Các kết quả khác của thực trạng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 62 - 68)

PHỐ ĐÀ NẴNG

2.3.2. Các kết quả khác của thực trạng phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trong hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm, qua những thông tin tài liệu thu thập được giúp chúng ta sử dụng để làm rõ thủ phạm của vụ án. Tội phạm xảy ra, xét cho cùng cũng là do hành vi của con người thực hiện. Một hành vi phạm tội có thể do một nhân cách có những biến dạng tiêu cực, cố hữu gây ra, do đó nó phản ánh những đặc điểm của đối tượng gây án. Tất cả những đặc điểm của đối tượng gây án có mối quan hệ hữu cơ với nhau và hình thành một hệ thống phản ánh đặc điểm cơ bản riêng biệt của thủ phạm. Những đặc điểm này được thủ phạm để lại ở hiện trường qua các dấu vết, thủ đoạn gây án và che dấu tội phạm, đối tượng bị xâm hại…Qua đó, thể hiện những tài liệu về đặc điểm thể chất, đặc điểm tâm lý xã hội, đặc điểm về nghề nghiệp, đặc điểm về hành vi vi phạm pháp luật như tiền án, tiền sự…

Xác định công tác phòng ngừa tình hình TCTS không thể thực hiện riêng lẻ với công tác phòng ngừa tội phạm khác và tội phạm nói chung. Nên trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tập trung đề ra các biện pháp để pháp triển kinh tế - văn hóa – xã hội và nâng cao giáo dục, dân trí, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo.., các ngành, các cấp các địa phương song cùng thực hiện với việc mở nhiều đợt tuyên truyền, vận động, kết hợp tấn công trấn áp tội phạm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, các du khách trong công tác phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm.

Từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019, các chủ thể phòng ngừa đã phối hợp tiến hành tuyên truyền được cho 100% các khu dân cư với hơn 2375 lượt với khoảng 25800 người tham dự, 100% các trường học, doanh nghiệp, cơ

quan, đơn vị, đặc biệt là tại các điểm du lịch. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, du khách các cơ quan đơn vị về công tác phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm TCTS tại điểm du lịch nói riêng.

Trên cơ sở nắm bắt các quy luật và đặc điểm của tình hình tội phạm TCTS nói chung, tình hình tộ TCTS tại các điểm du lịch nói riêng, Công an thành phố Đà Nẵng cũng đã xây dựng, ban hành các kế hoạch chuyên đề về phòng chống tội phạm cướp giật, TCTS, TCTS tại các điểm du lịch, trong đó phân công cụ thể nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các lực lượng đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Đồng thời tham mưu tổ chức nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm nhằm huy động các lực lượng, địa phương vào cuộc quyết liệt, chủ động triệt phá các đường dây, ổ nhóm tội phạm trộm cắp, cướp giật và tiêu thụ tài sản.

Lực lượng Công an chủ động tổ chức nắm tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng cướp giật, trộm cắp tài sản trên địa bàn quản lý để tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ tài sản trong nhân dân và có các biện pháp đấu tranh có hiệu quả với hai loại tội phạm này. Tập hợp danh sách, ảnh, phương tiện, đặc điếm về đối tượng tội cướp giật, trộm cắp tài sản, nhất là số đối tượng mới được đặc xá, tù tha, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục mới về, số thanh thiêu niên hư, quậy phá, học sinh, sinh viên bỏ học, số đối tượng hình sự không có việc làm trên toàn thành phố để đưa vào diện sưu tra, quản lý, theo dõi, đấu tranh. Tiến hành gọi hỏi, lăn tay, chụp ảnh, kiểm danh, kiểm diện, răn đe, giáo dục, đưa ra kiểm điểm trước dân các đối tượng hình sự, ma túy có biểu hiện, điều kiện hoạt động tội phạm cướp giật, trộm cắp tải sản. Đồng thời, tập trung lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đế đấu tranh, làm rõ các vụ án cướp giật, trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch.

