Thực tiễn quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh tại Quậ n1 giai đoạn 2015 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 53)

giai đoạn 2015 – 2019

2.2.1. Ban hành pháp luật về hoạt động của hộ kinh doanh

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước. Vai trò và giá trị xã hội to lớn của pháp luật thể hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội và là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự ổn định và phát triển năng động của các quan hệ kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi đề cập đến QLNN thì pháp luật làm nền tảng trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện nay hầu hết tập trung vào đối tượng quản lý là DN, còn đối với HKD chỉ được đề cập trong một vài điều khoản về quy định đăng ký kinh doanh, số lượng lao động sử dụng, cơ quan QLNN về đăng ký kinh doanh như:

-Luật DN số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của DN.

-Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước

do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; được thay thế bằng Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. -Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính Phủ về đăng ký DN, quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký DN; đăng ký HKD; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký DN. Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính Phủ.

-Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký DN, ban hành các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký DN, đăng ký HKD và hướng dẫn chi tiết một số vấn đề liên quan đến đăng ký DN, đăng ký HKD.

Thực trạng cho thấy HKD có quyền lựa chọn ngành nghề, mặt hàng kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng, miễn là nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép; có quyền đăng ký kinh doanh và được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Những năm gần đây xuất hiện mô hình kinh doanh tại các chung cư cũ được người dân đặc biệt quan tâm và ưa chuộng. Ví dụ, hầu hết căn hộ chung cư số 42 Nguyễn Huệ tại Phố đi bộ công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường Bến Nghé, Quận 1 đã được người dân cho thuê mặt bằng để kinh doanh dịch vụ ăn uống, buôn bán hàng trực tuyến, tỷ lệ các DN, HKD tại đây đã chiếm hơn 90% căn hộ hiện có. Nhưng, theo Luật Nhà ở năm 2014 và các văn bản hướng dẫn quy định không cho phép đăng ký kinh doanh tại các căn hộ chung cư chỉ có mục đích để ở. Trong khi đó, việc đăng ký kinh doanh đối với DN hay HKD hiện nay hết sức dễ dàng và thuận tiện, cá nhân đủ các điều kiện được quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đều có thể ĐKKD trực tuyến hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại

bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM và UBND Quận 1 là có thể nhận được GCN ĐKKD chỉ từ 3-5 ngày.

Vấn đề này cho thấy sự bất cập trong văn bản pháp luật về đăng ký hoạt động kinh doanh nói riêng và quản lý chung cư nói chung chưa bảo đảm chặt chẽ. Các văn bản pháp luật chuyên ngành chưa có sự đồng bộ trong thực tiễn đời sống xã hội nên khó khăn trong việc QLNN.

2.2.2. Định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển hộ kinh doanh

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 1 lần thứ XI, UBND Quận 1 đã xây dựng và ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quận 1 giai đoạn 05 năm (2015 – 2020), với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, phục vụ du lịch; trong đó tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Quyết định số 2955/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của Ủy ban nhân dân TPHCM về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 16/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Bên cạnh đó, Quận 1 còn định kỳ hàng năm tổ chức các diễn đàn đối thoại với DN, HKD nhằm giúp các cơ sở kinh doanh có thêm định hướng về thị trường để khai thác cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong giai đoạn 2015 – 2019, Quận 1 đã tổ chức khánh thành nhiều công trình tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho DN, HKD phát triển theo hướng thương mại, dịch vụ, du lịch như Phố đi bộ Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão; Khu ẩm thực thí điểm kinh doanh có thời gian tại tuyến đường Nguyễn Văn Chiêm và Công viên Bách Tùng Diệp, phường Bến Nghé; Tổ chức các hoạt động biểu diễn âm nhạc phục vụ khách du lịch; Xây dựng và triển khai Đề án thí điểm đón taxi tại khu vực trung tâm Quận 1; Quy hoạch tuyến đường

chuyên doanh về thời trang tại Nguyễn Trãi, phường Bến Thành … nhằm thu hút và phục vụ du khách đến với Quận 1, góp phần mở rộng phát triển hoạt động của DN, HKD trên địa bàn theo đúng mục tiêu định hướng đề ra.

