số địa phương ở Việt Nam
Quận 1 là địa bàn trung tâm phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, có số lượng HKD, DN không nhỏ đã đóng góp lớn vào nguồn thu NSNN của địa phương. Vì vậy, đòi hỏi công tác QLNN đối với HKD phải bảo đảm tính hiệu quả, có thể thúc đẩy sự phát triển tự nhiện của nền kinh tế cá thể trong khuôn khổ pháp luật quy định. Tác giả nhận thấy Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và Quận Hải Châu, Đà Nẵng có vị thế tương đồng với Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh về tiềm lực phát triển kinh tế, mức đóng góp cho ngân sách địa phương cao hơn các quận, huyện khác trong cả nước nên tác giả chọn 02 địa phương này để nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm QLNN đối với HKD.
1.7.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với HKD tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, là trung tâm hành chính, chính trị của Thành phố, đặc biệt khu phố cổ được hình thành từ đầu thế kỷ XIX và chợ Đồng Xuân, … là những địa điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có khoảng 10.000 HKD, để quản lý nhà nước đối với HKD, UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện theo Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong QLNN đối với DN, HKD, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau đăng ký thành lập trên địa bàn thành phố. Theo đó:
- Về công khai thông tin: UBND quận chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp và công khai thông tin đăng ký, tình hình hoạt động của HKD trên địa bàn quản lý theo quy định. Bên cạnh đó UBND quận chỉ đạo UBND phường và các cơ quan chuyên môn phối hợp, xác minh thông tin về HKD, báo cáo danh sách các HKD vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh.
- Về thanh tra, kiểm tra, xử lý HKD có hành vi vi phạm: Thanh tra quận là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra HKD thuộc địa bàn quận trên cơ sở tổng hợp kết quả từ Phòng Kinh tế và UBND 18 phường với các nội dung: ngành, nghề đầu tư kinh doanh, sử dụng lao động thường xuyên, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo, chống buôn lậu, hàng gian,
hàng giả,…Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, UBND quận phải gửi Kế hoạch thanh, kiểm tra HKD cho Thanh tra Thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, việc QLNN đối với HKD còn gặp nhiều khó khăn do tốc độ phát triển kinh tế xã hội tại quận trung tâm của thành phố là khá nhanh, còn tình trạng HKD đăng ký địa điểm để kinh doanh nhưng thực tế thì các hộ này đã đóng cửa hoặc có hộ mới đăng ký nhưng không thông báo cho chính quyền địa phương. Việc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh đối với những trường hợp này cũng gặp nhiều khó khăn.
- Về công tác thu thuế: Thông tin công khai về thuế khoán của HKD được niêm yết công khai bộ phận “Một cửa” của UBND quận, phường; Chi cục thuế, Ban quản lý chợ, Trung tâm thương mại để các HKD được biết và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc này đã giúp các HKD tại quận Hoàn Kiếm nâng cao ý thức tự giác, chịu trách nhiệm về các khoản kê khai và tự giác nộp thuế.
1.7.2. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Hải Châu, Đà Nẵng
HKD được chính quyền quận Hải Châu xác định là đối tượng nộp thuế số lượng lớn, là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách quận. Công tác quản lý thuế đối với HKD của quận Hải Châu trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Để đạt được hiệu quả cao, chính quyền quận đã phối hợp với cơ quan chức năng đã thực hiện giải pháp quản lý và chống thất thu thuế thông qua giải pháp Xây dựng cơ sở dữ liệu về HKD nộp thuế.
Hệ thống cơ sở dữ liệu này bao gồm: thông tin chủ HKD, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, nhờ có cơ sở dữ liệu này kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, việc quản lý thuế đảm bảo công khai, minh bạch công bằng, đúng quy định của pháp luật thông qua giám sát cơ sở dữ liệu, hạn chế tồn tại cho công tác lập bộ, tăng thu cho NSNN. Nhiệm
vụ thu thuế, đôn đốc thuế của Chi cục thuế quận Hải Châu đã chuyển sang đơn vị ủy nhiệm thu. Điều này giúp làm giảm nguy cơ rủi ro, tiêu cực khi cán bộ thuế không tiếp xúc với HKD. Kết quả, quận Hải Châu đã đưa thêm vào bộ quản lý thu thuế 1.384 HKD với tổng số tiền thuế thu thêm hàng tháng khoảng 300 triệu đồng; điều chỉnh thuế cho phù hợp với thực tế kinh doanh với 424 HKD khác.
Tiểu kết chương 1
Trong những năm qua, bên cạnh hệ thống các DN thành lập theo Luật DN, loại hình HKD là một mô hình pháp lý quan trọng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Về mặt kinh tế, HKD có đóng góp lớn trong nền kinh tế đất nước, nhất là trong việc tạo việc làm, huy động vốn dân cư. Công tác đăng ký kinh doanh đối với HKD những năm gần đây, tuy đã được chú trọng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện. Có thể nhận thấy một số bất cập cơ bản như:
Một là, về trình tự, thủ tục đăng ký HKD chưa có sự phối hợp liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký thuế cấp huyện.
Hai là, một số quy định pháp lý về HKD chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống như: chưa có quy định về chống trùng tên HKD trong địa bàn quận, huyện; quy định về đối tượng không được quyền thành lập HKD chưa rõ ràng, ...
Ba là, tổ chức bộ máy QLNN còn cồng kềnh, nhiều tầng lớp từ trung ương đến địa phương nhưng cán bộ phụ trách trực tiếp tại cơ sở lại quá ít, không tương xứng với số lượng HKD quản lý trên địa bàn.
Bốn là, cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế còn rời rạc tại các địa phương; gây khó khăn cho việc tra cứu, tổng hợp, dự báo tình hình phát triển, đánh giá hoạt động của khu vực HKD để phục vụ công tác hoạch định chính sách hỗ trợ HKD cũng như các chính sách kinh tế, xã hội khác.
Năm là, nhiều quy định pháp luật chuyên ngành về xử lý vi phạm hành chính đối với HKD còn chồng chéo, chưa thống nhất, gây khó khăn cho các lực lượng kiểm tra xử lý.
Về lâu dài, việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật riêng về hoạt động của HKD nên được các cơ quan QLNN và các nhà hoạch định chính sách xem xét để tương xứng với vị trí, vai trò của HKD trong nền kinh tế.
Chương 2