Sở Du lịch, Phòng văn hóa cùng lực lượng Công an tăng cường công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện, kiểm tra tạm trú, tạm vắng,

nhất là quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý, máy tính, điện thoại di động, hàng điện tử, cơ sở thu mua phế liệu... yêu cầu các cơ sở này không tiêu thụ tài sản không rõ nguồn gốc và kịp thời, báo cho lực lượng chức năng các đôì tượng nghi vấn. Đồng thời có biện pháp nắm tình hình, hoạt động của các cơ sở này để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các chủ cơ sở tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

UBND quận, huyện chỉ đạo chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định 8394/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố về tuần tra kiếm soát quản lý ANTT ban đêm để tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống, làm giảm tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn.

Tổ chức xét xử công khai, lưu động các vụ án trộm cắp tài sản ở các địa bàn xã, phường để người dân, du khách có điều kiện trực tiếp chứng kiến, tiếp xúc với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Hoạt động này đã có tác dụng tích cực, trực tiếp nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa tội phạm của du khách, quần chúng nhân dân, của chính quyền địa phương. Từ đó nâng cao ý thức tố giác, phòng chống tội phạm của quần chúng nhân dân và du khách.

Các ngành trong đó lực lượng Công an phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ … triển khai thực hiện các Nghị quyết liên tịch và các quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở địa bàn dân cư. Trong hơn 5 năm qua, Mặt trận tổ quốc và Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân thành phố đã phối hợp cùng lực lượng Công an tổ chức hơn 355 buổi tuyên truyền phòng chống tội phạm cho hơn 95% hội viên, tham gia cùng lực lượng công an quản lý, giáo dục cho 5633 thanh thiếu niên hư, tù tha về trong đó có hơn 45% trường hợp tiến bộ hòa nhập cộng đồng, có việc làm ổ định.

Tập trung xây dựng các mô hình phòng, chống tội phạm, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 30/7/2008 “Xây

dựng mô hình tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, kế hoạch số 19/2009/QĐ-UBND ngày 07/8/2009 Phê duyệt đề án đổi mới công tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm và xây dựng mô hình phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, Đà Nẵng có 173 mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm do các địa phương chủ động xây dựng huy động đông đảo nhân dân tham gia giữ gìn An ninh trật tự ở cơ sở, trong đó có nhiều mô hình có liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch đang hoạt động với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng. Ví dụ: Mô hình Tuyến biển an toàn, văn hóa, văn minh với tiêu chí “3 không, 3 có” ở quận Thanh Khê (3 không: Không có tệ nạn ma túy, mại dâm, trộm cắp; Không lấn chiếm vĩa hè, lòng đường làm nới kinh doanh buôn bán; Không chèo kéo khách - 3 có: Có trật tự mỹ quan đô thị; Có văn hóa ứng xử; Có vệ sinh môi trường” được xây dựng triển khai tổ chức thực hiện từ năm 2015 đến nay; Mô hình Hộ gia đình tự quản - Khu phố bình yên ở quận Hải Châu; Mô hình Tuyến biển bình yên ở quận Ngũ Hành Sơn; Mô hình 2 không, 3 kiểm soát ở quận Sơn Trà..

Và theo thống kế của Công an thành phố, hiện nay có 1.802 cái camera (trong đó ở quận Hải Châu: 331 cái, quận Thanh Khê: 306, quận Sơn Trà: 321, quận Liên Chiểu: 158, quận Ngũ Hành Sơn: 176, quận Cẩm Lệ: 185 và huyện Hòa Vang: 325 cái) áp dụng dùng cùng mô hình camera tự quản về ANTT tại các tuyến đường lớn, khu trung tâm, điểm du lịch nên cũng đã góp phần phòng ngừa và truy bắt các đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản ở các điểm du lịch.

