Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng hàn quốc, trường đại học hà nội (Trang 92 - 120)

Ngoài ba BP tác giả nêu ở trên thì còn có các BP hỗ trợ như phối hợp với các phòng chức năng, Đoàn, Hội trong trường cũng như các đơn vị, tổ chức ngoài trường; trao đổi kinh nghiệm với các đơn vi khác...

Các BP trên có mối quan hệ tác động tương tác và hỗ trợ nhau. Mỗi BP có ưu điểm và vai trò nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QL. Hệ thống các BP là một chỉnh thể thống nhất vì vây không nên xem nhẹ BP nào hoặc tuyệt đối hoá một BP nào.

Người QL dù có đưa ra BP nào thì cuối cùng cũng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng ĐT trong nhà trường. Như chúng ta biết BP QL là một hệ thống đa dạng, năng động, không có BP nào là vạn năng. Mỗi BP có ưu thế riêng nhưng cũng lại có nhược điểm riêng. Khi tiến hành HĐTN nhà trường cần phải tiến hành QL các BP một cách đồng bộ, có hệ thống. Mỗi BP là tiền đề, là cơ sở cho BP kia, bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng ĐT của nhà trường.

Biểu đồ 3.1. Kết quả KS đánh giá của cán bộ QL và cán bộ GV về việc áp dụng các biện pháp QL HĐTN

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA CB QUẢN LÝ VÀ CB GIÁO VIÊN VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP 120.0% 100.0% 100.0% 85.7% 93.8% 81.3% 80.0% 71.4% 71.4% 75.0% 68.8% 73.0% 69.0% 62.5% 57.1% 56.3% 60.0% 40.0% 28.6% 20.0% 0.0%

Tuyên truyền Bồi dưỡng về Bồi dưỡng kỹ Kiểm tra, đánh Phối hợp chặt Trao đổi kinh Tỉ lệ trung nâng cao nhận năng lực tổ năng tổ chức giá thi đua chẽ với các nghiệm với các bình

thức về tác chức và quản HĐTN cho khen thưởng phòng, ban, khoa, trường dụng của lý HĐTN cho GV GV và cán bộ Đoàn - Hội và khác HĐTN cho SV cán bộ QL và tổ chức các các tổ chức

và GV GV HĐTN bên ngoài

trường

Cán bộ giáo viên Cán bộ quản lý

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Theo kết quả KS thì BP kiểm tra,đánh giá thi đua khen thưởng công tác tổ chức các HĐTN được 100% cán bộ QL và 93.8% cán bộ GV đánh giá cao. Các biện pháp khác cũng được đánh giá tương đối cao, chỉ có BP trao đổi kinh nghiệm với các khoa, các trường khác được cán bộ QL đánh giá thấp 28.6% điều này cho thấy các nhà QL đều đánh giá cao các biện pháp mà chỉ không coi trọng việc trao đổi kinh nghiệm giữa các khoa, các trường. Tuy nhiên tỉ lệ trung bình theo đánh giá của cán bộ QL là 69.0% và theo các cán bộ GV là 73.0%. Tỉ lệ này là hoàn toàn khách quan vì trong thực tiễn không

Điều đó chứng tỏ các BP mà chúng tôi đề xuất đi đúng hướng, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác QL HĐTN tại khoa tiếng HQ, trường ĐHHN đáp ứng yêu cầu thực tiễn GD đặt ra.

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và KS thực trạng QL HĐTN dành cho SV của khoa tiếng HQ, trường ĐHHN tác giả đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả QL HĐTN tại khoa tiếng HQ nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Tuy nhiên với mỗi HĐ có những đặc điểm và điều kiện và nội dung khác nhau nên phải xác định những vấn đề cụ thể của khoa đang đối mặt, phải tự đánh giá được thực trạng và xác định đúng vấn đề của HĐ đó đang có vấn đề gì để xác định được đúng những vướng mắc, khó khan để khắc phục đạt được kết quả tốt nhất. Ở mỗi HĐ mỗi người QL vấn đề sẽ khác nhau không thể áp dụng một BP cho tất cả các HĐ. Các BP có mối quan hệt chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong công tác QL HĐTN tại khoa tiếng HQ. Các BP này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó được vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo tùy từng HĐ cụ thể và xác định được lộ trình khả thi, phù hợp vừa đảm bảo được tính hệ thống, tính hiệu quả, tính thực tiễn.

