Về giao kết và đảm bảo thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông di động theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn VNPT vinaphone đà nẵng (Trang 35 - 38)

2.1.3.1. Giao kết hợp đồng

Việc giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông dựa trên hợp đồng được soạn sẵn theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Tuy nhiên, tùy điều kiện, giá trị và sự phức tạp của hợp đồng các bên có thể thỏa thuận bày tỏ ý chí với nhau về các nội dung khác trong hợp đồng (hợp đồng được lập bằng văn bản), các nội dung đó khơng được trái với quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Đối với hợp đồng được lập bằng văn bản thì việc thực hiện phải đảm bảo các nội dung sau:

 Nguyên tắc giao kết hợp đồng:

Theo điều 3, BLDS 2015, việc giao kết hợp đồng phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:

“ - Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản;

- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận

không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng;

- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực;

- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự khơng được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;

- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. ”

Hợp đồng cung cấp dịch vụ Viễn thông mang bản chất của hợp đồng dân sự, do đó việc giao kết cũng phải tuân theo những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tự do trong giao kết hợp đồng: Theo nguyên tắc này thì Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thơng và khách hàng khi tham gia hợp đồng có sự tự do ý chí lựa chọn hợp đồng mà mình giao kết; tự do lựa chọn các quyền và nghĩa vụ trong q trình giao kết. Các bên có quyền tự do thoả thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, sự tự do đó phải nằm trong khn khổ nhất định.

- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong giao kết hợp đồng: Theo nguyên tắc

lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hồn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử khơng bình đẳng với nhau. Mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến sự tự nguyện của các chủ thể khi giao kết hợp đồng đều vô hiệu. Bên cạnh đó, trong q trình giao kết và thực hiện hợp đồng các bên phải thể hiện rõ thái độ trung thực và ngay thẳng. Do đó với nguyên tắc này việc giao kết hợp đồng phải dựa trên cơ sở tự do ý trí của các bên trong quan hệ hợp đồng, bất cứ cơ quan nào, tổ chức hay cá nhân đều khơng được áp đặt ý chí của mình cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng.

Như vậy, giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo ngun tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự. Bản chất của giao kết hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, trong đó, các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định.

 Trình tự giao kết hợp đồng

Để hình thành hợp đồng, các chủ thể phải trải qua 02 bước: đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết.

(i) Đề nghị giao kết hợp đồng

Theo khoản 1, Điều 386, BLDS 2015 xác định “Đề nghị việc giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên đề nghị)”. Như vậy, theo nghĩa trên thì trong hợp đồng dịch vụ viễn thơng, lời đề nghị giao kết hợp đồng có thể xuất phát từ nhu cầu của nhà cung cấp dịch vụ hoặc từ phía khách hàng. Tức là nhà cung cấp dịch vụ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng về sử dụng dịch vụ viễn thông để tiếp cận đưa ra lời đề nghị; ngược lại khách hàng cũng có thể tham khảo các sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp để từ đó đưa ra lời đề nghị giao kết. Lời đề nghị này có thể được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ủy quyền hoặc trên các phương tiện truyền thông, email, fax,… Tuy nhiên, bên đề nghị sẽ bị ràng buộc bởi những thơng tin mà mình đưa ra và hồn tồn chịu trách nhiệm với lời đề nghị đó.

(ii) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Theo khoản 1, Điều 393, BLDS 2015 thì “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Đối tác sau khi nhận được một đề nghị có thể chấp nhận, im lặng, từ chối hoặc đưa ra những điều kiện sửa đổi, bổ sung. Trong hợp đồng dịch vụ viễn thông, bên đề nghị và bên nhận được đề nghị đưa ra lời đề nghị giao kết với nhau và phải trả lời cho nhau về những nội dung chấp nhận hay khơng chấp nhận, chấp nhận tồn bộ hay chấp nhận một phần nội dung của lời đề nghị. Q trình này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi hai bên đạt được sự đồng thuận để tiến đến giao kết hợp đồng. Khi hợp đồng được giao kết, bất cứ sự vi phạm nào trong nội dung của hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận đều phải chịu các hình thức chế tài của pháp luật.

2.1.3.2. Đảm bảo thực hiện hợp đồng

Theo Điều 292, BLDS 2015 các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bao gồm: “Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở

hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản”. Để bảo đảm thực hiện hợp đồng dịch vụ

viễn thông, tùy điều kiện và giá trị sử dụng dịch vụ mà Doanh nghiệp Viễn thông áp dụng biện pháp bảo đảm, chủ yếu sử dụng hình thức bảo đảm là: Đặt cọc, ký quỹ, bão lãnh (nhân viên trong Công ty, giấy giới thiệu của các cơ quan tổ chức) hoặc yêu cầu khách hàng thanh tốn trước cước phí sản phẩm dịch vụ mà mình sử dụng trong một thời hạn nhất định sau khi ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp Viễn thông buộc phải áp dụng biện pháp này để đảm bảo tính chặt chẽ khi thực hiện hợp đồng, ngừa khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ như đã cam kết, ảnh hưởng đến quyền lợi của Doanh nghiệp Viễn thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông di động theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn VNPT vinaphone đà nẵng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)