Xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng hàn quốc, trường đại học hà nội (Trang 83 - 92)

viên khoa tiếng Hàn Quốc, trường Đại học Hà Nội

3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và sinh viên trong khoa về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm

3.2.1.1. Mục đích tuyên truyền

Tuyên truyền để cả GV và SV thấy được vai trò quan trọng và tác dụng của HĐTN đối với SV. Việc này rất quan trọng khi tất cả các đối tượng đều nhận thức đúng, thì sẽ cho kết quả tốt. Cụ thể ở đây là các HĐTN mang

tính học thuật như nghiên cứu khoa học, các HĐ như CLB hay các HĐTN tình nguyện vì cộng đồng, HĐTN thực tế như thực tập...

3.2.1.2. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền tới toàn thể SV biêt và hiểu rõ về “Quy chế học sinh – SV” do Bộ GD và đào tạo ban hành để SV hiểu được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình là gì. Người QL cần nhấn mạnh điều 5 của quy chế để SV biết được rằng: ngoài việc tham gia các HĐTN mang tính giải trí, thể thao, thăm quan, dã ngoại, thì các HĐ nghiên cứu khoa học và HĐ tự học là những

HĐ SV phải có nghĩa vụ thực hiện. Và cũng chỉ rõ cho SV biết được ý nghĩa và tác dụng của các HĐ này để SV có cái nhìn gần gũi và mong muốn tìm hiểu. Nói rõ với SV nghiên cứu khoa học với SV chưa đòi hỏi tính học thuật cao mà chỉ cần các em quan tâm một vấn đề nhỏ trong học tập và thực sự muốn tìm hiểu sâu hơn thì nên tìm hiểu và bắt tay vào thực hiện nghiên cứu. GV được phân công hướng dẫn sẽ giúp SV triển khai đề tài sao cho phù hợp nhất với trình độ của SV. Mặc dù trong quy chế đây là nhiệm vụ bắt buộc nhưng trên nhất vẫn là bản thân SV tự nguyện tham gia thì mới hy vọng cho ra đời sản phẩm tâm huyết và tốt nhất.

- Nội dung và phương thức HĐ của từng HĐTN: Khi SV biết được những thông tin này SV sẽ biết năng lực và sở trường của mình phù hợp với loại HĐ nào để tự tin đăng ký tham gia và có thể sẽ gắn bó lâu dài. Nhiều trường hợp cũng adua đăng ký theo bạn nhưng khi tham gia mới thấy không phù hợp với khả năng và sở trường của mình sau rồi bỏ khiến cho một số CLB lúc đầu rất đông SV tham gia nhưng sau vắng dần.

- Lợi ích của việc tham gia các HĐ: Các HĐ này sẽ giúp cho SV phát triển kỹ năng nào đó, có thể là kỹ năng thực hành tiếng, cũng có thể là kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm...

Khi SV nhận ra được lợi ích của việc tham gia thì các em sẽ tích cực tham gia hơn. Khi SV tham gia nhận thấy có sự phát triển về năng lực cũng như kết quả học tập của SV tốt hơn thì đây chính là động lực để các SV khác muốn tham gia.

- Chỉ rõ cho SV thấy được các cơ hội mà SV có thể có được khi tham gia các hoạt động. Và những cơ hội này là cơ hội khó gặp được trong thời gian học tập ở ĐH. Điều này dẫn đến tâm lý SV muốn phấn đấu hơn nữa từ

đó càng thêm gắn bó với các HĐTN và học tập tại khoa. Đây cũng chính là mục tiêu trước tiên của bản thân SV là tập trung vào việc học và tham gia vào các HĐTN. Khi các em có kiến thức vững vàng thì cơ hội việc làm đúng với chuyên ngành và công việc tốt sẽ đến với các em. SV không nên vì muốn kiếm tiền sớm mà bỏ bê không tham gia HĐTN mà nhận những công việc làm thêm không phù hợp ảnh hưởng tới việc học và nâng cao chuyên môn cũng như các kỹ năng. SV phải tự biết cân đối thời gian để vừa học, vừa tham gia các HĐTN mà lại có thể tích luỹ được kinh nghiệm đi làm thực tế. - Nêu rõ những tác hại khi quá mải mê vào mạng xã hội và phụ thuộc vào công nghệ số. Nhiều em thích sống một cuộc sống ảo với những trò chơi, những mối quan hệ trên mạng xã hội hơn, dẫn đến nhiều hệ lụy trong cuộc sống thực. Nhiều em cảm thấy không tự tin khi giao tiếp với bạn bè ngoài đời mà chỉ cảm thấy tự tin khi giao tiếp trên mạng. Các em ấy sống khép mình, không cần giao lưu kết bạn ngoài đời thực vì tự tin đã có hàng trăm bạn trên mạng xã hội. Một bộ phận SV khác thì mải mê với những trò chơi trên mạng hơn cả việc học và tham gia các HĐ khác với bạn bè. Phải chỉ rõ cho SV thấy được tác hại của việc sống ảo, giúp SV cân bằng lại tinh thần bằng việc định hướng cho SV tham gia ít nhất một HĐ để SV thấy cảm giác được kết bạn với những con người thực và cùng nhau trải qua những điều có

