Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 72)

2.6. Nguyên nhân

2.6.2. Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, đối với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực xuất nhập khẩu văn hóa phẩm đã đạt được nhiều kết quả tốt, tạo dựng hành lang pháp lý khá đầy đủ. Nhưng so với tình hình thực tiễn hiện nay, còn một số văn bản quy phạm pháp luật quy định chồng chéo, thiếu tính khả thi khi thực hiện, chưa bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của xã hội để giải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay. Qua đó, nhận thấy được chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, chậm được sửa đổi, bổ sung như: các dự án luật còn chồng chéo, quá trình thực hiện có những điều không khả thi, thời gian áp dụng của một số văn bản luật có vòng đời ngắn do phát hiện bất cập và phải đề nghị sửa đổi, bổ sung.

- Thứ hai, các cơ quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ít tiếp xúc với thực tiễn, dẫn đến việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa sát với tình hình thực tế diễn ra, điều kiện vật chất chưa đảm bảo.

Ví dụ: tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh quy định: “Văn hóa phẩm là các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh”. Khi áp dụng thực tế lại vướng điểm này là nếu đĩa ghi nội dung phần mềm vi tính thì thuộc ngành Thông tin và Truyền thông. Sau khi kiến nghị, BVH, TT & DL ban hành Công văn số 2882/BVHTTDL-VP ngày 21 tháng 8 năm 2012 hướng dẫn, bổ sung thêm như sau: “Không bao gồm các phần mềm tin học thông thường như đĩa cài đặt chương trình xử lý dữ liệu văn phòng, diệt virus, vận hành hệ thống”

- Thứ ba, lực lượng cán bộ, giám định viên, chuyên viên kiểm tra, giám định văn hóa phẩm còn hạn chế trong một số lĩnh vực nhất định, không tránh khỏi những vướng mắc, lúng túng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, chuyên viên giám định văn hóa phẩm hầu như rất ít, chỉ tổ chức tập huấn chung chung về văn hóa, không có đào tạo chuyên môn giám định. Và còn vấn đề thiếu thông tin cập nhật thời sự, chưa kể phải liên kết sử dụng nguồn lực từ các đơn vị khác.

Ví dụ: Giám định văn hóa phẩm có nội dung di vật, cổ vật phải mời cộng tác với các chuyên gia khảo cổ; văn hóa phẩm có nội dung tôn giáo phải mời cộng tác bên tôn giáo,…. Các vấn đề này làm bị động về mặt thời gian, công tác cải cách thủ tục hành chính bị hạn chế và nhiều mặt khác.

- Thứ năm, sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ, còn hạn chế dẫn tới nhiều khó khăn trong việc giám định và kiểm soát văn hóa phẩm xuất nhập khẩu. Việc giám định văn hóa phẩm được thực hiện trên cơ sở trưng cầu giám định của cơ quan, tổ chức hoặc đề nghị giám định của cá nhân thì mới thực thi.

Ví dụ: Có những trường hợp văn hóa phẩm có số lượng lớn trong một kiện hàng hóa, thì Hải quan cửa khẩu chỉ trưng cầu theo mẫu, theo xác suất tỷ lệ phần trăm nhằm mục đích thông quan kịp tiến độ theo thời gian pháp luật quy định, nhưng lại đề nghị giám định số lượng khớp như trong tờ khai Hải quan thì mới thông quan cho cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, văn hóa phẩm rất đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau, về nguyên tắc giám định thì cơ quan kiểm tra văn hóa chỉ kết luận nội dung những văn hóa phẩm được trưng cầu. Đối với văn hóa phẩm là di vật, cổ vật, tôn giáo, tác phẩm mỹ thuật có chất liệu sành, sứ, gốm, gỗ, đá, kim loại..., thì cơ quan giám định không đủ chuyên gia để giám định ngay, mà phải phối hợp với các đơn vị chuyên môn, thành lập hội đồng giám định.

Tiểu kết chương 2

Nhìn chung, công tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm trong thời gian qua đã thực hiện theo định hướng của Đảng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [13], góp phần đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, nhiều giá trị văn hóa mới, tiến bộ đã được xác lập, củng cố trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của văn hóa nhân loại trên toàn thế giới.

Hoạt động có hiệu quả của công tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tại TP.HCM đã góp phần không nhỏ kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Có thể nói, công tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm đã góp phần hiện thực hóa quan điểm của Đảng “Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.

Với những kết quả trên cho thấy công tác QLNN về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm đã góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng tầm nhận thức của nhân dân, phát huy giá trị văn hóa dân tộc; giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài có chọn lọc từ những cái hay, cái đẹp để làm giàu đẹp nền văn hóa Việt Nam; ngăn chặn, bày trừ sự xâm nhập văn hóa độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trước thực trạng như hiện nay, công tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm cần tiến hành đầu tư về mọi mặt nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong thời gian tới. Qua việc đánh giá, phân tích, tham chiếu số liệu và minh họa tình hình xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tại TP.HCM trong 05 năm liên tục 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019 vừa qua; trên

cơ sở các số liệu dẫn chứng, tác giả cũng đồng thời trình bày nội dung chi tiết thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tại TP.HCM, đã nêu lên các mặt tích cực, hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc và rút ra một số nguyên nhân cơ bản của hạn chế đó. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn TP.HCM trong thời gian tới đây.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)