Điều đó càng khẳng định không có BP nào là vạn năng, là tuyệt đối. Mỗi BP có những ưu thế riêng và có những nhược điểm riêng. Do đó. tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh thực tế của khoa, tại thời điểm khác nhau trong các HDDTN cụ thể để vận dụng các một cách linh hoạt và sáng tạo đạt hiệu quả. Các BP này khi đi vào thực tiễn cần có sự phối hợp đồng bộ, đặc biệt là cái tâm của nhà QL, của GV những người trực tiếp ĐT ra thế hệ tương lai cho đất nước.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QL và thực trạng QL HĐTN cho SV khoa tiếng HQ trường ĐHHN tác giả luận văn có một số kết luận sau:

HĐTN cho SV là HĐ vừa mang tình bắt buộc vừa mang tính tự nguyện tùy thuộc yêu cầu của cơ sở ĐT, vì đây là một phần hữu cơ không thể thiếu trong chương trình ĐT bậc ĐH. Do đó, người QL phải luôn nhận thức đúng tầm quan trọng của các HĐ này trong việc giúp SV khắc sâu tri thức, phát triển kỹ năng và hoàn thiện nhân cách.

Các BP QL quyết định chất lượng của các HĐTN. Người QL cần chú trọng QL mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các HĐTN, để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng GD của khoa nói riêng và của nhà trường nói chung.

Với khoa tiếng HQ trường ĐHHN nhà QL cần chú ý tới đặc điểm giảng dạy ngôn ngữ HQ tại VN, đặc điểm SV của khoa để đưa ra những HĐ hiệu quả và thiết thực nhất để giúp các em có nhiều cơ hội được TN ngôn ngữ mà các em đã chọn để gắn bó lâu dài như một phương tiện để các em HĐ nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. HQ hiện nay được coi là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của VN, là đối tác thương mại lớn thứ ba của VN, thị trường xuất khẩu lớn thứ tư và thị trường nhập khẩ lớn thứ 2 của VN. Quan hệ ngoại giao giữa VN và HQ ngày càng thân thiết điều này mở ra nhiều cơ hội cho SV khoa tiếng HQ trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, việc đẩy mạnh các HĐTN là việc mà khoa cần phải thực hiện cả về chiều sâu và chiều rộng của nó.

Tuy nhiên, qua phân tích tình hình thực tế thông qua các HĐTN của khoa tiếng HQ thì cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để SV nhận thức được vai trò và tác dụng của HĐTN. Và chỉ khi SV tự nhận thức được lợi ích thiết thực khi tham gia vào các HĐ này thì SV mới tham gia một cách hào hứng và tự nguyện. Đây chính là mục đích mà luận văn này hướng đến.

nâng cao uy tín của khoa với tư cách là cơ sở ĐT tiếng HQ có số lượng ĐT lớn nhất khu vực phía Bắc VN.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Nhà trường

Nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV về trình độ chuyên môn, phương pháp tổ chức các HĐTN cho SV. Tạo điểu kiện cho nhà QL được tham gia các khóa tập huấn về công tác QL các HĐTN để họ có thêm kiến thức và kỹ năng để khi đi vào triển khai vào các hoạt động thực tế dễ dàng hơn và đạt được kết quả tốt hơn. Điều này giúp cho chất lượng HĐTN của các khoa sẽ nhanh chóng tốt hơn lên, tạo nên một phong trào SV tích cực tham gia các HĐTN

Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm cách thức tổ chức các HĐTN giữa các khoa, các trường có khoa đào tạo cùng chuyên ngành tới trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau; mời chuyên gia về lĩnh vực này đến trao đổi, hướng dẫn, bồi dưỡng cho GV cách thức tổ chức cũng như công tác QL các HĐTN;.

Yêu cầu các đơn vị, tổ chức Đoàn, Hội, các phòng chức năng tạo điều kiện và cùng thực hiện tốt các HĐTN cho SV.

Tạo điều kiện về không gian và cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho các hoạt động khi cần thiết.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo những phương pháp mới nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác và chủ động của SV trong học tập và rèn luyện.

Có chế tài kiểm tra, đánh giá và khen thưởng phù hợp cho cán bộ QL đạt thành tích tốt và có phương pháp mới, sáng tạo.

2.2. Ban chủ nhiệm khoa

Tạo điều kiện cho cán bộ GV của khoa được bồi dưỡng, tham gia các buổi tập huấn nhằm nâng cao trình độ và năng lực.

Có kế hoạch cụ thể và phân công rõ ràng cho cán bộ phụ trách các HĐTN cho SV.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ GV và SV khi tham gia các HĐTN.

Có chế tài kiểm tra, đánh giá và khen thưởng phù hợp kích thích tính nhiệt tình của cán bộ GV và SV.

2.3. Đối với giáo viên

GV phải chủ động tìm tòi nội dung và tích cực nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đồng thời cũng phải nâng cao khả năng QL cũng như cách thức tổ chức và các kỹ năng liên quan đến các HĐTN.

Nhiệt tình tìm tòi và sáng tạo và vận dụng những biện pháp mới trong quá trình QL các HĐTN

GV phải là người có vốn kinh nghiệm, am hiểu cuộc sống để thực sự là người cố vấn, hướng dẫn và giúp đỡ SV tự học và tự nghiên cứu, trau dồi kiến thức đạt được kết quả tốt nhất.

Là người biết cách tổ chức các HĐTN sao có hiệu quả nhất.

