Luật pháp và các chính sách có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Luật pháp là công cụ hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý và điều hành xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật có tác động điều chỉnh các hoạt động văn hóa, trong đó có hoạt động QLNN về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, ban hành quy chế hoạt động, xây dựng cơ chế quản lý, lực lượng quản lý, xử lý, đầu tư chính sách phát triển về các hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm nói riêng với việc thực hiện các chính sách lĩnh vực văn hóa.

Nhà nước ta đang áp dụng một số chính sách quan trọng đối với hoạt động QLNN về văn hóa hiện nay. Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa, phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân. Những chính sách này có ảnh hưởng tích cực đến định hướng, mang lại hiệu quả cao nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về hoạt

động xuất nhập khẩu văn hóa phẩm trong thời kỳ hội nhập. Chính sách Nhà nước về văn hoá thể hiện trong các luật và các chương trình mục tiêu, chiến lược phát triển văn hoá. Cụ thể như:

- Một số luật về văn hoá: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Di sản văn hoá, Luật Xuất bản, Luật Điện ảnh, Luật Thư viện, Luật Quảng cáo v.v…

- Một số chương trình mục tiêu, chiến lược phát triển văn hoá: chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015; Chương trình mục tiêu bảo tồn và tôn tạo di tích danh thắng; chương trình mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; chương trình xoá đói giảm nghèo v.v…

Mục đích của các chính sách đó là: thống nhất quản lý và xây dựng cơ chế phát triển sự nghiệp văn hoá; quy định các biện pháp để bảo tồn, phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, khuyến khích phát triển tài năng sáng tạo văn hoá, nghệ thuật. Chống việc truyền bá tư tưởng và sản phẩm văn hoá độc hại, bài trừ mê tín, hủ tục; không ngừng xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội. Chính sách về văn hóa được ghi trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 tại các Điều sau:

- Điều 18, khoản 2. Nhà nước CHXHCN Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Điều 41. Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.

- Điều 60. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)