sinh viên
1.3.1. Nhận thức của các cán bộ quản lý giáo dục trường đại học
- Hiệu trưởng:
Hiệu trưởng là người QL cấp cao nhất của một cơ sở GD, là người nắm vững các chủ trương, chính sách của ngành GD. Một hiệu trưởng thành công là người hiệu trưởng luôn coi người học là trung tâm, là thứ tự ưu tiên số 1. Mọi sự kỳ vọng và HĐ của hiệu trưởng là vì sự phát triển của nhà trường, vì SV.
Một trong những nội dung để cải thiện quá trình học tập và trưởng thành của SV chính là HĐTN. Để các HĐTN được thực hiện và có số lượng SV tham gia đông phụ thuộc nhiều vào các quyết định của người hiệu trưởng. Người hiệu trưởng có cái nhìn đúng đắn về HĐTN sẽ đưa ra những quyết định và đường hướng chỉ đạo vì mọi điều tốt đẹp cho SV. Tất cả vì SV, hiệu trưởng sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn khi ra quy định, lập kế hoạch và mức hỗ trợ tài chính phù hợp, chỉ đạo thực hiện dựa vào nguồn lực sẵn có của trường. Bên cạnh đó, tiến
hành kiểm tra, đánh giá những tác động do môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới SV trong các HĐTN. Ngoài ra, hiệu trưởng cũng đánh giá được việc xây dựng hình ảnh của nhà trường thông qua các HĐTN này. Một trong các tiêu chí mà xã hội hiện nay đánh giá một trường học có năng động hay không thông qua các HĐTN mà SV trường đó được TN. Ở vị trí lãnh đạo cao nhất, người hiệu trưởng còn có vai trò nâng cao nhận thức của những người QL cấp dưới về các HĐTN, phá vỡ các trở ngại để tất cả vì sự phát triển của SV đạt được kết quả tốt nhất.
- Ban chủ nhiệm khoa:
Cấp QL dưới hiệu trưởng là BCN khoa, lãnh đạo cấp khoa, cụ thể là trưởng khoa. Trưởng khoa là người lãnh đạo trực tiếp các GV, Đoàn Hội ở cấp khoa. Nếu lãnh đạo cấp khoa nhận thấy tầm quan trọng của HĐTN đối với SV thì họ sẽ có kế hoạch thực hiện và sắp xếp nhân sự hợp lý và tạo điều kiện cho các HĐTN này được thực hiện tốt nhất. Cũng như có kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ GV những kỹ năng phục vụ cho các HĐTN đạt được tốt nhất. Với sự kỳ vọng và mong muốn tất cả vì SV người trưởng khoa sẽ có kế hoạch tốt nhất trong các bước: xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung HĐ, triển khai thực hiện và phương án kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng HĐTN.
1.3.2. Nhận thức của đội ngũ giảng viên
GV là cán bộ giảng dạy các môn học có trong chương trình và cũng chính là người QL và đưa ra các tình huống trong các HĐTN để SV áp dụng kiến thức, những sở trường, năng khiếu của bản thân vào trong các HĐTN. GV là người giúp SV biết và hiểu được ý nghĩa, mục tiêu của HĐTN. Các HĐ này cho SV nhận ra được năng lực đặc biệt của bản thân giúp cho các em dễ dàng nắm bắt cơ hội để phát triển sở trường của mình. Bên cạnh đó cũng phát hiện ra những nhân tài cần được bồi dưỡng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước: nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước.
GV là những người gần nhất với SV nên sẽ ảnh hưởng lớn đến SV. Người GV nhận thức đúng đắn về HĐTN sẽ vì SV mà truyền cảm hứng và hướng dẫn, tạo cơ hội cho SV được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân mình. Bên cạnh đó, hướng cho SV đến những HĐ có ích cho xã hội, cho cộng đồng giúp các em hoàn thiện hơn về kỹ năng và nhân cách.
1.3.3. Nhận thức của sinh viên
SV là những người học tuổi đời còn rất trẻ, giàu nhiệt huyết và đam mê theo đuổi ước mơ và hoài bão của mình. Để các HĐTN đạt được thành công thì sự tham gia của SV là yếu tố quyết định. Trong các HĐ nếu chỉ có hiệu trưởng, BCN khoa hay lực lượng GV có nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của HĐTN nhưng nếu SV không tham gia hoặc tham gia một cách hời hợt, chống đối, thiếu trách nhiệm thì những HĐ này chỉ mang tính hình thức mà không thể có chất lượng được.
