cho sinh viên tại khoa tiếng Hàn Quốc
2.7.1. Ưu điểm
- Khoa tiếng HQ là khoa được Ban giám hiệu và các Phòng ban chức năng đánh giá là đơn vị luôn chủ động tạo ra nhiều hình thức HĐTN cho SV và luôn cố
gắng duy trì các HĐ này thường xuyên. Để có được điều này là nhờ BCN khoa và tập thể GV luôn nhận thức được rằng SV đã chọn theo học tiếng HQ là chấp nhận có những vất vả, khó khăn hơn các ngôn ngữ khác do thời gian làm quen, tìm hiểu và được ĐT của các em ít hơn. Hơn nữa, số lượng SV hàng năm của khoa đi học trao đổi, chuyển tiếp tại các trường bên HQ khá nhiều nên ngoài việc trang bị các kiến thức về tiếng thì SV cũng cần phải có môi trường để rèn luyện thêm về kỹ năng tiếng cũng như các kỹ năng mềm khác. Mặc dù với lực lượng cán bộ GV trong khoa hiện nay là tương đối mỏng nếu không nói là ít nhưng khoa vẫn cố gắng duy trì các HĐTN với mục đích giúp SV có nhiều cơ hội để trau dồi nâng cao năng lực bằng ngôn ngữ mình đang theo học bằng nhiều hình thức khác nhau và tuỳ vào năng lực của mỗi SV.
- Là một khoa có đội ngũ GV có tuổi đời, tuổi nghề trẻ và rất nhiệt huyết với nghề, thêm vào đó là lực lượng GV đều được ĐT đúng chuyên ngành ngôn
ngữ HQ nên luôn tự trau dồi và cập nhật các phương pháp, tài liệu mới. Hầu hết cán bộ GV đều nhận thấy rằng HĐTN giúp cho SV có thêm môi trường thực hành kiến thức đã học giúp SV mở rộng, củng cố kiến thức, phát huy được năng lực sở trường, là động lực học tập ngoài ra còn trang bị thêm kỹ năng mềm. - Bên cạnh sự ủng hộ từ phía nhà trường, khoa còn nhận được sự giúp đỡ
rất nhiều từ các cơ quan của HQ tại VN như Đại sứ quán HQ tại HN, văn phòng Korea Foundation, Trung tâm văn hoá HQ… và các tập đoàn. doanh nghiệp của
HQ khu vực phía Bắc như Samsung, LG, Hyundai…
- Khoa luôn coi trọng công tác truyền thông cho SV về các HĐ ngoại khóa qua website của khoa cũng như trang mạng xã hội của khoa và trên bảng tin thông báo tại khoa để SV nắm được kế hoạch các HĐ. Qua KS thì phần lớn các em nắm được thông tin các HĐ thông qua ba kênh thông tin trên. Ngoài ra còn thông qua thầy cô và cán bộ lớp và bạn bè.
- So với các khoa khác, khoa tiếng HQ có cơ sở hạ tầng tốt hơn. Hiện nay, khoa đang được sử dụng các không gian: 01 thư viện riêng, 01 phòng không gian văn hoá HQ; 01 trung tâm HQ; 01 phòng học trực tuyến được trang bị đầy đủ trang thiết bị như máy chiếu, ti vi, máy tính nối mạng và hàng trăm đầu sách phục vụ cho nhu cầu học tập và các hoạt động khác của SV trong khoa.
