Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Chí Minh có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Diện tích: 2.095,239 km2 Vị trí địa lý:

TP.HCM nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' - 10 038 vĩ độ bắc và 106 0 22' - 106 054 ' kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

TP.HCM cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.

Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7 km.

2.1.2. Đặc điểm xã hội

Dân số: Tính đến 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, dân số Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt hơn 8,99 triệu người, trở thành địa phương đông

dân nhất cả nước, tăng 1,8 triệu người so với năm 2009; trong đó nam chiếm 48,7%, nữ 51,3% [12].

Thành phần dân tộc: thành phần dân tộc khá thuần nhất, trên 90% là người Kinh. Ngoài ra còn có một số ít người Hoa, người Khơ-me,... Các dân tộc sinh sống từ lâu đời đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ nhau.

Những nét văn hóa đặc trưng: Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 02 tháng 07 năm 1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là TP.HCM. Sài Gòn - TP.HCM là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn - nơi một thời được mệnh danh là

"Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm.

Năng động và sáng tạo, TP.HCM luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học.

Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, TP.HCM đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước.

Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.

2.1.3. Đặc điểm văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM mới hơn 300 năm tuổi, song trong lòng Thành phố đã chứa đựng biết bao giá trị văn hóa nhân văn ­ văn hóa lịch sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hóa khác nhau trên nền tảng văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam. Đặc điểm văn hóa Sài Gòn xưa và TP.HCM ngày nay là sự thể hiện khá độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử - không gian của khu vực phương Nam Tổ quốc. Có thể nói, Sài Gòn - TP.HCM là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, có nền văn hóa mang dấu ấn của người Việt, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn… Rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước. Trên từng con đường, góc phố, địa danh của TP.HCM đều gắn liền với những danh nhân văn hóa ­ lịch sử, những chiến công của một thành phố anh hùng. Là nơi sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya. Những dòng xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt. Những dãy cửa hiệu với hàng hóa phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh tiếng "Sài Gòn ­ Thiên đường mua sắm". Những quán ăn, cửa tiệm, nhà hàng với thực đơn rất đa dạng khiến ẩm thực trở thành một cái thú không thể thiếu đối với du khách đến nơi đây.

Hàng trăm chùa chiền, hàng trăm ngôi đình thờ phụng các anh hùng của đất nước và các tiền hiền có công mở cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các

chứng tích của sự nghiệp giải phóng thành phố và đất nước được trân trọng bảo tồn.

Những khái quát sơ lược về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa của TP.HCM, càng khẳng định vai trò và vị thế quan trọng của thành phố trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển tiến lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2.1.4. Tổng quan về hoạt động văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. TP.HCM luôn là địa phương tiên phong trong cả nước thể hiện được tính năng động, linh hoạt, sáng tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó văn hóa là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với đời sống xã hội.

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, trong thời gian qua, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm có bước phát triển tương đối mạnh mẽ, phong phú, đa dạng, tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực đời sống văn hóa - xã hội, đó là các loại văn hóa phẩm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, học tập, giao lưu như: tác phẩm văn hóa, máy trò chơi điện tử, di vật cổ vật, tác phẩm nghệ thuật, v.v... Các loại văn hóa phẩm đó từ nước ngoài du nhập vào nước ta hoặc từ trong nước xuất khẩu ra ngoài nước, bước đầu đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, nhu cầu giải trí của người dân.

Cũng chính vì thế mà các vấn đề về văn hóa, công tác QLNN về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tại TP.HCM càng cấp bách hơn bao giờ hết, tính cấp bách là do căn cứ qua những số liệu về các vụ vi phạm trên lĩnh vực văn hóa dưới nhiều hình thức khác nhau đang gia tăng, trong khi đó hoạt động của các cơ quan QLNN về văn hóa hiện vẫn còn những bất cập nhất định, đòi hỏi phải nghiên cứu và đưa ra một số phương án giải quyết một cách toàn diện, khoa học và hiệu quả hơn trong công tác quản lý của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)