Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)

2.6. Nguyên nhân

2.6.1. Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua các văn bản quy phạm pháp luật là sự phản ánh quan hệ xã hội được thiết lập theo một trật tự nhất định của sự phát triển tất yếu khách quan. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm là hoạt động thường xuyên, diễn ra tại khắp nơi, từ biên giới đất liền đến cảng biển, cảng hàng không, thông qua các dịch vụ bưu chính, các dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế (DHL; Fidex; UPS; EMS; C30…) theo xu hướng ngày càng phát triển mạnh, đa dạng. Do đó, pháp luật điều chỉnh các hoạt động về văn hóa thường chậm và lạc hậu hơn các quan hệ xã hội thực tế diễn ra. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua thay đổi nhanh chóng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cấp bách nhằm bắt kịp tình hình hiện tại.

- Thứ hai, các dự án luật về lĩnh vực văn hóa, các sản phẩm văn hóa mang yếu tố tinh thần, có thể nói là phi vật thể thường rất đa dạng, phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực và sản phẩm vật chất thuần túy, những sản phẩm này chứa đựng giá trị tinh thần nhiều hơn giá trị vật chất, bởi nó có tác động tức thời và hiệu quả về tư tưởng, tình cảm của những người tiếp cận, sử dụng chúng. Vì vậy, các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi của vấn đề đặt ra bị hạn chế, có khi áp dụng pháp luật tùy tiện, kể cả khả năng lợi dụng trong quá trình thi hành của các chủ thể quản lý, các cán bộ QLNN, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ, đến các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm.

- Thứ ba, sự tác động của những thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó hệ thống văn bản pháp luật quản lý hoạt động xuất nhập khẩu văn hóa phẩm vẫn chưa theo kịp với tốc độ phát triển mạnh mẽ của thực tiễn xã hội hiện nay, các quy định này vẫn còn lỗ hổng, thiếu sót gây khó khăn trong công tác quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm do thiếu tiêu chí về tiêu chuẩn, định chuẩn kỹ thuật trong công tác giám định văn hóa phẩm.

Ví dụ: Có nhiều loại hình văn hóa phẩm mới xuất hiện, chưa được đề cập và chưa được xếp vào nhóm danh mục hàng hóa nào, xử lý khó khăn, lúng túng trong quá trình QLNN, cụ thể như: súng đồ chơi trẻ em bắn tia laser, các mô hình đồ chơi trẻ em là vũ khí các loại, thẻ thông minh, v.v…

- Thứ tư, một số quy định của pháp luật chỉ dừng lại ở mức định tính, chưa định lượng rõ ràng nên gây ra một số hoạt động pháp luật, quản lý chuyên ngành gặp khó khăn trong vấn đề thực thi nhiệm vụ.

Ví dụ: Về xác định nội cấm (quy định tại Điều 6 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh) như sau:

Nghiêm cấm XK, NK các loại văn hóa phẩm sau đây:

a. Có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

b. Có nội dung kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;

c. Có nội dung thuộc về bí mật nhà nước;

d. Có nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm công dân;

đ. Các loại văn hóa phẩm khác mà pháp luật cấm tàng trữ, phổ biến, lưu hành tại Việt Nam.

Các quy định này chưa nêu cụ thể nội dung hành vi pháp luật cấm, chỉ nêu tổng thể. Việc này cũng gây hạn chế trong quá trình giám định văn hóa phẩm của cơ quan văn hóa và tùy thuộc trình độ chuyên môn, nhận thức về chính trị, quan điểm về hành vi văn hóa sẽ có nhận định khác nhau đối với nội dung văn hóa phẩm đó.