2.4. Đối với sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc

SV cần nhận thức rõ về vai trò cuả HĐTN từ đó có động cơ tích cực tham gia nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết cho bản thân.

Biết cách sắp xếp và QL thời gian để có thể tham gia các HĐTN hiệu quả nhất.

Có ý thức hợp tác, giúp đỡ các SV khác trong quá trình tham gia các HĐTN, hình thành thói quen làm việc hợp tác, làm việc nhóm một cách khoa học và hiệu quả.

Có tinh thần học hỏi, cầu thị và mong muốn nâng cao, phát triển năng lực, vốn kiến thức cho bản thân và khám phá kiến thức mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Đình Bảo (2014) “Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, Tạp chí Giáo dục, số341, tr.19-20

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007) Quy chếhọc sinh. sinh viên các trường đại học - cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 13/08/2007.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013) Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lí giáo dục trong thời kì đổi mới, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016) Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo hệ chính quy ban hành theo thông tư số

10/2016/TT-BGDĐT, ngày 05/04/2016.

5. Bộ khoa học – kỹ thuật và giáo dục Hàn Quốc (2009) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008) Lý luận đại cương về quản lý, Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Vũ Dũng. Nguyễn Thị Mai Lan (2013), giáo trình Tâm lý học Quản lý, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013) Nghị quyết Hôi nghị Trung Ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn, diện giáo dục và đào tạo

9. Elena Poloskova. Kinh nghiệm cải cách hệ thống giáo dục của Singapore: nên “dạy ít hơn. học nhiều hơn”, tài liệu dịch TN2012-3, tài liệu phục vụ nghiên cứu lưu hành nội bộ, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội

10. Harold Koontz (1992), Những vấn đềcốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

11. Lê Thị Thu Hà (2019) "Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức", tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kỳ 2 tháng 5/2019, tr.158-164

12. Đặng Vũ Hoạt (1996) Hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ở trường THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Đặng Vũ Hoạt. Hà Nhật Thăng (1998) Tổchức hoạt động giáo dục,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Hoàng Trung Học (2018) Mối quan hệ giữa mức độ kỳ vọng của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục về chương trình đào tạo với hứng thú học tập và mức độ ổn định trọng định hướng nghề, Nxb Hội tâm lý học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

15. Nguyễn Thúy Hồng, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Văn Hiền, Trần Văn Tính, Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hồng Đào (2015) Tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, Bộ giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thu Huế (2014) Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường phổ thông cơ sở thị trấn Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Khoa học Xã hội

17. Nguyễn Thị Thu Hường (2014) "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động rèn luyện ngoài giờ học", Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 40, tr.11-13

18. K.Glei. Jocelyn (2014) Đừng để nước đến chân mới nhảy những bí kíp sáng tạo trong quản lý kế hóạch hàng ngày, Nxb Lao động xã hội,Hà Nội. 19. Khoa tiếng Hàn Quốc (2017) 15 năm sựhình thành và phát triển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và nhóm tác giả (2015), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998) Giáo dục học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Phạm Thành Nghị (2013) Giáo trình Quản lý chất lượng giáo dục, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Phạm Thành Nghị (2012), Giáo trình tâm lý học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. P. G. Gruđinxki, P. A. Yonkin, M. G. Trilikin; Hải Long (1979),

25. Trình Ân Phú (2007) Kinh tếchính trị học hiện đại, Nxb ĐH kinh tế Quốc dân, Hà Nội

26. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luậtgiáo dục

27. Huỳnh Văn Sơn (2016) "Thực nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tập tốt nghiệp của sinh viên Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Tâm lý học, số3

28. Đinh Thị Kim Thoa và các tác giả (2009) Tâm lý học đại cương, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.

29. Nguyễn Hồng Thuận (2014) "Giáo dục hệ giá trị sống trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông ", Tạp chí Giáo dục và xãhội, số 44. 30. Hoàng Gia Trang (2015) "Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở Cộng hoà Pháp", tạp chí Giáo dục và xã hội, số50

31. Trường Đại học Hà Nội (2009) Trường Đại học Hà Nội 50 năm xây dựng và phát triển 1959 – 2009, Xưởng in trường Đại học Hà Nội.

32. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2007) K yếu hội thảo "Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường phổ thông".

TÀI LIỆU TRÊN INTERNET

33. Bách khoa toàn thư mở, https://vi.wikipedia.org

34. Bộ ngoại giao Việt Nam, thông tin cơ bản về Hàn Quốc và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, http://www.mofahcm.gov.vn.

35. Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc phấn đấu đạt 100 tỷ USD vào năm 2020 <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2018- 12-07/thuong-mai-viet-nam-han-quoc-phan-dau-dat-100-ty-usd-vao- nam-2020-65199.aspx>, (07/12/2018)

36. Trung tâm quốc gia về các thống kê giáo dục Hoa Kỳ (1995).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng hàn quốc, trường đại học hà nội (Trang 92 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)