Vậy để SV tham gia tích cực và lâu dài các HĐTN này bản thân SV sẽ phải nhận thức thật rõ về giá trị của các HĐ này. Trước khi SV đăng ký tham gia HĐTN các em cần phải biết được nhu cầu, nguyện vọng hay năng lực sở trường của mình là gì để lựa chọn HĐ cho phù hợp. Các HĐTN khi tổ chức đã dựa trên một số năng lực và HĐ chủ yếu của SV. Khi SV xác định được mục tiêu tham gia HĐ này để làm gì và sẽ nhận được ích lợi gì thì SV sẽ chủ động, tích cực ngay. Những SV này chính là người truyền cảm hứng cho các SV khác cùng tham gia. Tuy vậy cũng có nhiều SV tham gia chỉ vì adua theo bạn, theo phong trào, thấy bạn đăng ký thì mình cũng đăng ký. Với những SV này GV cần khuyến khích, động viên các em tham gia và chỉ rõ cho các em thấy được những lợi ích mà các em nhận được để các em chủ động và tích cực tham gia. Ngoài ra GV cũng cần hướng dẫn những SV tích cực khác quan tâm, giúp đỡ những SV này tự tin đóng góp cho HĐ chung
1.3.4. Sự phối hợp giữa các thành viên và tổ chức đoàn thể
Để QL tốt các HĐTN này tại trường ĐH cho SV đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cá nhân, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tạo nên sự thống nhất chung và tạo sức mạnh đoàn kết. Người QL cần phải sử dụng tốt đội ngũ cốt cán của đơn vị mình tạo thành bộ máy QL hoàn chỉnh HĐ có hiệu quả. Coi trọng vai trò của Đoàn, Hội tạo sự chuyển biến tích cự về QL HĐTN. Đây chính là một trong những yếu tố không thể không nhắc đến.
1.3.5. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc SV có hứng thú tham gia hay không đó là do hình thức tổ chức và nội dung của các HĐ này. Tuy nhiên các HĐ
này cần phải tổ chức sao cho HĐ mang tính thực tiễn gắn liền với cuộc sống,với nhu cầu thực tế của SV và tạo hứng thú cho SV tham gia. Nếu như một chương trình HĐ nào đó tổ chức ra mà có nội dung tẻ nhạt thì khó có thể lôi kéo được SV tham gia và tham gia lâu dài.Vì vậy, hình thức tổ chức và nội dung của các HĐ này cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Đây là yếu tố dẫn đến quyết định của SV tham gia tích cực và tham gia lâu dài.
1.3.6. Thời gian tổ chức các hoạt động
Yếu tố thời gian cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến các HĐ ngoại khoá. Nếu tổ chức một HĐTN mà đúng vào thời gian toàn thể SV phải tham gia học tập trên lớp hay vào thời gian thi, cử thì như vậy chắc chắn không có hoặc rất ít SV tham gia được.
Vậy nên để tổ chức được một chương trình mà thu hút được nhiều SV tham gia đòi hỏi người phụ trách phải tìm hiểu trước thời gian tổ chức là khi nào thì phù hợp là yếu tố đầu tiên phải lưu ý.
1.3.7. Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị
Mặc dù yếu tố tài chính và cơ sở vật chất, trang thiết bị không phải là yếu tố quyết định chính trong các HĐTN tại trường ĐH tuy nhiên lại là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của các HĐ này.
