Tình hình hoạt động của hộ kinh doanh trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tình hình hoạt động của hộ kinh doanh trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm quận Nhất và quận Nhì (Sài Gòn cũ) sáp nhập vào năm 1976, với tổng diện tích 7,721 km², chiếm 0,35% diện tích thành phố và đứng thứ năm về diện tích trong số 12 quận nội thành. Trong đó diện tích sông rạch chiếm 8,1%, diện tích xây dựng chiếm 57,27% diện tích quận và thuộc loại hàng đầu so với các quận, huyện khác. Tổng số dân khoảng 204.899 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 89,3%, dân tộc Hoa chiếm 10,2%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số 26.182 người/km² đứng thứ 4/24 quận huyện. (Nguồn: Trang thông tin điện tử Quận 1)

Nằm bên bờ sông Sài Gòn, Quận 1 tiếp cận các đầu mối giao thông đường thủy thông qua các cảng Sài Gòn, Khánh Hội. Hệ thống kênh rạch Bến Nghé - Thị Nghè cũng tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ trung tâm Thành phố đi các nơi và ngược lại. Dọc bờ sông, kênh, rạch của quận có cảng nhỏ, cầu tàu, công xưởng sửa chữa, đóng tàu, xà lan ... tạo thành những yếu tố mở mang giao thương, dịch vụ. Bên cạnh đó, mạng lưới đường bộ của Quận 1 cũng khá hoàn chỉnh, có các trục đường chính đi đến sân bay, nhà ga, hải cảng và các cửa ngõ của thành phố để đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nổi bật là tuyến Metro số 1 dài gần 20 km, được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt năm 2009, với tổng vốn đầu tư 17.388 tỉ đồng và được các cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh tăng

lên 43.757 tỉ đồng (làm tròn). Tuyến Metro số 1 có đoạn đi ngầm từ ga Nhà hát Thành phố về ga Ba Son được xây dựng trên địa bàn Quận 1, dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2021. Có thể thấy mạng lưới giao thông của Quận 1 đã tạo ra nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Quận 1 có những di sản văn hóa, công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn của Sài Gòn xưa và những công trình tôn giáo tín ngưỡng của nhiều cộng đồng dân cư tích hợp lại; là nơi thường diễn ra những lễ hội, sự kiện chính trị, ngoại giao, … của Thành phố với quy mô lớn, đa dạng, phong phú, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến giao lưu gặp gỡ, vui chơi, giải trí và sinh sống.

Từ những phân tích trên cho thấy điều kiện tự nhiên của Quận 1 có một nét đặc trưng rất riêng, khó lẫn lộn với một nơi nào khác. Nó là một trong những yếu tố tác động lớn đến sự phát triển năng động về kinh tế - xã hội của Quận 1.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Quận 1

Trong giai đoạn 2015 - 2019, tình hình kinh tế Quận 1 phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 16,04%/năm. Số lượng DN, cơ sở cá thể đăng ký hoạt động tại quận không ngừng tăng lên, thu hút nhiều lao động đến làm việc. Tổng thu ngân sách Quận 1 đạt 66.087 tỷ đồng, tăng bình quân 17,79%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 1 lần thứ XI đề ra. Tổng giá trị sản xuất khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã, cá thể trên địa bàn Quận 1 năm 2019 ước tính đạt 263.894 tỷ đồng, trong đó thương mại - dịch vụ chiếm 77,9%; công nghiệp xây dựng chiếm 21,1%. Cụ thể: ngành thương mại tăng 16,91%; ngành vận tải kho bãi tăng 11,77%; ngành khách

sạn, nhà hàng tăng 18,31%; ngành bất động sản tăng 22,27%, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ tăng 11,65%; du lịch tăng 25,57%.

2.1.3. Tình hình hoạt động của hộ kinh doanh tại Quận 1

Hoạt động của HKD tại Quận 1 phát triển khá đa dạng và phong phú về cả quy mô, doanh thu và ngành nghề kinh doanh.

