Quan điểm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 67)

NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH

3.1. Quan điểm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh kinh doanh

3.1.1. Dự báo khả năng phát triển kinh tế của hộ kinh doanh

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử, ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ và du lịch thông minh phát triển mạnh mẽ, dẫn đến định hình và thay đổi thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân cũng như cách thức tiếp cận khách hàng của các cơ sở kinh doanh và hệ thống phân phối bán lẻ. Theo đó, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng tác động đáng kể, đòi hỏi những quy định pháp luật phải được ban hành mới hoặc điều chỉnh kịp thời với thực tiễn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và HKD, DN. Đồng thời yêu cầu các CQNN đẩy mạnh các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và chống thất thu ngân sách trên các hoạt động, giao dịch thương mại điện tử. Đặc biệt là HKD thuộc các ngành nghề dịch vụ: ăn uống và lưu trú – đây là hai ngành nghề thời gian qua đã phát triển rất nhanh về số lượng, nếu quản lý không tốt có thể phát sinh phức tạp vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm ... Bên cạnh đó, trước tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế cả nước, việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cũng như cách ly tập trung, hạn chế chuyến bay thương mại quốc tế đã kiềm hãm sự phát triển của HKD, DN và tác động trực tiếp đến đời sống thu nhập của người lao động. Đây là vấn đề cấp bách mà Nhà nước cần

có biện pháp hỗ trợ HKD, DN vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định nền kinh tế thị trường trong nước.

3.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh

Nhằm phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tập trung QLNN tăng trưởng kinh tế theo thế mạnh phát triển của từng địa phương, như Quận 1 là thương mại, dịch vụ, du lịch. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ hợp lý, các quy định pháp luật thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, tạo sự liên kết giữa các HKD, DN trong nước, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển HKD, DN về số lượng lẫn chất lượng, phát huy vai trò, trách nhiệm của HKD với xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, giúp nâng cao thu nhập đời sống của người dân và bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của đội ngũ CBCC, hướng đến một xã hội phát triển công bằng, văn minh và giàu đẹp.

3.1.3. Quan điểm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh trong tình hình mới

Một là, không phân biệt HKD, DN nhỏ và vừa hay DN lớn trên địa bàn, Nhà nước cần tập trung thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ HKD, DN phát triển bình đẳng, tự do và an toàn trong khuôn khổ pháp luật của HKD với các loại hình DN khác trong nền kinh tế. Tiếp theo cần mạnh dạn thay đổi phương thức xây dựng pháp luật nhằm tránh tình trạng nhiều quy định của pháp luật không phù hợp với yêu cầu thực tiễn của QLNN đối với HKD.

Hai là, chính sách quản lý của Nhà nước đối với HKD khi ban hành phải bảo đảm tạo điều kiện tối đa cho HKD phát triển và khẳng định vai trò tối thượng của pháp luật trong quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, tránh tình trạng thay đổi liên tục chính sách quản lý của Nhà nước làm

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HKD và cả cán bộ, công chức, người thực thi nhiệm vụ QLNN ở địa phương.

Ba là, năng lực quản lý của các CQNN phải được chú trọng nâng cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào nghiệp vụ quản lý, kiểm tra phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, đẩy mạnh hiệu quả quản lý kinh tế xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, triển khai hiệu quả các giải pháp bình ổn thị trường, không để tăng giá đột biến, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý giá, hành vi gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, phát triển đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)