếp tục phạm tội. Đồng thời, chủ động quản lý, giáo dục, răn đe, kiểm điểm đối tượng sưu tra phát hiện những đối tượng có biểu hiện hoạt động phạm tội để có biện pháp xử lý phù hợp, nắm tình hình có liên quan đến hoạt động của đối tượng trên từng tuyến, điểm, địa bàn cụ thể, thông qua phong trào toàn dân bào vệ An ninh Tổ quốc để tuyên truyền, giáo dục, động viên quần chúng tham gia tích cực vào công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trộm cắp tài sản. Đồng thời, phối hợp trong việc thực hiện các chính sách tái hòa nhập cộng đồng đối với đối tượng nghiện ma túy có tiền án, tiền sự về trộm cắp nhằm giúp họ tiến bộ.

- Trên cơ sở qui luật hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản ở các điểm du lịch tại các địa bàn, khu vực trọng điểm đã được xác định, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng, có kế hoạch chủ động phối hợp xây dựng các chuyên đề phối hợp trong tuần tra, kiểm soát định kỳ ở những tuyến, địa bàn trọng điểm, chốt chặn trên các tuyến, địa bàn thường xảy ra tội phạm trộm cắp, khi có yêu cầu truy bắt đối tượng theo dấu vết nóng thì các lực lượng có sự phối hợp chặt chẽ trong truy bắt đối tượng.

Cơ quan Tố tụng chủ động phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tỉnh bạn như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, - nơi

thường có các đối tượng đến Đà Nẵng hoạt động phạm tội đặc biệt là tội phạm trộm cắp tài sản ở các điểm du lịch có tổ chức, hình thành băng nhóm, đường dây tội phạm để thu thập thêm các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm trộm cắp tại điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

Bốn là, Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là một trong những nội dung quan trọng thực hiện có hiệu quả chủ trương của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố nhằm xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố “đáng sống”, “4 an”. Do đó, cần tập trung các nội dung sau:

- Tiếp tục rà soát toàn bộ các mô hình phòng chống tội phạm hiện có, đánh giá cụ thể tác dụng, hiệu quả của từng mô hình từ cấp thành phố xuống quận huyện và phường xã, của các ban, ngành, hội đoàn thể kể cả các mô hình phong trào phối hợp giữa các ngành, đơn vị, địa phương. Qua đó, tìm ra các mô hình thực sự mang lại hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm, phù hợp với từng điểm du lịch, từng địa bàn, đơn vị, ngành... để tập trung đánh giá, bổ sung, nhân rộng thành mô hình phù hợp với từng cấp, ngành, đơn vị, địa phương. Đồng thời, thanh loại các mô hình kém hiệu quả, mô hình mang tính hình thức, không còn phù hợp với giai đoạn phát triển của thành phố. Đối với việc xây dựng mô hình mới trong phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản

ở các điểm du lịch cần tập trung xây dựng ở những địa bàn như: các khu nhà cho thuê trọ, điểm lưu trú, các cửa hàng, quán ăn, nơi công cộng, khu dân cư tại điểm du lịch... thường xảy ra mất trộm tài sản. Đồng thời, chú ý xây dựng mô hình mang tính đặc thù tại các cơ quan có đông người đến làm việc, quan hệ như: bệnh viện, nhà ga, bến xe, chợ, các cơ sở tôn giáo là điểm du lịch... kể cả xây dựng mô hình tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm

dễ liên quan đến đối tượng trộm cắp tài sản ở các điểm du lịch như: dịch vụ cầm đồ, dịch vụ trông giữ xe, tài sản của du khách...

- Trên cơ sở rà soát, đánh giá các mô hình đã có, tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc việc xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình phong trào thời gian qua. Từ đó, các lực lượng chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành qui chế qui định cụ thể về xây dựng mô hình phong trào phòng chống tội phạm trên các nội dung: cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, thẩm quyền, yêu cầu, nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tiêu chí đánh giá, cơ quan tham mưu, việc sơ kết, tổng kết, khen thưởng, kỷ luật... đối với việc xây dựng mới hoặc kết thúc một mô hình phong trào trên địa bàn dân cư, đơn vị, ban, ngành... Việc xây dựng qui chế này nhằm tránh tùy tiện trong quá trình xây dựng, triển khai mô hình mới cũng như kết thúc một mô hình phong trào về phòng chống tội phạm, qui định trách nhiệm cụ thể đối với lãnh đạo các cấp, các ngành trong việc xây dựng mô hình phong trào góp phần tiếp tục duy trì mô hình đang phát huy hiệu quả, xây dựng mới mô hình thực sự cần thiết, phù hợp trong phòng chống tội phạm.

- Các cấp, các ngành, các lực lượng phòng ngừa tiếp tục tham mưu Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố bên cạnh việc duy trì, thực hiện có hiệu quả các mô hình đã có cấp Thành phố như “5 không”, “3 có”. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể để có bổ sung thêm một số nội dung, yêu cầu, trình tự đối với mô hình đang phát huy hiệu quả “Tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội”. Đặc biệt, cần đề ra tiêu chí cụ thể và thống nhất toàn thành phố để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ dân phố khi thực hiện mô hình này nhằm đảm bảo sự công bằng trong xếp loại cuối năm làm cơ sở cho công tác thi đua, khen thưởng.

- Tham mưu thành phố tiếp tục thực hiện chính sách cho vay vốn đối với số vừa ra tù có nhiều tiến bộ trong làm ăn sinh hoạt. Qua đó kết hợp giữa các ngành, các cấp liên quan quản lý chặt chẽ, tạo công ăn, việc làm cho

những đối tượng sau khi ra tù, những đối tượng không có nghề nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống, không để họ tiếp tục đi vào con đường phạm tội. Xây dựng các biện pháp và chính sách cụ thể đối với các đối tượng xã hội như: Đối tượng lang thang không nghề nghiệp, đối tượng nghiện ma túy… để có biện pháp quản lý hiệu quả, từng bước cải tạo họ thành người lương thiện. - Tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện lồng ghép, gắn kết công tác phòng chống tội phạm với các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương như chính sách về lao động, việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, các chính sách về văn hóa giáo dục nhằm phát huy các chuẩn mực đạo đức xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh, hạn chế vi phạm pháp luật. Có cơ chế, chính sách ưu đãi hợp lý, thông thoáng để thu hút đầu tư, người có trình độ cao, giải quyết nhu cầu việc làm ngày càng tăng cho người lao động trên địa bàn thành phố, bao gồm cả người lao động từ các tỉnh khác đến và số lượng sinh viên đã tốt nghiệp và đang theo học. Từ đó, góp phần hạn chế nguyên nhân, điều kiện của tội phạm hình sự nói chung và tội phạm trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)