ý nghĩa với các cung bậc cảm xúc khác nhau.

- Giúp SV có kỹ năng QL thời gian một cách hiệu quả để có thể tham gia các HĐTN cũng như đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm và tài chính.

3.2.1.3. Lực lượng tham gia tuyên truyền

- BCN khoa là người đề ra các HĐ và nắm vững chủ trương của ngành GD, của Nhà trường, của khoa.

- GV chủ nhiệm, cố vấn học tập là những người gần gũi với các em nhất nên cần nhận thức đầy đủ và tuyên truyền, khuyến khích, động viên các em

- Các thành viên trong tổ chức Đoàn thanh niên, Hội SV, Ban truyền thông, cán bộ lớp là SV nên việc tuyên truyền sẽ theo hình thức nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm thân mật và gần gũi giữa những người bạn đồng trang lứa với nhau.

3.2.1.4. Hình thức và thời gian tuyên truyền

- Tuyên truyền trực tiếp: cụ thể những nội dung trên trong những buổi gặp mặt tân SV, các buổi gặp mặt SV vào đầu các học kỳ, các buổi sinh hoạt lớp với GV chủ nhiệm, cố vấn học tập.

- Qua kênh thông tin chính thống của khoa như: website, facebook của khoa để giới thiệu, quảng bá kế hoạch các HĐTN sẽ diễn ra trong năm

học hay các bài viết về ích lợi của các HĐTN.

- Trước mỗi sự kiện, hoạt động sắp diễn ra cần phải thông báo cho SV biết rõ về nội dung, mục đích của các hoạt động này.

Để công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả cao thì cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của các phòng ban liên quan, của BCN khoa và toàn thể cán bộ GV. Công tác tổ chức phải đảm bảo tính thống nhất, tập thể phải thực sự đoàn kết nhất trí, đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch.

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên về phương pháp. cách thức tổ chức HĐTN

Ngoài yếu tố nhận thức của SV về vai trò của HĐTN, trình độ và năng lực tổ chức của GV thực hiện HĐTN cũng là vấn đề ảnh hưởng lớn đến kết quả của các HĐ.

Các GV đang QL các HĐ tại khoa đều là GV trẻ. Họ từng là những SV tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại khoa làm GV và đã từng được ĐT tại HQ nên trình độ tiếng Hàn của những GV này tốt.

Tuy nhiên tất cả các GV VN và chuyên gia người HQ đều chưa từng được tham gia tập huấn hay được ĐT về tổ chức các HĐTN cho SV nên năng lực tổ chức là tùy vào kinh nghiệm bản thân của mỗi người do vậy chất

lượng các HĐ chưa đồng đều. Vì vậy việc ĐT hay tập huấn cho GV về lĩnh vực này là việc làm cần thiết.

3.2.2.1. Mục đích bồi dưỡng

Nhằm xây dựng đội ngũ GV có kỹ năng tổ chức HĐTN, nắm chắc kiến thức về lý thuyết và có khả năng thực hành tốt để thu hút nhiều SV tham gia vào HĐ đang tổ chức. Khi các HĐ dần được chuyển giao cho SV tự quản thì những GV được ĐT này sẽ truyền lại kỹ năng, kinh nghiệm cho SV.

3.2.2.2. Nội dung bồi dưỡng

Cung cấp kỹ năng tổ chức và phương pháp tiến hành các HĐ. Kỹ năng tổ chức lưu ý một số nội dung sau:

+ Kỹ năng đưa ra nhiều phương án tổ chức và lựa chọn phương án tốt nhất.