Gần đây, ngày 28 tháng 12 năm 2018, Công an thành phố Đà Nẵng thành lập lực lượng 911 với mục đích dẹp loạn trên đường phố, răn đe tội phạm để giữ bình yên cho người dân và du khách đến Đà Nẵng. Bước đầu thực hiện đã mang lại nhiều kết quả tốt, góp phần kiểm soát, đảm bảo tình

hình ANTT ở địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Qua việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch và xây dựng các mô hình phòng chống tội phạm đã và đang góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, du khách. Quần chúng nhân dân, du khách đã trở thành nhân tố tích cực và chủ động trong việc phòng chống tội phạm. Hàng năm, trung bình nhân dân, du khách cung cấp cho lực lượng công an hơn 500 nguồn tin có giá trị phục vụ cho công tác điều tra khám phá án, trong đó có nhiều nguồn tin về tội phạm trộm cắp tại các điểm du lịch.

Công tác tuyên truyền được tập trung, có chiều sâu với nhiều mô hình thiết thực phù hợp qua đó huy động được các tầng lớp nhân dân, du khách và các ngành đoàn thể cùng vào cuộc thực hiện phòng ngừa tình hình tội TCTS, TCTS tại các địa điểm du lịch.

Tuy nhiên, trong việc tiếp nhận, giải quyết các tin báo liên quan TCTS, TCTS ở các điểm du lịch vẫn chưa kịp thời, có khi còn để vụ việc kéo dài và công tác phòng ngừa cũng như điều tra án trộm cắp tài sản xảy ra ở khu dân cư không có hệ thống camera giám sát, lực lượng phòng ngừa yếu, tại các khu vực công cộng (như Cầu Rồng, chợ đêm An Hải Tây, chợ Hàn..) còn yếu. Công tác tuyên truyền trong nhân dân, du khách, các cơ quan liên quan du lịch như các công ty lữ hành, các khách sạn, lưu trú.. tuy được thực hiện nhưng hầu hết chưa sát với đối tượng cần tuyên truyền (chủ yếu tuyên truyền cho người lớn tuổi, trẻ em di dự hoặc các chủ doanh nghiệp, các công ty lữ hành.. đi dự nhưng về không phổ biến lại cho đối tượng cần tuyên truyền..) nên vẫn còn nhiều người, du khách, cơ quan, doanh nghiệp không tích cực trong phong trào toàn dân đảm bảo ANTT, phòng ngừa trộm cắp tài sản ..

Chưa dự báo được những diễn biến mới của tình hình tội TCTS, TCTS tại các điểm du lịch; công tác quản lý, giáo dục đối tượng gặp nhiều khó khăn, chưa tạo được công ăn việc làm cho các đối tượng, vì vậy tỷ lệ đối tượng trong diện quản lý tái phạm cao.

Nguyên nhân hạn chế đó được xác định là do các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các ngành ở thành phố Đà Nẵng chưa thật sự đánh giá đúng tác hại về tình hình tội TCTS, TCTS tại các điểm du lịch, chưa thấy rõ tác động của nhập quốc tế và mặt trái kinh tế thị trường tác động đến; công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực lưu trú, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quản lý, kiểm soát tệ nạn xã hội (người nghiện ma túy, cờ bạc, mại dâm) trên địa bàn vẫn chưa đạt được yêu cầu, mục đích đề ra, nên nguy cơ phát sinh tội TCTS còn tiềm ẩn và có điều kiện để phát triển. Công tác tuần tra được duy trì thường xuyên nhưng chưa đúng tuyến, điểm, chưa dự báo được tình hình hoạt động của loại tội phạm này ở các điểm du lịch nên không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Kết luận Chương 2

Trong chương này, luận văn đã phân tích các đặc điểm về địa lý, kinh tế văn hoá, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; thực trạng các điểm du lịch tại thành phố Đà Nẵng có liên quan đến hoạt động của tội TCTS. Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề này, luận văn đã phân tích tình hình, đặc điểm hình sự của tội TCTS và TCTS tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2019 làm căn cứ để khảo sát thực trạng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Luận văn đã phân tích vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật của các chủ thể phòng ngừa tình hình TCTS tại các điểm du lịch và cũng đi sâu phân tích những hoạt động phối hợp áp dụng các biện pháp để phòng ngừa tội phạm; làm rõ thực trạng về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội TCTS. Tìm ra nguyên nhân của những yếu kém trên làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)