HĐ mà lúc nào cũng phải nghĩ về yếu tố tài chính nhiều khi dẫn đến việc chỉ HĐ có hình thức chứ không dám nghĩ đến thay đổi hình thức, thay đổi cách làm sao cho HĐ đạt được kết quả tốt nhất. Tương tự như vậy, HĐ mà tổ chức ở một cơ sở hạ tầng thiếu thốn không đủ máy móc hỗ trợ như máy chiếu, loa đài… không gian thì chật hẹp thì chất lượng của các HĐ chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Vì vậy, yếu tố tài chính hay cơ sở hạ tầng của đơn vị tổ chức các HĐ cũng là một vấn đề mà người QL cần phải quan tâm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Trên cơ sở nghiên cứu về một số vấn đề lý luận HĐTN, tác giả cho rằng: QL HĐTN cho SV ĐH chính là HĐ có ý thức nhằm thực hiện những tác động tích cực của chủ thể QL tới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và các hình
được chất lượng HĐ đạt hiệu quả giúp SV mở rộng kiến thức, trang bị các kỹ năng và tự tin để tham gia vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.
Để QL HĐTN ở trường ĐH đạt kết quả tốt thì người QL cần phải quan tâm đến các yếu tố của quá trình HĐTN cũng như nội dung của HĐTN. Để tổ chức tốt và duy trì được các HĐTN ở ĐH thì từ hiệu trưởng đến các nhà QL cấp dưới hay đến GV trực tiếp QL và hướng dẫn đến bản thân SV đều phải nhận thức được tầm quan trọng to lớn của HĐTN đối với sự phát triển tích cực của từng SV, từng GV nói riêng cũng như của nhà trường nói chung. Khi tất cả SV, GV và các nhà QL đều nhận rõ vai trò và ý nghĩa của HĐTN thì hiệu trưởng sẽ có những chỉ đạo đúng đắn để hỗ trợ cho các HĐ, người GV sẽ có phương pháp làm bùng lên niềm đam mê, sự hứng thú của SV tích cực, chủ động tham gia các HĐ. Các em sẽ coi đây là những cơ hội quý báu để ghi nhớ kiến thức, phát triển kỹ năng và hoàn thiện nhân cách. Qua đó nhà trường sẽ nâng cao được chất lượng đầu ra các sản phẩm GD, đảm bảo thực hiện tốt chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển GD toàn diện. SV sẽ tự tin và nhanh chóng thích nghi với môi trường thực tế và nhiệt tình đóng góp trí tuệ và tài năng của bản thân cho sự phát triển của xã hội, của đất nước.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN KHOA TIẾNG HÀN QUỐC,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về khảo sát thực trạng
Để nghiên cứu thực trạng về các HĐTN cho SV khoa tiếng HQ tại trường ĐHHN , tác giả đã tiến hành KS để làm rõ các vấn đề sau:
2.1.1. Mục đích khảo sát
Với mục đích giúp tác giả có những số liệu nghiên cứu một cách khách quan và chính xác tác giả đã tiến hành KS ý kiến của các đối tượng liên quan về vấn đề QL HĐTN cho SV khoa tiếng HQ, trường ĐHHN .
2.1.2. Đối tương khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu, tác giả thực hiện KS 120 SV và 23 cán bộ GV tại khoa và cán bộ QL cấp Nhà trường, BCN khoa, Trưởng bộ môn, các GV chủ nhiệm để thu thập số liệu nhằm làm rõ kết quả nghiên cứu của đề tài.
2.1.3. Nội dung khảo sát
Tác giả luận văn sử dụng ba bảng hỏi ứng với 03 đối tượng: cán bộ QL; cán bộ GV tại khoa và SV trong khoa tiếng HQ.
Có thể mô tả chi tiết từng mẫu nghiên cứu như sau:
- Mẫu 1: Dành cho cán bộ QL cấp trường, BCN khoa, Tổ bộ môn và chủ nhiệm gồm 7 câu hỏi.
Từ câu 1 đến câu 4: là câu hỏi có các mức độ khác nhau và người trả lời chỉ được chọn một mức độ. Dựa vào những lựa chọn này tác giả sẽ biết được tác dụng, mức độ cần thiết của HĐTN đối với SV, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.
Từ câu 5 đến câu 7 cho thấy để HĐTN của SV đạt kết quả tốt thì những giải pháp nào là cần thiết.
Cũng giống như mẫu 1 dành cho cán bộ QL, phiếu KS này dành cho đối tượng là GV, từ KS này tác giả sẽ đánh giá được thực trạng của HĐTN của SV Mẫu 3: Dành cho SV, nội dung bảng KS gồm 10 câu hỏi
Câu 1: câu hỏi có nhiều lựa chọn, tác giả muốn KS xem nhận thức của SV hiểu thế nào là HĐTN.