2.7.2. Nhược điểm
- Bên cạnh những SV nhiệt tình, năng nổ trong các HĐ thì vẫn còn nhiều SV không coi trọng việc tham gia vào các HĐTN. Theo KS SV tại khoa thì chỉ có 15% SV tham gia tất cả các HĐ của khoa và có tới 83.2% SV được hỏi đã tham gia hơn một HĐTN và có 1.8% SV chỉ tham gia có một HĐ. Chỉ có 47.5% cho rằng tất cả các HĐ khoa tổ chức là HĐTN. Chỉ có các HĐ Tuần lễ văn hoá, Ngày hội chữ Hàn và hoạt động du lịch ngoại khoá toàn khoa (MT) mà khoa đang tổ chức là có trên 50% SV cho rằng đây là HĐTN. Điều này cho thấy SV chỉ quan tâm nhiều đến những HĐ như văn hóa văn nghệ còn những HĐ như nghiên cứu khoa học. nói chuyện chuyên đề thì nhiều SV lại tham gia một cách miễn cưỡng, khiến khoa phải dùng các hình thức bắt buộc SV tham gia như điểm danh để chấm điểm rèn luyện cuối kỳ hay như HĐ thực tập thì phải lấy điểm bài thu hoạch.
Biểu đồ 2.6. Kết quả KS số lượng HĐTN SV đã tham gia
15.0% 10%.8%
Không hoạt động nào một hoạt động
Hơn một hoạt động
Tất cả 83.2%
Số lượng hoạt động trải nghiệm sinh viên đã tham gia
( Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Biểu đồ 2.7. Kết quả KS về tần suất SV tham gia HĐTN
45.0% 43.1% 40.0% 36.2% 35.0% 30.0% 25.0% 20.0% 16.4% 15.0% 10.0% 4.3% 5.0% 0.0%
Hiếm khi Thi thoảng Thường xuyên Luôn luôn
Biểu đồ 2.8. Kết quả KS về lý do SV không tham gia HĐTN 60.6% 70.0% 60.0% 50.0% 40.0% 23.2% 30.0% 15.2% 20.0% 10.0% 1.0% 0.0%
Không thu Không hứng Không bổ ích Khác
xếp được thời thú
gian
( Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Với kết quả của các bảng trên cho thấy trong tổng số 52.6 % SV khi được hỏi về tần suất tham gia các HĐ trả lời là hiếm khi hay thi thoảng mới tham gia. Và có tới 60.6% SV trả lời thì lý do là không thu xếp được thời gian, 23.2% cho rằng không thấy hứng thú với HĐTN.
Điều đó cho thấy nhiều HĐ hiện nay được tổ chức ở thời gian chưa thật hợp lý. Các nhà QL phải lưu tâm hơn đến vấn đề này.
- Bên cạnh đó còn có không gian tổ chức các HĐ đôi khi cũng không thực phù hợp. Các không gian, phòng hiện nay của khoa đang sử dụng có thể nói không thực phù hợp cho các HĐ này do không gian nhỏ hẹp và gần khu vực phòng học. Do vậy, nhiều HĐ của SV phải sinh hoạt ở dưới sảnh nhà C mà cũng không thực phù hợp vì sợ ảnh hưởng đến giờ học của các khoa khác.
- 100% GV của khoa đều nhận thức được tầm quan trọng của HĐTN đối với SV nhưng do thời gian dành cho các HĐ này bị hạn chế nên chưa thể quan tâm
được hết các HĐ mà chỉ cố gắng đảm nhận tốt HĐ được phân công.
- GV là những người được ĐT về chuyên môn rất tốt nhưng về kỹ năng tổ chức các HĐTN thì vẫn còn non yếu thường được triển khai chỉ dựa vào kinh
- Một số HĐ do GV HQ đảm nhận nên dễ bị xáo trộn khi GV kết thúc thời gian tình nguyện hay thỉnh giảng tại khoa.
- Chưa đưa ra được phương thức đánh giá chung cho các HĐ để thấy được những yếu điểm cần phải khắc phục.
