Để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với HKD nói riêng và các thành phần kinh tế nói chung, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực áp dụng như sau:
-Luật DN số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có
liên quan của DN; được thay thế bằng Luật DN số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
-Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; được thay thế bằng Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. -Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính Phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 với mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu dựa trên tri thức đổi mới, sáng tạo, khoa học và công nghệ cao, trong đó DN, nhất là DNTN là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.
-Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính Phủ về đăng ký DN, quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký DN; đăng ký HKD; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký DN. Được thay thế bằng Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2021.
-Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
-Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; thuế; phí, lệ phí và thu
khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính DN; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN theo quy định của pháp luật.
-Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký DN (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2021).
-Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin DN, lệ phí đăng ký DN; áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí cung cấp thông tin DN, lệ phí đăng ký DN và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin DN, lệ phí đăng ký DN (có hiệu lực từ ngày 20/9/2019).
-Chỉ thị số 03/CT-BTC ngày 20/5/2014 của Bộ Tài chính về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, nhằm thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020.
-Quy chế công khai thông tin HKD nộp thuế theo phương pháp khoán trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 1474/QĐ-BTC ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với cá nhân, HKD.