Kết quả tổng giá trị sản xuất (khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã, cá thể) giai đoạn 2016 - 2019 đạt 842.262 tỷ đồng (giá hiện hành). Cơ cấu kinh tế: Khu vực thương mại dịch vụ năm 2016 chiếm tỷ trọng 74,74%, năm 2019 chiếm tỷ trọng 78,17%. Tốc độ tăng trưởng bình quân 4 năm (2016 - 2019) khu vực thương mại dịch vụ đạt 17,66% (so với giai đoạn 2011 - 2015 bình quân tăng 13,3%/năm). Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế chậm lại do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, ước tính khu vực thương mại dịch vụ chỉ tăng 5% so năm trước.

Tính đến đầu năm 2020, trên địa bàn Quận 1 có 20.178 DN và 17.808 HKD đang hoạt động; Bình quân giai đoạn 2016 - 2019 mỗi năm số doanh nghiệp đang hoạt động tăng thêm 1.604 doanh nghiệp; số hộ kinh doanh cá thể bình quân mỗi năm tăng 300 hộ.

2.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của hộ kinh doanh

Tại Quận 1, việc phổ biến giáo dục pháp luật được chính quyền quan tâm và thực hiện thường xuyên thông qua nhiều hình thức, phương pháp khác nhau nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với HKD nói riêng như: tổ chức các buổi tuyên truyền, tổ chức Hội nghị đối thoại, phát hành các tờ rơi,…để làm sao pháp luật có thể đến với các HKD một cách sâu và rộng nhất. Trong giai đoạn 2015 - 2019, Ủy ban nhân dân Quận 1 đã tổ chức 135 hội nghị tuyên truyền các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh, lĩnh vực lao động, công tác kiểm tra, hậu kiểm sau kinh doanh, công tác chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng,…cụ thể tuyên truyền

các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định số 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Quyết định số 33/2015/QĐ- UBND ngày 06 tháng 07 tháng 2015 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực văn hóa, thông tin và phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hố Chí Minh, Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 tháng 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong quản lý nhà nước đối với DN, HKD sau đăng ký thành lập, Luật Quản lý thuế năm 2019, Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016, …

Ngoài ra, khi đại diện HKD tới nhận giấy phép đăng ký HKD tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân Quận 1, sẽ được nhận kèm 01 tờ gấp tuyên truyền bao gồm các nội dung mà HKD phải tuân thủ theo quy định pháp luật trong các lĩnh vực: lao động, thuế, quản lý thị trường, quảng cáo, … Việc này đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các HKD tại Quận 1.

2.2.4. Ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hộ kinh doanh

Để các HKD tồn tại và phát triển, vấn đề tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cũng như ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi là vô cùng cần thiết. Điều này đã được Quận 1 thực hiện thông qua các chính sách như sau:

Một là, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác QLNN về ĐKKD.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu đăng ký HKD, UBND Quận 1 đã song song hai hình thức gồm: đăng ký dịch vụ công trực tuyến tại Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Quận 1 (theo liên kết

http://www.quan1.hochiminhcity.gov.vn/DICH-VU-TRUC-TUYEN) và đăng ký trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (gọi tắt là Bộ phận Một cửa) của UBND quận, với thời hạn cấp GCN ĐKKD là 02 ngày làm việc (giảm 01 ngày so với thời hạn 03 ngày làm việc theo Khoản 2 Điều 71 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP). Đồng thời để khuyến khích người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, UBND Quận 1 đã hỗ trợ 50% mức thu lệ phí đối với hình thức nộp qua mạng so với hình thức nộp trực tiếp. Điều này cho thấy việc đăng ký HKD dễ dàng và nhanh chóng hơn là thành lập DN vì ít bị gò bó về thủ tục và thành phần hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, đối với thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo Điều 76 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ, các HKD rất ít quan tâm, không thực hiện đầy đủ việc thông báo bằng văn bản cho Phòng Kinh tế và Chi cục Thuế Quận 1 ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh và thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Cho đến khi bị cơ quan thuế phát thông báo truy thu tiền thuế khoán định kỳ hàng tháng mới thực hiện và xin cứu xét được miễn giảm do không hoạt động không có doanh thu.

Hai là, chính sách hỗ trợ vay tín dụng ưu đãi.

Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân Quận 1 tổ chức Hội nghị gặp gỡ các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận, trao đổi chia sẻ khó khăn của các DN và HKD, xây dựng kênh thông tin đối thoại giữa cơ quan Nhà nước và DN, HKD. Bình quân giai đoạn 2016 – 2019, mỗi năm liên kết 04 ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi cho 500 cơ sở kinh doanh với số tiền hơn 30.000 tỷ đồng. Cao nhất là năm 2018, giải ngân 63.826,86 tỷ đồng cho 1.211 cơ sở trên địa bàn Quận 1.

Ba là, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho HKD.

Đặc thù ngành nghề hoạt động của HKD không đòi hỏi người lao động phải trình độ chuyên môn cao, chỉ cần có tay nghề và sức khỏe. Do đó, hàng

năm UBND quận và 10 phường phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân thường trú trên địa bàn quận. Đồng thời, tổ chức Ngày hội việc làm, phối hợp Trường nghiệp vụ nhà hàng thành phố tổ chức tư vấn nghề phục vụ bàn, nấu ăn, làm bánh. Qua đó, vừa giải quyết được tình trạng thất nghiệp vừa tạo lao động cho HKD có thể hoạt động ổn định.

Bốn là, chính sách hỗ trợ HKD chuyển đổi sang DN.

Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực năm 2017 và với chỉ tiêu phát triển hơn 2000 DN trên địa bàn quận 1, Phòng Kinh tế đã phối hợp Chi Cục thuế, các phòng ban liên quan và Ủy ban nhân dân 10 phường tuyên truyền, vận động chuyển các HKD cá thể thành DN theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố với chính sách hỗ trợ thủ tục hành chính đăng ký DN, giới thiệu các tổ chức hoạt động kế toán uy tín hỗ trợ thủ tục quyết toán cho HKD, ... Trong đó, đối tượng chuyển đổi là các HKD thuộc nhóm mục tiêu các ngành nghề kinh doanh có khả năng lên doanh nghiệp cao như: nhà hàng ăn uống, khách sạn, bán lẻ các loại,… hộ kinh doanh có 10 lao động trở lên; có quy mô kinh doanh và doanh thu lớn.

Tính đến ngày 20/11/2019, Quận 1 đã vận động được 854/1.228 HKD có số lượng lao động hơn 10 người. Kết quả đã có 815 HKD chuyển sang loại hình DN, đạt tỷ lệ 95,43%.

Năm là, chính sách hỗ trợ tài chính.

Trên cơ sở các quy định của Nhà nước về tài chính và thực tiễn của địa phương, UBND Quận 1 kiến nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ giảm, miễn, chậm nộp thuế đối với DN, HKD trên địa bàn bị những yếu tố tác động khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu là giai đoạn 2015 – 2019, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thi công công trình tuyến đường sắt đô thị số 1 (Metro) đến nay vẫn chưa hoàn

công. Toàn bộ dự án được rào chắn trên tuyến đường thương mại – dịch vụ ở 02 phường Bến Thành và Bến Nghé của quận, làm ảnh hưởng giao thông đi lại khó khăn trong khu vực và doanh thu hoạt động của các HKD cũng giảm theo. Ủy ban nhân dân Quận 1 đã kết hợp cùng Chi cục Thuế Quận 1 có nhiều biện pháp hỗ trợ giảm, miễn, gia hạn nộp thuế cho các HKD, hỗ trợ một phần giúp họ có thể trụ vững, không ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương.

2.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh

Kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nội dung quan trọng của QLNN bằng pháp luật đối với HKD. Đây là hoạt động nhằm bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh thông qua các hoạt động sau:

Một là, các chủ thể quản lý phải thường xuyên tổ chức việc kiểm tra hoạt động của HKD và cả hoạt động của chính các chủ thể quản lý nhà nước để kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm. Quản lý nhà nước đối với HKD chỉ trở thành động lực trong sự phát triển kinh tế nếu chúng ta thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động kinh doanh của HKD và sẽ trở thành lực cản phát triển nếu chúng ta buông lỏng quản lý và dung túng cho các hành vi vi phạm.

Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 11, UBND Quận 1 xây dựng Kế hoạch phối hợp kiểm tra định kỳ đối với HKD trên địa bàn quận với các nội dung: đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của HKD, kịp thời phát hiện những bất cập trong thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh từ thực tiễn quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)