2.7.3. Nguyên nhân
- Điều 5 trong Quy chế Học sinh. SV các trường ĐH, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ GD & ĐT ban hành có quy định rõ SV có nghĩa vụ: "...chủ động tích cực tự học, nghiên cứu sáng tạo..." điều này cho thấy việc tham gia vào các HĐ như viết bài nghiên cứu khoa học, tham dự các buổi nói chuyện chuyên đề, tham gia các CLB… là những HĐ tự học đều là nghĩa vụ SV phải tham gia. Tuy nhiên phần đông SV do không nắm rõ Quy chế Học sinh SV nên đa phần đều coi việc tham gia các HĐTN là tự nguyện, không phải nghĩa vụ nên và chỉ tham gia các HĐ có tính chất nhẹ nhàng, mang hình thức giải trí như văn hóa văn nghệ, thể thao, thăm quan. Các em cũng chưa nhận thức được việc tham gia các những hoạt động mang tính học thuật như nghiên cứu khoa học, nói chuyện chuyên đề là nghĩa vụ của SV và chỉ tham gia khi có yêu cầu từ phía khoa và nhà trường. Nhiều SV còn có tâm lý sợ nghiên cứu và nghĩ rằng nghiên cứu khoa học là phạm trù mang tính hàn lâm và chỉ dành cho SV giỏi và có mục đích nghiên cứu sau này.
- SV ngày nay rất năng động các em thường kiếm việc làm thêm ngoài giờ học chính nên khó có thời gian thể tham gia các HĐTN thường diễn ra sau giờ học. Ngoài ra khi thời đại công nghệ số đang thống trị thì chỉ cần ngồi nhà các em đã có thể biết cách tự giải trí bằng phim ảnh, trò chơi điện tử lên mạng xã hội để giao lưu, kết bạn nên nhu cầu tham gia các CLB và các hình thức HĐ khác giảm sức hấp dẫn.
- Hiện tại đa phần các CLB vẫn đang phải sinh hoạt trong phòng văn hoá khoa hay phòng thư viện khoa nên nhiều HĐ khó triển khai được như yêu cầu điều này làm hạn chế nội dung HĐ, hạn chế số lượng SV tham gia.
- Với lực lượng GV như hiện tại và số lượng giờ dạy của khoa rất lớn nên GV đang phải đảm nhận một khối lượng giờ dạy khá nhiều, bình quân 30 ~ 35 tiết/ tuần. Ngoài ra với nhiệm vụ nghiên cứu của GV đã tạo áp lực lớn với GV nên họ không quá tập trung năng lực vào các HĐ cho SV.
- Một số CLB do GV HQ phụ trách thì có ưu điểm là SV được nghe và tiếp xúc với tiếng bản ngữ chuẩn. Nhưng về mặt nội dung, mỗi buổi sinh hoạt được tổ chức theo một chủ đề do GV HQ chuẩn bị. Các chủ đề nhiều khi đơn giản, kém tính hấp dẫn. GV HQ công tác tại trường thường trong thời gian ngắn, khó hiểu được hết các SV để lựa chọn chủ đề phù hợp cho các em. Do vậy, nội dung HĐ các buổi thường đơn điệu, tẻ nhạt, sức hấp dẫn kém.
- Hình thức kiểm tra thì khi có, khi không, chưa thực hiện được. Tiêu chí đánh giá các HĐTN chưa được BCN khoa đưa ra nên để cán bô QL có thể rút kinh nghiệm, chỉnh sửa và đưa HĐTN đi đúng hướng và thực chất hơn thực sự rất khó.
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác QL cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến QL HĐTN của SV khoa tiếng HQ trường ĐHHN, chương hai của luận văn tác giả đã khái quát được đặc điểm đặc trưng của SV khoa tiếng HQ cũng như bộ máy QL HĐ của khoa. Tổ chức KS đánh giá thực trạng về HĐTN của SV khoa tiếng HQ, đánh giá khả năng nhận biết của SV về HĐTN. Tác giả cũng đã KS và đánh giá về nhận thức, mức độ thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến QL HĐTN tại khoa tiếng HQ, trường ĐHHN của SV, cán bộ GV và các nhà QL.
Kết quả KS cho thấy hầu hết cán bộ GV và SV đều nhận thấy sự cần thiết và quan trọng của HĐ này. Bên cạnh những nội dung đã thực hiện tốt, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác này. Ngoài ra, chương này còn đi sâu phân tích được các nội dung về QL các HĐTN do khoa triển khai như các HĐ nghiên cứu khoa học. HĐ các CLB, HĐ xã hội cộng đồng và các HĐ văn hóa, văn nghệ thể thao... từ đó làm rõ được vai trò QL của từng cấp lãnh đạo QL, các đơn vị chức năng, đánh giá được thực trạng QL các HĐ.