- Thứ năm, công tác QLNN trên địa bàn thành phố luôn được chú trọng, đề cao cảnh giác với các loại văn hóa phẩm có nguồn gốc nhạy cảm, nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao do nhiều chủng loại văn hóa phẩm, lực lượng cán bộ, chuyên viên giám định nội dung văn hóa phẩm còn hạn chế về chuyên môn; tình hình văn hoá xã hôi phát triển không ngừng do tính tất yếu của quy luật vận động, thay đổi hình thái xã hội và tiến trình hội nhập văn hóa thế giới. Nguyên nhân là do hiện nay, xã hội nước ta đang biến đổi nhanh chóng, nhất là khi các công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế tác động mạnh mẽ. Văn hóa phẩm được công nghệ hóa nhờ vào tiến bộ của khoa học, kỹ thuật công nghệ, văn hóa phẩm xuất hiện trên thị trường nước ta ngày càng

phong phú, đa dạng, nhất là các sản phẩm như thiết bị lưu trữ dữ liệu, các loại băng đĩa, hàng mỹ nghệ, trang trí, mỹ thuật ứng dụng…

Ví dụ: Thời đại công nghệ 4.0 (công nghệ thông minh, robot, trí tệ nhân tạo…) thì các loại văn hóa phẩm không còn được sử dụng nhiều trong các thiết bị lưu trữ thông tin, lưu trữ dữ liệu (USB, HDD, thẻ nhớ,…) nên không còn sử dụng nhiều như trước đây, mà các loại dữ liệu thông tin như trên lại truyền tải qua đường mạng internet, hoặc có thể trực tiếp từ loại hình truyền tải bằng công nghệ cao, tránh các cơ quan chuyên môn kiểm soát, cũng như kiểm tra nội dung văn hóa phẩm đó.

- Thứ sáu, hành lang pháp lý chưa đồng bộ. Thực tế có một số hàng hóa của cá nhân, tổ chức là văn hóa phẩm kèm xuất bản phẩm nên phải xin giấy phép Sở Văn hóa và Thể thao đối với hàng hóa là văn hóa phẩm và Sở Thông tin và Truyền thông đối với hàng hóa là xuất bản phẩm. Sự không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật trên đã gây ra sự bất tiện cho cả cá nhân, tổ chức và cơ quan thực thi QLNN.

Ví dụ: có trường hợp đĩa CD, DVD có kèm lịch tờ thì phải xin phép thêm Sở Thông tin và Truyền thông phần lịch tờ là xuất bản phẩm.

- Thứ bảy, trang thiết bị máy móc kỹ thuật: là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến công tác giám định, kiểm tra nội dung văn hóa phẩm.

Ví dụ: Hiện nay, các loại hình văn hóa phẩm xuất nhập khẩu rất đa dạng về hình thức, nhiều chủng loại mới, hiện đại đòi hỏi phải dầu tư trang thiết bị kèm theo để thực hiện giám đinh, kiểm tra nội dung văn hóa phẩm đó. Tuy nhiên, cũng có những loại văn hóa phẩm rất cũ không còn loại máy chuyên dụng để giám định, kiểm tra nội dung văn hóa phẩm đó như: Đĩa than đá; đĩa than nhựa; băng từ Betacam, v.v…

- Thứ tám, về kinh phí hoạt động:Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 260/2016/TT-BTC ngày 14 thang 11 năm 2016 quy định về mức thu, chế độ

thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung văn hóa phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó quy định chỉ được thu phí thẩm định với văn hóa phẩm là tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh; tác phẩm nhiếp ảnh; đồ chơi trẻ em; máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc. Nhưng thực tế số lượng những loại văn hóa phẩm trên thẩm định không nhiều, một số loại hầu như không có, tuy nhiên rất nhiều loại văn hóa phẩm lại không được thu phí nhưng đơn vị phải thực hiện thẩm định rất nhiều như toàn bộ các bản ghi âm, ghi hình, phần mềm được chứa trong băng cát-xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, ổ cứng và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị vật liệu và kỹ thuật số khác, sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí... Do vậy, nguồn thu hiện tại rất ít, hầu như không thu phí, điều này hoàn toàn không phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm duy trì hoạt động của một cơ quan chuyên môn hành chính nhà nước đặc thù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)