Các phương án của HĐTN được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo thì khả năng tiếp thu của SV sẽ tăng lên. GV cần phải nghiên cứu và xem xét kỹ nên áp dụng phương án nào, và nhận biết phản ứng của SV để có sự điều chỉnh phù hợp. Khi kế hoạch người tổ chức đã đưa ra các phương án và khi thực hiện nên cố gắng làm theo những phương án đã đưa ra, tránh tình trạng thay đổi đột xuất không có lý do. Chỉ thay đổi khi phát sinh những tình huống mới và thấy các phương án đưa ra không còn phù hợp. Với những HĐ như CLB Nói giỏi tiếng Hàn, CLB dịch…thì GV cần để cho SV tự thực hành, cho đến khi SV thuần thục thì mới chuyển sang nội dung tiếp theo.

+ Kỹ năng áp dụng các nguyên tắc tổ chức và nội dung thu hút SV. Để thu hút SV tham gia và nâng cao chất lượng HĐ mỗi GV cần phải

nắm rõ các nguyên tắc tổ chức HĐTN. Cách truyền đạt của GV đòi hỏi phải mang tính chuyên nghiệp. Người tổ chức phải ý thức được hứng thú học tập của SV trong HĐTN là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của HĐ. Người GV cần phải lưu ý những nội dung:

Mức độ tập trung của SV trong quá trình tổ chức: Khi SV ít chú ý thì các em không thể nào tiếp thu được nhưng tập trung quá cao độ thì sẽ bị căng thẳng. GV cần lưu ý đến các yếu tố để có thể tăng hoặc giảm mức độ

tập trung của SV, đó là: Mức độ gần gũi. thời gian hiểu rõ vấn đề, nghệ thuật đặt câu hỏi. Khi thấy SV tích cực trong các HĐ thì GV sẽ ít can thiệp.

Sắc thái cảm xúc: cảm xúc của SV được đánh giá qua biểu hiện thích thú, thờ ơ hay chán nản ở mỗi tình huống cụ thể.

Sự hứng thú, ham mê: Yếu tố này không tự có mà sẽ được phát sinh trong quá trình tổ chức. Người tổ chức tạo sự hứng thú, ham mê cho SV, GV đưa ra những lời bình luận thu hút sự chú ý, gần gũi với giới trẻ, liên hệ nội dung của HĐ với thực tế, kết hợp với việc đưa ra hình ảnh, âm thanh sinh động, lôi cuốn. Tránh để SV có cảm giác HĐTN buồn tẻ, không có hứng thú mà chỉ là nhiệm vụ như một buổi học trên lớp.

Cảm giác thành công: Phải cho SV thấy và cảm nhận cảm giác thành công là như thế nào? Để làm được điều này GV cần phải hiểu SV và hiểu về HĐTN đó. Nếu một HĐ mà GV chỉ đưa ra những yêu cầu hay nội dung quá đơn giản so với trình độ của SV thì các em sẽ không thấy hứng thú học hỏi, tìm tòi. Còn nếu luôn cho SV những nội dung rất khó, đánh đố năng lực của SV thì sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi và chán nản. Còn nếu cho SV thử sức ở một vài nội dung khó hơn nhưng SV vẫn đủ khả năng chinh phục được thì sẽ cho SV có cảm giác chinh phục, được thử sức và nếu nỗ lực thì sẽ gặt hái được thành công. Và khi đạt được kết quả này sẽ giúp SV thấy tự tin hơn trong học tập và thể hiện bản thân mình.

Sự nhận biết kết quả: Sau mỗi HĐTNGV cho SV thấy rõ mình đãlàm được gì, làm tốt ở đâu và cần phải tránh điều gì và bổ sung những mặt nào yếu. Từ đó SV nhận ra những kiến thức, kỹ năng cần bổ sung là gì. GV cần phải lưu ý tới các ý kiến phản hồi và đưa ra nhận xét kịp thời, chính xác giúp SV có các bước đi đúng đắn.

Động lực chủ quan và khách quan: Động lực chủ quan là chính bản thân SV khi các em cảm thấy hài lòng với kết quả ban đầu của mình. Động lực khách quan là khi SV tham gia thấy hứng thú do tích lũy được kiến thức cũng như kỹ năng. Động lực khách quan chuyển thành động lực chủ quan

khi bản thân SV thực sự cảm thấy thích thú và hài lòng với HĐTN mà các em đang tham gia. Điều này sẽ khiến từ chỗ miễn cưỡng tham gia sẽ chuyển thành tự nguyện, hào hứng tham gia.