Tác giả đã đánh giá được ưu điểm và hạn chế trong công tác QL HĐTN cho SV đồng thời cũng chỉ ra được nguyên nhân của vấn đề đó.
Xuất phát từ thực trạng QL HĐTN tại khoa TH trường ĐHHN tác giả cho rằng cán bộ làm công tác QL sẽ phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp QL tích cực mang tính đồng bộ, khoa học có tính khả thi, hiệu quả để nâng cao chất lượng cho các hoạt động này.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO SINH VIÊN KHOA TIẾNG HÀN QUỐC,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tác đảm bảo tính mục đích
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích là BP đưa ra phải có đầy đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện. Đồng thời các BP đề ra phải phù hợp với mục đích và nội dung chương trình của việc QL HĐTN cho SV tại khoa tiếng HQ, trường ĐHHN giúp SV mở rộng, nâng cao được kiến thức. có động lực trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh đó còn tạo ra sự gắn bó, đoàn kết trong tập thể, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của các nhà tuyển dụng cũng như đáp ứng đựợc yêu cầu của quá trình GD & ĐT.
3.1.2. Nguyên tăc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
Đảm bảo tính khả thi tức là BP đưa ra khoa, nhà trường phải thực hiện được và phù hợp với đặc điểm của nhà trường như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực và cả năng lực, trình độ chuyên môn của GV. Nếu không chú ý đến các điều kiện này, các BP đưa ra sẽ thiếu tính thực tiễn, không áp dụng được hoặc hiệu quả không cao. Đồng thời các BP đưa ra phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, năng lực, hứng thú, sở trường, nhận thức của SV phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, giúp các em mở rộng được kiến thức. Muối đổi mới QL phải theo một quy trình chặt chẽ với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chính xác. Các BP QL phải được kiểm tra tính khách quan và có tính thực tế.
Các BP đề ra trong qua trình QL HĐTN tại khoa tiếng HQ phải đảm bảo khả năng giải quyết vấn đề của BP mà không phát sinh vấn đề mới. BP có hiệu quả không chỉ thể hiện ở việc đạt được chất lượng và hiệu quả trong HĐTN đó mà phải đạt cả chất lượng trong công tác giảng dạy và học tập. Giúp SV phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và thích ứng được với đòi hỏi của xã hội đồng thời cũng giúp nhà trường, khoa nâng cao chất lượng
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các BP xây dựng phải đáp ứng được những đặc điểm, yêu cầu và điều kiện thực tiễn của việc thực hiện việc QL HĐTN cho SV khoa tiếng HQ.
Phải đảm bảo phù hợp với. đối tượng sinh viên, điều kiện không gian, thời gian và nội dung của mỗi HĐTN.
Phải đảm bảo không bị trái với luật pháp hay phong tục tập quán của VN.
Đảm bảo đáp ứng được với những yêu cầu của xã hội hiện đại đối với SV ngành ngữ sau khi tốt nghiệp ra trường.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ
Các BP xây dựng phải có quan hệ biện chứng với nhau, liên kết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Các BP được xây dựng phải theo tuyến tính thời gian ĐT để vừa phát triển. mở rộng đảm bảo chất lượng của quá trình GD - ĐT. tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho SV phát huy hết khả năng của mình.
Các BP đề xuất phải đồng bộ từ QL HĐTN, mục tiêu của HĐ hướng tới và cả quy trình thực hiện đến việc kiểm tra đánh giá. Các BP đề ra có mối quan hệ mật thiết, tương tác và hỗ trợ với nhau.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, cân đối
Các BP đề xuất phải có tác động đến cả ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ QL, GV và SV nhằm tạo nên một sự thay đổi toàn diện, tích cực đối với HĐTN của SV khoa tiếng HQ. trường ĐHHN.