Từ câu 2 đến câu 4: KS mức độ tham gia của SV ở cảc HĐ này.
Từ câu 5 đến câu 9: có các mức độ khác nhau và người trả lời chỉ được chọn một mức độ. Từ những câu trả lời này nhấn mạnh đến nội dung của câu hỏi. Từ đó tác giả đánh giá được mức độ phù hợp của thời gian, địa điểm, nội dung, cách thức tổ chức, chất lượng của HĐ và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.
2.1.4. Thời gian và địa điểm KS
Từ tháng 4 năm 2019 tại khoa tiếng HQ, trường ĐHHN
2.2. Giới thiệu chung về trường Đại học Hà Nội
Trường ĐHHN ngày nay, tên cũ là trường ĐH Ngoại ngữ, được thành lập theo Nghị định số 376/NĐ – BGD do Thứ trưởng Bộ GD Nguyễn Khánh Toàn ký ngày 16 tháng 7 năm 1959 với nội dung: “Nay thành lập Trường Ngoại ngữ thuộc Bộ với nhiệm vụ đào tạo những phiên dịch và GV sinh ngữ để cung cấp cho nhu cầu cần thiết của các ngành và bản thân Ngành GD”. Với nhiệm vụ ban đầu được giao đến nay trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, trường ĐHHN đã và đang từng bước khẳng định vị thế là trường ĐH công lập uy tín đào tạo ngoại ngữ ở cả ba cấp độ: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đây cũng là trường ĐH đầu tiên của VN ĐT chính quy 08 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh và 01 chương trình ĐT bằng tiếng Pháp. Đến ngày 15 tháng 9 năm 2006, trường được đổi tên chính thức thành ĐHHN như ngày nay.
Ngay từ thời gian mới thành lập, nhà trường đã luôn quan tâm đẩy mạnh các HĐTN để SV có nhiều cơ hội được tiếp xúc với ngoại ngữ. Trong cuốn ĐHHN 50 năm xây dựng và phát triển 1959 – 2009 có ghi lại các HĐTN lúc đó
như: giao lưu trao đổi bởi các lớp kết nghĩa "đi sứ", hay chương trình phát thanh "kể chuyện đêm khuya bằng ngoại ngữ"[31] .
Đến nay được sự ủng hộ và chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các đơn vị vẫn kết hợp duy trì và đẩy mạnh các HĐTN cho SV. Nhà trường đánh giá các HĐTN là những hoạt động bổ ích, thiết thực giúp các em mở rộng và nâng cao kiến thức, hoàn thiện kỹ năng giúp SV nhanh chóng hòa nhập vào thị trường lao động ngày càng khắt khe. Hàng năm Đoàn thanh niên - Hội SV vẫn tích cực thực hiện các HĐ như: HĐ Tình nguyện Mùa hè xanh, Mùa đông ấm, hiến máu nhân đạo… hướng SV có cơ hội sẻ chia, đóng góp sức lực của bản thân cho cộng đồng. Bên cạnh các hoạt động thường niên thì nhà trường còn có những HĐ mang tầm quốc gia và quốc tế như: tham gia tình nguyện viên hướng dẫn du lịch phố cổ cho khách du lịch nước ngoài do Thành đoàn tổ chức, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều; tham gia tích cực vào các cuộc thi văn nghệ, thể thao, hùng biện bằng các thứ tiếng trong nước và quốc tế. Nhà trường luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho các câu lạc bộ do SV thành lập như: HanuTimes (kênh thông tin SV trường ĐHHN), DEL HANU (CLB phát triển năng lực lãnh đạo hiệu quả), Dynamic HANU (CLB kinh doanh và khởi nghiệp), CLB HAC (CLB kế toán), HGC (CLB Guitar), CLB HMC (CLB âm nhạc), CLB tình nguyện...
2.3. Giới thiệu về khoa tiếng Hàn Quốc
Trong kế hoạch mở rộng quy mô ĐT và đáp ứng hội nhập quốc tế ngày một mạnh mẽ, năm 2002 ĐHHN đã thành lập khoa tiếng HQ. Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, khoa tiếng HQ đã và đang khẳng định được vị thế là cơ sở đào