Các yếu tố này tác động qua lại với nhau vì vậy người GV khi tổ chức các HĐTN cần phải biết kết hợp hài hoà, thuần thục trong mỗi buổi.

Một đề xuất mới cho nội dung HĐ của CLB Nói giỏi tiếng Hàn để SV được tham gia và là trung tâm của các HĐ. GV phụ trách đưa ra chủ đề của mỗi buổi sinh hoạt. Tổ chức trò chơi liên quan đến chủ đề để SV chọn nhóm. Nhóm chia sẽ là nhóm nhỏ khoảng 3 – 4 SV để đảm bảo tần suất HĐ cá nhân trong nhóm. Mô hình được chia thành các giai đoạn HĐ khác nhau:

Giai đoạn 1: Nhóm có thể xây dựng một hội thoại. một vở kịch liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt. Trường hợp SV không nghĩ ra thì GV có thể gợi ý một vở kịch để cho SV thực hành. SV có thể phân vai. dựa trên cốt truyện có sẵn sáng tạo lời thoại và kết thúc câu chuyện. Giai đoạn này giúp SV có thể tự tin áp dụng các cấu trúc và vốn từ vựng đã được học trên lớp kết hợp với các kỹ năng và thế mạnh của từng người

Giai đoạn 2: Tổ chức cho các nhóm trình bày hoặc diễn xuất các ý tưởng của nhóm. Thường thì giai đoạn này sẽ được tổ chức trong nhiều buổi. Mỗi buổi cho 2 hoặc 3 nhóm trình bày.

Giai đoạn 3: Các nhóm không trình bày sẽ ngồi xem nhóm trình bày nội dung của nhóm đó, cho ý kiến đóng góp, bình luận và hỏi phản biện. Những nội dung phản biện và đóng góp liên quan đến kỹ năng tiếng: phát âm thế nào? lời thoại có đúng ngữ pháp không? Diễn xuất cần thay đổi thế nào cho phù hợp…

+ Từ đó phát hiện nhân tố nổi trội về năng lực, giới thiệu tác phẩm vào các sự kiện văn hoá do khoa tổ chức hay các cuộc thi Nói giỏi tiếng Hàn

do các cơ quan bên ngoài trường tổ chức.

- Phát hiện SV giỏi về năng lực chuyên môn, xuất săc về năng lực tổ chức trong CLB từ đó thành lập một ban điều hành các CLB là SV. Cần phải

có sự kết hợp SV giữa các khóa để đảm bảo tính kế thừa. Cần phát huy vai trò chủ động chọn chủ đề hoạt động, công tác hậu cần.. của SV với chức năng ban điều hành CLB trong việc tổ chức các HĐ còn GV chỉ làm vai trò định hướng và cố vấn.

3.2.2.3. Hình thức tiến hành bồi dưỡng

- Có thể tổ chức ở quy mô khoa, quy mô trường như việc kết hợp với các khoa khác trong trường hay kết hợp với khoa tiếng HQ ở các trường khác… để tổ chức vì HĐTN đều rất cần thiết trong chương trình ĐT của các khoa. Trao đổi giữa các GV của các trường khác nhau, các khoa khác nhau sẽ cho lựa chọn nhiều phương pháp và cách thức tổ chức hiệu quả nhất

- Tổ chức tọa đàm, mời chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực tổ chức và QL HĐTN tới nói chuyện, trao đổi hoặc là hướng dẫn GV thực hành và luyện tập một số kỹ năng tổ chức HĐTN.

- BCN khoa đề xuất với nhà trường về nhu cầu ĐT của GV trong lĩnh vực này để nhà trường cung cấp các thông tin cần thiết và tạo điều kiện khi GV có nhu cầu tham gia các khóa bồi dưỡng ngoài trường.

Điều kiện để tiến hành bồi dưỡng đạt hiệu quả nhà trường, khoa cần xác định việc bồi dưỡng kiến thức về tổ chức các HĐTN cho SV là một nhiệm vụ quan trọng từ đó có chỉ đạo cụ thể đối với khoa, với GV. GV phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng hàn quốc, trường đại học hà nội (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)