Về số lượng, từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng HKD tại Quận 1 đã tăng từ 13.406 hộ lên 15.184 hộ, trung bình tăng 355 hộ/năm; số lượng HKD mới đăng ký hàng năm dao động từ khoảng 1.400 – 1.700 hộ; trong khi số lượng HKD ngưng hoạt động thì chỉ dao động từ 500 – 800 hộ, chiếm tỷ lệ khoảng 50% HKD mới đăng ký. Điều này cho thấy nhu cầu của người dân đăng ký mô hình HKD còn khá nhiều.

Bảng 2.1. Số lượng hộ kinh doanh giai đoạn 2015 – 2019

Loại hình 2015 2016 2017 2018 2019

HKD hoạt động 13.406 15.874 14.971 16.540 15.184 HKD mới thành lập 1.681 1.404 1.708 1.655 1.416

HKD ngưng hoạt động 773 656 808 833 538

Nguồn: Phòng Kinh tế Quận 1

Về quy mô, chủ yếu được đo lường trên hai tiêu chí là số lượng lao động và doanh thu. Bên cạnh phần lớn HKD tại Quận 1 sử dụng dưới 10 lao động theo đúng quy định pháp luật, còn có khoảng 1.200 HKD thực tế sử dụng trên 10 nhân viên được phân chia thời gian làm việc theo ca như HKD Bánh mì Như Lan, HKD Bánh mì Huỳnh Hoa, HKD Cơm Minh Đức, … Đây là một vấn đề thực tiễn gây khó khăn cho công tác QLNN vì không có quy định pháp luật chế tài nếu HKD sử dụng nhiều hơn 10 lao động mà chỉ có thể vận động HKD đó chuyển đổi hình thức kinh doanh sang DN. Theo kết quả khảo sát của tác giả đối với 115 HKD có 13 hộ sử dụng từ 01 - 04 nhân viên, 24 hộ sử

dụng từ 05 - 08 nhân viên, 68 hộ sử dụng từ 08 - 10 nhân viên, 10 hộ sử dụng trên 10 nhân viên. Và doanh thu của HKD tại Quận 1 phụ thuộc vào vị trí cửa hàng, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mà doanh thu từ vài chục triệu đồng/năm cho đến cả chục tỉ đồng/năm.

Về ngành nghề của các HKD hết sức đa dạng, từ dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú, mua bán quần áo, sản xuất,… trong đó, dịch vụ ăn uống chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng 38% cũng đặt vấn đề trong công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với HKD; kinh doanh buôn bán các mặt hàng: quần áo, vật dụng,…chiếm tỉ lệ 23,5%. Quận 1 có những đường phố nổi tiếng như: phố kinh doanh thời trang Nguyễn Trãi (phường Bến Thành), đường Hai Bà Trưng (phường Tân Định) chuyên mặt hàng vải vóc, phố ẩm thực Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão). Các HKD thuộc ngành nghề này tuy có ít lao động nhưng hàng năm doanh thu của họ cũng khá lớn, trung bình từ 500 triệu đến 01 tỉ đồng.

Bảng 2.2. Tỷ lệ ngành nghề của HKD tại Quận 1 năm 2019

Ngành nghề Tỉ lệ (%)

Dịch vụ ăn uống 38

Dịch vụ lưu trú 13

Làm đẹp 13

Kinh doanh buôn bán các mặt hàng: quần áo, vật dụng, … 23,5

Vui chơi, giải trí 10

Khác 2,5

Tổng cộng 100

Từ những phân tích số liệu hoạt động của HKD tại Quận 1 nêu trên, cho thấy sự phát triển về số lượng và đa dạng ngành nghề hoạt động của HKD sẽ tác động đến công tác QLNN của chính quyền địa phương, không chỉ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho chủ sở hữu, HKD còn gián tiếp cải thiện cuộc sống cho những người có thu nhập thấp, người nghèo ở thành thị mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nếu hoạt động của HKD không theo khuôn khổ pháp luật quy định. Vì vậy đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải có những chính sách pháp luật, phương thức quản lý phù hợp để phát huy hết vai trò của HKD tại Quận 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)